Hòa Bình: Hội “rót” vốn, dân trồng vườn cam lòng vàng trĩu quả
Những năm qua, Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã giúp hàng trăm lượt hội viên nông dân vay vốn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống cho các hộ nông dân vươn lên làm giàu tại các cơ sở.
Chúng tôi đến thăm mô hình vườn cam Lòng Vàng được gây dựng từ nguồn vốn vay Quỹ HTND của bà Vũ Thị Hòa, khu 6 (thị trấn Cao Phong, huyện Cao phong). Bà Vũ Thị Hòa chia sẻ: Tôi vay 30 triệu đồng từ Quỹ HTND đầu tư vào trồng 300 gốc cam Lòng Vàng trên diện tích hơn 4.000m2. Dù nguồn vốn không lớn, nhưng quỹ đã giúp gia đình tôi có điều kiện phát triển kinh tế nâng cao mức thu nhập.
Khi đến mùa thu hoạch cam, các thương lái ở ngoài thành phố Hòa Bình và các tỉnh lân cận đều đến tận vườn thu mua, vì vậy giá cam lúc nào cũng ổn định. Sau vài năm có lãi từ vườn cam Lòng Vàng, tôi cũng mạnh dạn trồng thêm 150 gốc cam Canh trên đất đồi để tăng nguồn thu nhập. Đến nay vườn cam Canh bắt đầu cho quả bói, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Thành quả sau khi được vay Quỹ hỗ trợ nông dân 30 triệu đồng phát triển kinh tế của gia đình bà Hòa.
Thời gian qua, Ban thường vụ Hội Nông dân huyện Cao Phong đã lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra, giám sát nguồn vốn Qũy HTND và chương trình cho vay theo hình thức ủy thác, tín chấp của các ngân hàng. Định hướng, chỉ đạo thành lập các tổ, nhóm nông dân, lựa chọn đầu tư những mô hình bảo đảm an toàn vốn cho vay theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và có khả năng nhân rộng mô hình.
Nhờ cách chăm sóc tốt, vườn cam của bà Hòa năm nào cũng cho sai quả.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Đức Biên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong, cho biết: “Qũy Hỗ trợ từ Trung ương cho vay 300 triệu đồng, chúng tôi đã lập kế hoạch triển khai cho 10 hội viên trên thị trấn Cao Phong vay vốn phát triển kinh tế. Sau 1 thời gian thực hiện có hiệu quả nguồn vốn cho vay, chúng tôi thấy nhiều hội viên sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và bước đầu đã cho thu nhập khá cao. Điển hình như gia đình bà Vũ Thị Hòa, vay 30 triệu đồng làm vốn mua giống cam về trồng, sau 1 thời gian ngắn bà Hòa đã xây được nhà cao cửa rộng và tích lũy được vốn liếng đầu tư thêm mô hình kinh tế khác”.
Video đang HOT
Bà Hòa đang bật hệ thống nước tưới tiêu cho vườn cam.
Để có được kết quả trên, Hội Nông dân huyện và các cấp cơ sở Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động xã hội hóa, tranh thủ tối đa nguồn vốn vận động từ tổ chức, cá nhân. Đồng thời, tăng cường kêu gọi can bô, hôi viên nông dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng Quỹ. Qua đó tạo điều kiện giúp nhiều hội viên thêm điều kiện nâng cao mức sống và vươn lên làm giàu.
Bà Hòa dẫn đoàn công tác của huyện Cao Phong tham quan vườn cam.
Theo bà Vũ Thị Hòa: “Nhờ có nguồn vốn Qũy Hỗ trợ nông dân mà cuộc sống của gia đình tôi đã đổi thay, không còn vất vả như trước kia nữa. Sau khi tôi vay vốn, Hội Nông dân huyện còn tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trong trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy mà tôi đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Mỗi năm vườn cam của gia đình tôi cho thu lãi 240 triệu đồng, cuộc sống của gia đình đã có của ăn của để, con cái đều được học hành đến nơi đến chốn”.
Theo Danviet
Dân Cao Phong hốt bạc tỷ từ giống cam lòng vàng
Đến thăm vườn cam lòng vàng của gia đình bà Đặng Thị Thu, Khu 2 (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) nhiều người không khỏi choáng ngợp trước hình ảnh 1.500 gốc cam sai trĩu quả rủ xuống đất.
Vườn cam lòng vàng của bà Thu rộng hơn 2,2 ha, sau khi trừ chi phí mỗi năm bà lãi gần 2 tỷ đồng.
Nói về cơ duyên đến với nghề trồng cam lòng vàng, bà Đặng Thị Thu, tâm sự: "Trước đây tôi trồng ngô, nuôi gia súc, gia cầm, do giá cả lên xuống thất thường nên hầu như toàn thua lỗ. Tình cờ tôi xem ti vi thấy bà con ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) trồng cam lòng vàng cho năng xuất và thu nhập cao. Sau đó, tôi xuống tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm trồng cam từ các nhà vườn lớn ở dưới Hưng Yên.Trở về tôi cải tạo lại 2,2ha đất nương để trồng cam phát triển kinh tế gia đình...".
