Hòa Bình: Mở rộng đơn nguyên thận sẽ hoàn thành trong tháng 6
UBND tỉnh Hòa Bình đã quyết định cấp 5,5 tỷ đồng để mua và lắp đặt 12 máy chạy thận nhân tạo, hệ thống nước RO, hệ thống rửa và bảo quản quả lọc, máy phát điện tại BVĐK TP. Hòa Bình. Việc này nhằm mở rộng đơn nguyên thận nhân tạo.
Trước đó, Bộ Y tế đã hỗ trợ cho Hòa Bình 10 máy chạy thận nhân tạo. Như vậy, BVĐK TP. Hòa Bình sẽ có 22 máy chạy thận nhân tạo để điều trị cho 126 bệnh nhân, nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và gia đình.
Khoa Thận của BVĐK tỉnh Hòa Bình vẫn bị niêm phong phục vụ công tác điều tra.
Trong quá trình thực hiện, ngành y tế tỉnh Hòa Bình cũng cần phối hợp với các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai tư vấn chuyên môn để sớm xây dựng, thẩm định việc mở rộng Đơn nguyên thận nhân tạo tại BVĐK TP. Hòa Bình. Dự kiến việc mở rộng đơn nguyên thận nhân tạo của BVĐK TP. Hòa Bình sẽ hoàn thành trong tháng 6 này.
Theo ông Trần Quang Khánh, hiện tại Khoa Thận của BVĐK tỉnh Hòa Bình đang bị niêm phong phục vụ công tác điều tra. Nếu cơ quan CSĐT gỡ bỏ niêm phong thì trong 10 ngày có thể khôi phục lại khoa Thận nhân tạo. Tuy nhiên, điều này là khó khả thi, nên cơ quan chức năng tính tới các phương án khác.
Video đang HOT
Người chạy thận Hòa Bình mong mỏi được chữa trị tại quê nhà.
Trước đó, Dân Việt đã thông tin, trong khi chạy thận theo chu trình tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, 18 bệnh nhân đã có biểu hiện sốc phản vệ. Dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng 8 bệnh nhân đã tử vong. Số bệnh nhân còn lại được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Hiện tại, sức khoẻ các bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện vào ngày 8.6.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ Y tế đã cử các chuyên gia lên Hòa Bình hỗ trợ công tác cấp cứu. Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã khởi tố vụ án để điều tra, xác định nguyên nhân vụ việc. Hội đồng chuyên môn đã họp để tìm nguyên nhân xảy ra vụ tai biến khi chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Đơn nguyên thận của BVĐK TP. Hòa Bình sẽ được mở rộng và hoàn thành trong tháng 6 này.
Hội đồng chuyên môn cho rằng các bệnh nhân bị Hội chứng ngộ độc cấp qua đường máu do cùng một nguyên nhân gây ra với các biểu hiện tổn thương đa cơ quan (hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, máu…). Tuy nhiên, đến thời điểm này, Hội đồng chuyên môn chưa đủ căn cứ, cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận khẳng định chắc chắn nguyên nhân của sự cố trên (do chưa có kết quả xét nghiệm, phân tích nguồn nước RO và kết quả khám nghiệm tử thi…).
Liên quan đến vụ việc trên, Sở Y tế Hòa Bình đã tạm đình chỉ 3 cán bộ, bác sĩ liên quan đến vụ tai biến khi chạy thận làm 8 người chết. Trong đó có ông Trương Quý Dương, Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Theo Danviet
Vụ tử vong khi chạy thận: "Truy" nguồn máy chạy thận nhân tạo
Số máy chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình được đơn vị này ký hợp đồng thuê máy với Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn.
Trước khi xảy ra vụ 18 người nghi bị sốc phản vệ khi chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình (BVĐK Hòa Bình) khiến 7 người tử vong, gây bàng hoàng dư luận, từ năm 2014, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình từng có Kết luận thanh tra "điểm" sai phạm của Giám đốc bệnh viện này và việc liên doanh, liên kết trang thiết bị y tế tại đây.
