Hòa Bình chú trọng công tác xét xử lưu động
Theo văn phòng Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hòa Bình, tính từ năm 2016 đến nay, TAND hai cấp ở tỉnh Hòa Bình đã đưa ra xét xử lưu động 222 vụ án, gồm 198 vụ án hình sự và 24 vụ án dân sự. Tại mỗi phiên tòa đều có sự tham gia đầy đủ các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và đông đảo nhân dân tham dự, theo dõi.
Những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được ngành và địa phương giao, công tác xét xử lưu động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn được TAND hai cấp tỉnh Hòa Bình quan tâm, chú trọng.
Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình chú trọng xét xử lưu động
Để tổ chức, các phiên tòa lưu động là phải xây dựng kế hoạch từ khâu lựa chọn vụ án, địa điểm mở phiên tòa, bố trí lực lượng bảo vệ trước, trong và sau phiên tòa xét xử lưu động.
Video đang HOT
Trước khi tổ chức xét xử, các thẩm phán phải đầu tư thêm thời gian, nghiên cứu kỹ hồ sơ, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như: Viện Kiểm sát nhân dân, Công an trong hoạt động chuyên môn, chính quyền địa phương trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xét xử lưu động, góp phần đem lại hiệu quả an toàn cao.
Công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau phiên tòa được xây dựng, triển khai chặt chẽ, đúng quy trình từ khâu bảo đảm vận chuyển hồ sơ, bị cáo đến nơi xét xử cũng như công tác bố trí lực lượng bảo vệ. Đồng thời, nội dung vụ án, thời gian, địa điểm được thông báo rộng rãi để nhiều người dân biết, đến theo dõi phiên tòa. Quan điểm của TAND tỉnh Hòa Bình, “phiên tòa xét xử lưu động nhưng người dân không biết, không đến theo dõi đông coi như chưa thành công”.
Một phiên xét xử lưu động tại tỉnh Hòa Bình
Trong quá trình xét xử lưu động, vai trò của Hội thẩm nhân dân được thể hiện là người đại diện cho nhân dân tham gia trực tiếp vào việc thực hiện quyền lực của Nhà nước; là những người sống, công tác, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, khu dân cư có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, vốn kiến thức thực tế phong phú, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Thông qua việc xét xử, Hội thẩm đưa tiếng nói từ phía xã hội vào quá trình xét xử, giúp cho việc xét xử chính xác, khách quan, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân nên Hội thẩm đóng vai chò quan trọng trong phiên tòa xét xử lưu động .
Theo thống kê, tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay, TAND tỉnh xét xử lưu động được 76 vụ án hình sự tại các địa bàn trọng điểm thường xảy ra tội phạm.
Những vụ án đưa ra xét xử lưu động là những vụ điển hình, tập trung vào các loại tội phạm đang có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân như: Mua bán trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, giết người… Nhiều mức hình phạt nghiêm tại các phiên tòa xét xử lưu động mà hội đồng xét xử đã tuyên được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ. Hình phạt nghiêm minh không chỉ đạt mục đích trừng trị kẻ phạm tội mà còn góp phần răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung cho mọi đối tượng người dân.
Đàm Quang
Theo Dantri
Vợ dùng điếu cày vụt chồng tử vong
Chồng đi uống rượu về đòi quan hệ nhưng vợ không cho vì đang bị bệnh, hai người xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát nhau. Trong lúc bực tức, người vợ đã dùng điếu cày vụt vào đầu khiến người chồng chấn thương sọ não rồi tử vong sau đó.
Ngày 8/7, TAND tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm lưu động tại trụ sở TAND huyện Cao Phong, xét xử vụ án "Giết người" đối với bị cáo Tạ Thị Phương (SN 1986, trú thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình).
Theo cáo trạng, tối 24/12/2016, anh Đoàn Trung Kiên (chồng Phương) đi uống rượu về trong tình trạng say. Thấy Phương cùng 2 con đang nằm trên giường xem ti vi, anh Kiên liền sang giường bên cạnh nằm, cả nhà cùng đi ngủ.
Bị cáo Tạ Thị Phương trước vành móng ngựa
Một lúc sau, nghe thấy anh Kiên gọi dậy, biết chồng gọi sang để quan hệ tình dục nhưng do đang bị bệnh, sức khỏe yếu nên Phương không sang và trả lời: Thôi say rồi ngủ đi.
Anh Kiên tiếp tục gọi, nhưng Phương vẫn không qua vì cho rằng anh Kiên đã say và bảo chồng nên ngủ đi. Lúc này hai người xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát nhau. Phương bị anh Kiên cấu véo vào tay, dùng chân đá vào đùi, đạp vào bụng... bực tức nên đã lấy chiếc điếu cày vụt vào đầu, mặt, chân anh Kiên.
Thấy mặt và đầu anh Kiên chảy nhiều máu, Phương mới hốt hoảng gọi người đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, anh Kiên đã tử vong do chấn thương sọ não kín. Tạ Thị Phương sau đó đã đến cơ quan công an đầu thú và khai báo về hành vi phạm tội của mình.
Tại phiên tòa, Tạ Thị Phương thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo mức án 5 năm tù về tội "Giết người".
Quang Tân
Theo Dantri
Hòa Bình: 1 bánh heroin 20 năm tù Sáng ngày 7/7, tại sân UBND xã Phú Cường - huyện Tân Lạc (Hòa Bình), Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa xét xử lưu động đối với Bùi Văn Nguyển (sinh năm 1982) về tội mua bán trái phép chất ma túy. Đối tượng Bùi Văn Nguyển Theo cáo trạng, Bùi Văn Nguyển (sinh năm 1982 trú tại -...