Nhờ cách chăm sóc tốt, vườn cam lòng vàng của gia đình bà Thu sai trĩu quả.
"Tôi mua 1.500 cây giống lòng vàng mang về trồng tại nương rẫy. Để có đủ lượng nước tưới cho vườn cây, tôi đầu tư vốn mua máy bơm lắp đặt hệ thống ống dẫn nước từ suối Bưng về tưới tiêu cho toàn bộ vườn cam.Việc lắp đặt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vườn cam sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tôi trồng khoảng 3 năm thì cho quả bói, lúc đó thu nhập hầu như không đáng kể. Bước sang năm thứ 4, thu nhập kinh tế của gia đình tôi cao hẳn lên so với ngô, sắn và chăn nuôi gia súc, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình đã có của ăn của để"- bà Đặng Thị Thu chia sẻ.
Ông Bùi Đức Biên, Chủ tịch Hội nông dân huyện Cao Phong (từ trái sang) đang trao đổi kỹ thuật chăm sóc cam với bà Thu tại vườn.
Từ khi trồng cam lòng vàng đến nay, bà Thu không ngừng học hỏi nâng cao kỹ thuật trồng cam, quy trình chăm sóc vườn cam tại các lớp tập huấn của Hội Nông dân Huyện Cao Phong (Hòa Bình). Không những thế, bà Thu còn tìm hiểu qua mạng internet, sách, báo để tìm ra cách chăm bón cho cây cam lòng vàng phát triển và sai quả nhất.
Bà Thu vui mừng, khi năm nay vườn cam lòng vàng cho năng suất và sản lượng cao.
Bà Thu chia sẻ kinh nghiệm trồng cam lòng vàng: "Tôi chủ yếu dùng phân bón hữu cơ kết hợp với phân chuồng,; tôi ngâm ngô trong bể gần 6 tháng, sau đó lấy nước bón cho cây cam tại vườn. Thời điểm cam ra hoa, tôi tiến hành phun thuốc sinh học để cây không bị sâu bệnh và tỷ lệ đậu quả cao hơn. Nhờ cách chăm sóc bài bản như vậy, mà vườn cam của gia đình tôi luôn sinh trưởng tốt, ít dịch bệnh, cho quả xum xuê quanh năm...".
Sau 1 vụ thu hoạch quả, bà Thu cắt tỉa cành khô đi, để lại những cành cam lòng vàng khỏe mạnh để năm tiếp theo cây cho quả và tiếp tục bón phân hữu cơ và 1 lượng phân NPK, tạo điều kiện cho cây bù đắp lại chất dinh dưỡng sau một thời gian nuôi quả.
Hiện nay vườn cam lòng vàng của bà Thu có 1.500 gốc đã cho thu hoạch.
Hàng năm, cứ đến vụ thu hoạch cam lòng vàng, các thương lái trong tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Nam... đều đến tận vườn cam gia đình bà Thu thu mua, nên đầu ra cho sản phẩm luôn ổn định và bán được với giá cao. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình bà Thu có lãi gần 2 tỷ đồng từ việc bán cam lòng vàng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Thu còn tạo công ăn việc làm cho 2 người dân địa phương với mức lương 5 triệu đồng/ tháng. Bên cạnh đó, bà còn nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế nông nghiệp, làm giàu, giảm nghèo ở địa phương.
Khu trồng cam lòng vàng của bà Thu rộng 2,2 ha tại khu 2, (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình).
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Đức Biên, Chủ tịch Hội Nông dân Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cho biết: Là một huyện miền núi nhưng Cao Phong lại là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình. Đóng góp cho thành quả này không thể không nhắc đến việc phát triển thành công cây cam đặc sản. Cam Cao Phong không chỉ thơm ngon mà còn thay đổi diện mạo của một huyện vùng cao.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Thu còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội của địa phương phát động.
Với khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, phù hợp sự sinh trưởng và phát triển nên cam, quýt ở huyện Cao Phong nổi tiếng thơm ngon, mọng nước, vị ngọt, quả màu vàng óng. Những năm gần đây, người dân Cao Phong áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, vì vậy sản lượng cam lòng vàng ngày càng cao, chất lượng đảm bảo. Cam đã trở thành giống cây làm giàu của đồng bào các dân tộc nơi đây.
"Gia đình bà Đặng Thị Thu là 1 tấm gương tiêu biểu ở thị trấn Cao Phong, có nguồn thu nhập cao từ cam lòng vàng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở lớp tập huấn hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, để tăng cao sản lượng cam, giúp bà con phát triển kinh tế...", ông Biên khẳng định.
Theo Danviet
Khá giả nhờ vay Quỹ Hội nuôi trâu vỗ béo Nhiều hội viên, nông dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã có việc làm ổn định và cuộc sống khá giả nhờ vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để nuôi trâu thương phẩm phát triển kinh tế. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho các hội viên, vươn lên làm giàu chính đáng ở cơ sở. Nhiều...