BVĐK tỉnh Hòa Bình, nơi vừa xảy ra vụ nghi sốc phản vệ khi chạy thận.
Cụ thể, theo Kết luận số 184 ngày 6/3/2014 và Kết luận số 825 ngày 1/7/2014 của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, BVĐK Hòa Bình đã thuê máy, trang thiết bị y tế của các doanh nghiệp, trả chi phí cho doanh nghiệp bằng việc mua các hóa chất, vật tư tiêu hao, chất chuẩn đi theo máy do chính các doanh nghiệp này cung cấp.
BVĐK Hòa Bình đã ký hợp đồng thuê 2 máy xét nghiệm sinh hóa tự động của Công ty B.M., 1 máy xét nghiệm miễn dịch tự động của Công ty thiết bị M.T., 1 máy xét nghiệm nước tiểu 11 thông số của Công ty thiết bị y tế T.P., 1 máy xét nghiệm huyết học tự động của Công ty thiết bị y tế P.Đ. và 8 máy chạy thận nhân tạo của Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn.
Để trang trải các khoản phí thuê máy móc, trang thiết bị, BVĐK Hòa Bình đã trả phí cho các công ty trên bằng việc mua các hóa chất, vật tư tiêu hao, chất chuẩn đi theo máy do các công ty này cung cấp.
"Đường đi" của 8 máy chạy thận nhân tạo tại BVĐK Hòa Bình cũng được Sở Y tế tỉnh Hòa Bình nêu rõ trong Kết luận thanh tra. Theo đó, cuối năm 2009, sau khi thống nhất, BVĐK Hòa Bình đã ký hợp đồng thuê máy với Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn (trụ sở tại khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), số lượng 5 máy. Số máy này được đặt tại Đơn nguyên Thận nhân tạo - Khoa ICU, phục vụ nhu cầu hoạt động của bệnh viện.
Tiếp đó, tháng 9/2011, BVĐK Hòa Bình tiếp tục ký hợp đồng thuê 3 máy chạy thận nhân tạo với Công ty Thiên Sơn.
BVĐK Hòa Bình mua vật tư, hóa chất và trả tiền thuê máy cho Công ty Thiên Sơn là 7,7 USD/ ca chạy thận nhân tạo.
Trong 2 năm 2010 và 2011, BVĐK Hòa Bình đã thực hiện 7.036 ca chạy thận nhân tạo bằng máy thuê của Công ty Thiên Sơn; năm 2012 là 6.518 ca và năm 2013 là 8.388 ca.
Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thuê máy và trả chi phí cho doanh nghiệp bằng việc mua hóa chất, vật tư tiêu hao, chất chuẩn đi theo máy do chính doanh nghiệp đó cung cấp là chưa đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế.
Từ đó, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình kiến nghị Giám đốc BVĐK Hòa Bình Trần Quý Dương "rút kinh nghiệm" trong việc triển khai liên doanh, liên kết với doanh nghiệp. Việc mua hóa chất, vật tư y tế tiêu hao, chất chuẩn đi theo máy phải được đấu thầu (năm 2012 BVĐK Hòa Bình không tiến hành đấu thầu). Đồng thời, việc đấu thầu phải được xây dựng đề án, báo cáo Sở Y tế theo đúng quy định tại Thông tư 15/2007/TT-BYT (BVĐK Hòa Bình đã xây dựng đề án nhưng chưa báo cáo Sở Y tế).
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vụ 8 người chạy thận tử vong: Triệu tập Giám đốc công ty sửa hệ thống lọc nước Chiều ngày 8/6, cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình đã triệu tập Giám đốc một Công ty có trụ sở tại Bắc Ninh là đơn vị trực tiếp thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện (BV) đa khoa Hòa Bình. Một bệnh nhân đã không qua...