Hòa Binh: Cao Phong đa dạng các loại hình du lịch để thu hút du khách
Nói đến huyện Cao Phong, du khách gần xa đã biết đây là một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Mường Thàng – Cao Phong từ lâu được biết là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Huyện có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn.
Đội văn nghệ xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong) tập luyện các tiết mục đậm đà bản sắc dân tộc Mường để đón khách du lịch
Đối với loại hình du lịch cộng đồng, đến với vùng đất Mường Thàng, du khách có thể đến thăm điểm du lịch cộng đồng bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh hay xóm Tiện, xã Thung Nai. Trong đó, bản Giang Mỗ từ lâu đã hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Bản có hơn 100 nóc nhà sàn truyền thống còn giữ nguyên bản sắc từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt của người Mường. Trên địa bàn xóm Mỗ, du khách có thể đến thăm di tích lịch sử chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan, nơi có tượng đài khắc họa hình tượng người anh hùng mưu trí, quả cảm đánh xe tăng trên đường số 6 gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trong Chiến dịch Hòa Bình lịch sử. Vào mùa xuân, đến với Cao Phong, du khách thường lựa chọn các địa điểm du lịch tâm linh như đền chúa thác Bờ trong chuỗi du lịch lòng hồ Hòa Bình. Rời đền chúa thác Bờ, chúng ta đến với chùa Khánh (xã Yên Thượng). Trên hành trình đến chùa Khánh có thể ghé thăm chùa Quèn Ang ở xã Tân Phong, di tích lịch sử gắn với sự tích “Vườn hoa núi Cối” – một tích truyện nằm trong phần Mo sử thi – Mo Mường Hòa Bình. Đây cũng là địa bàn huyện phục dựng Lễ hội Mường Thàng vào dịp đầu năm. Đặc biệt, quần thể hang động núi Đầu Rồng tại khu 3, thị trấn Cao Phong được Bộ VH-TT&DL cấp bằng di tích cấp quốc gia năm 2012 cũng là tâm điểm được nhiều du khách lựa chọn trong hành trình đến với huyện Cao Phong. Với địa bàn thuận lợi cách QL 6 khoảng 500 m, nhiều hang động đẹp liên kết với nhau tạo thành quần thể như Hoa Sơn thạch động, động Không Đáy, Nhãn Long Sơn động, Phong Sơn động, hang Nước, động Thanh Thủy. Cùng với những khu du lịch trên, đến Cao Phong, du khách sẽ thấy ngay vùng đất trù phú với những vườn cam, mía trải dài như một thảo nguyên xanh…
Đồng chí Bùi Yến Minh, cán bộ Phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Với tiềm năng của nhiều loại hình du lịch như sinh thái, du lịch cộng đồng, văn hóa tâm linh, thăm quan các điểm di tích lịch sử, khám phá hang động, những năm qua, huyện đã ban hành nghị quyết về phát triển du lịch, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn huyện, từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, góp phần thu hút du khách gần xa đến với Mường Thàng.
Khám phá Bảo tàng không gian văn hóa Mường ở Hòa Bình
Bảo tàng không gian văn hóa Mường, nằm trên con đường Tây Tiến đi Thung Nai thuộc địa phận phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, là bảo tàng tư nhân do họa sỹ Vũ Đức Hiếu xây dựng.
(Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Không gian bên trong nhà Lang - tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường. Nhà lang trong văn hóa Mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường.
Cọn nước - một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Mường được tái hiện ngay trên lối vào bảo tàng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Video đang HOT
Lối vào Bảo tàng không gian văn hóa Mường như hòa vào với thiên nhiên. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Lối đi bên cạnh nhà Ậu trong không gian bảo tàng văn hóa Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nhà Ậu là nhà sàn đại diện cho tầng lớp thứ 2, là những người giúp việc cho nhà Lang trong xã hội Mường xưa. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Du khách đến đây không chỉ tham quan mà còn được hòa mình vào cuộc sống của người Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
(Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Du khách đến đây không chỉ tham quan mà còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ của các nghệ nhân và hòa mình vào cuộc sống của người Mường...
(Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Không gian bên trong nhà Lang - tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn Mường. Nhà lang trong văn hóa Mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường.
Một số vật dụng của Thầy cúng trong cộng đồng người Mường hay còn gọi là các Thầy Mo. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
(Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Trong thiết kế bài trí của ngôi nhà Lang không thể nào thiếu hai bếp lửa, một bếp ở gian cuối dùng để nấu nướng, sinh hoạt chung cho gia đình quan Lang, một bếp ở gian đầu hồi dùng để giải quyết việc công và tiếp khách.
(Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Trong thiết kế bài trí của ngôi nhà Lang không thể nào thiếu hai bếp lửa, một bếp ở gian cuối dùng để nấu nướng, sinh hoạt chung cho gia đình quan Lang, một bếp ở gian đầu hồi dùng để giải quyết việc công và tiếp khách.
Lối lên khu nhà Noóc. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nhà sàn Noóc là nơi ở và sinh hoạt của cộng đồng thuộc tầng lớp bình dân trong xã hội Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Khu trưng bày tái hiện nhà Nóc Trọi, những người sinh sống trong căn nhà này là tầng lớp bần cùng trong xã hội Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Khu trưng bày tái hiện nhà Nóc Trọi. Những người sinh sống trong căn nhà này là tầng lớp bần cùng trong xã hội Mường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
(Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Bảo tàng không gian văn hóa Mường nhìn từ trên cao, nằm trong một thung lũng núi đá vôi nhỏ có diện tích khoảng 5ha nơi đây vốn là địa bàn sinh sống của người Mường cổ.
(Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Bảo tàng không gian văn hóa Mường nhìn từ trên cao, nằm trong một thung lũng núi đá vôi nhỏ có diện tích khoảng 5ha nơi đây vốn là địa bàn sinh sống của người Mường cổ.
Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp Nhằm khai thác hiệu quả lợi nhuận từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngành chuyên môn và địa phương đang tập trung hướng dẫn nông dân tham gia những dự án phát triển du lịch (DL) nông nghiệp. Khi đó, nông dân vừa có thể bán được các sản phẩm từ nông nghiệp, vừa phát triển các dịch vụ DL sinh thái...