Hoà Bình: Đã mắt ngắm cam đủ sắc màu tại lễ hội cam Cao Phong lần 3
Người trồng cam ở đất Cao Phong, tỉnh Hòa Bình mang thứ cam hảo hạng nhất về Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3. Cũng trong dịp này, hàng trăm hộ dân được nhận chứng chỉ Vietgap.
Ngày 18.11, UBND huyện Cao Phong đã long trọng tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3. Lễ hội thu hút 120 gian hàng của các các hộ dân của huyện Cao Phong. Cây cam đã mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho người dân nơi đây.
Hiện toàn huyện Cao Phong có 2800 ha cam, sản lượng 3,3 vạn tấn, với nhiều giống cam nổi tiếng như lòng vàng, V2 và xã Đoài. Huyện Cao Phong được coi là địa phương có nhiều tỷ phú nhất đất Tây Bắc. Mỗi ha cam mang lại cả tỷ đồng cho người dân.
120 gian hàng bày bán cam được trồng tại huyện Cao Phong.
Lễ hội cam là cơ hội để người dân Cao Phong quảng bá sản phẩm của mình.
Video đang HOT
Khách thập phương thưởng cam tại Lễ hội.
Hàng trăm hộ dân được trao chứng nhận Vietgap.
Cam Vietgap được dán tem chứng minh xuất xứ nguồn gốc.
Theo Danviet
Ngoài cam Cao Phong, Hòa Bình sắp có thêm thương hiệu cam Lạc Thủy
Ngoài thương hiệu cam Cao Phong đã và đang được xây dựng, cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình đang triển khai các bước nâng tầm sản phẩm cam của huyện Lạc Thủy. Được biết cam trồng trên đất Lạc Thủy ăn cũng rất thơm ngon.
Trồng cam đã giúp người nông dân Hòa Bình đổi đời.
Theo thống kê của huyện Lạc Thủy, toàn huyện hiện có 996 ha cây có múi, trong đó diện tích cam 668ha. Tính riêng diện tích cam được trồng mới kể từ năm 2015 đến nay là khoảng 465 ha; trong đó, năm 2017 trồng thêm 213 ha.
Những vùng cam rộng lớn nhất của Lạc Thủy phải kể đến xã Liên Hòa có 214 ha, xã Phú Thành 286 ha, thị trấn Thanh Hà 140 ha, Thanh Nông 50 ha, Phú Lão 40 ha. Hiện nay, trên 30% tổng diện tích cây ăn quả có múi vào thời kỳ kinh doanh, năng suất bình quân đạt 25 - 30 tấn cam/ha ở niên vụ 2016 - 2017.
Theo ông Hoàng Đình Chính, Phó phòng NN & PTNT huyện Lạc Thủy, 100% hộ trồng cam đều áp dụng quy trình chăm sóc, sử dụng các chế phẩm sinh học, bón phân hữu cơ trộn với vôi, đảm bảo an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường.
Cam Lạc Thủy quả to, đều 4-5 quả/1kg, nhiều nước, ngọt và có mùi thơm mát. Những năm qua, vùng cam này đã được tư thương ở nhiều nơi biết đến. Tuy nhiên, do chưa có thương hiệu như cam Cao Phong, nên người dân nơi đây bán cam chưa được giá.
Trước hiện trạng này, UBND huyện Lạc Thủy đã xúc tiến quy trình xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cam Lạc Thủy với các bước xây dựng hệ thống nhận diện cho sản phẩm, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật và bảo quản cam Lạc Thủy. Ngoài ra, huyện cũng tiến hành xây dựng hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể, đăng kỹ sở hữu trí tuệ mang nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thủy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể và giới thiệu sản phẩm cam Lạc Thủy tại các cửa hàng nông sản.
Cam Cao Phong của Hòa Bình được bày bán trong hệ thống siêu thị của Lotte.
Hiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể sản phẩm cam Lạc Thủy đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH & CN chấp nhận và quyết định cấp nhãn hiệu tập thể. Lễ công bố nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thủy sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 11 này.
Người nông dân Hòa Bình trồng cam rất giỏi, một ha có thể thu được 30-70 tấn cam.
Theo Danviet
Hòa Bình: Hàng nghìn tỷ phú "xếp hàng" đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi Với việc chuyển đổi các làm ăn, từ nuôi dê, đến trồng cam, trồng bưởi... , tỉnh Hòa Bình ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú nông dân hơn. Hiện đang có hàng nghìn hội viên nông dân "xếp hàng" xin đăng ký vào phong tròng "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi". Ông Tạ Đình Đào, một trong hàng trăm tỷ phú...