Hòa Bình: 3.100ha mía tím trong tay thương lái, nhiều mía để làm gì?
Sau mấy chuyến hàng xuất khẩu mía tím Hòa Bình sang Nhật Bản, bà con nông dân chưa kịp vui mừng thì kênh tiêu thụ này đã tạm thời dừng lại. Nguyên nhân là do giá mía xuất khẩu của nước ta phải cạnh tranh với mía của Trung Quốc.
Theo thống kê, toàn tỉnh Hòa Bình hiện có hơn 3.100ha mía tím đang gặp khó khăn trong tiêu thụ, thị trường phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương. Bên cạnh đó, xuất khẩu mía tím vừa manh nha đã gặp trở ngại…, đòi hỏi cần sự thay đổi về chất, cách thức tiêu thụ trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình, tình hình tiêu thụ mía tím năm nay đang khá chậm so với những năm trước, bởi hiện nay, các loại hoa quả khác đang rất phong phú, dồi dào, sản lượng cũng tăng mạnh.
Người nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ mía tím.
Hiện, việc tiêu thụ mía đều phụ thuộc vào tư thương, tại các khu đô thị lớn không còn cảnh bán rong mía tím phổ biến như trước đây. Do vậy, bắt buộc thời gian tới, người trồng mía cũng như tư thương cần thay đổi phương thức bán hàng mới mong sản phẩm mía tím đến được tận tay nhiều người tiêu dùng.
Video đang HOT
Tỉnh Hòa Bình có khoảng 3100ha mía, năm nay giá mía xuống thấp mà bà con vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Giữa năm 2018, Hòa Bình đã xuất khẩu được vài chuyến mía tím sang Nhật. Tuy nhiên niềm vui vừa đến cửa trước, nỗi buồn đã ùa cửa sau. Ông Nguyễn Hồng Yến cho biết thêm: “Giá thành sản phẩm cao là rào cản lớn nhất đối với việc mía tím sang Nhật Bản hiện nay”.
Xuất khẩu mía tím sang Nhật vừa manh nha, nay đã gặp nhiều trở ngại do phải cạnh tranh với các “đối thủ” khác.
Cụ thể, việc xuất khẩu mía tím Hòa Bình sang Nhật từ đầu năm đến nay mặc dù rất nhiều cố gắng nhưng phía đối tác chỉ mới đặt hàng khoảng 3 tấn sản phẩm. Tuy vậy, từ 2 tuần nay, việc xuất khẩu mía tím bất ngờ phải dừng lại, bởi xuất hiện “đối thủ” cạnh tranh mía tím đến từ Trung Quốc với giá bán được cho là thấp hơn mía tím của Hòa Bình.
Thực tế, để có thể xuất khẩu được mía tím, đòi hỏi cây mía phải đáp ứng chất lượng cao. Nếu mua ở xã Phú Vinh (Tân Lạc), hiện có giá khoảng 10.000 đồng/cây đẹp đạt yêu cầu xuất khẩu, đem về sơ chế mỗi cây 1kg, sau khi trừ chi phí nhân công, bao bì, nhãn mác…, giá thành phẩm vào khoảng 17.000 đồng/kg. Với giá thành như vậy, phía đối tác Nhật Bản phản hồi rằng hơi cao, rất khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước khác.
Theo Danviet
Việt Nam là chìa khóa để Triều Tiên chuyển mình mạnh mẽ?
Việt Nam nổi lên là hình mẫu chuẩn mực nhất để Triều Tiên đóng vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế.
Ông Kim đang đứng trước cơ hội giúp Triều Tiên chuyển mình mạnh mẽ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 12.2 đã có chuyến thăm chính thức đến Triều Tiên, với những tin đồn rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể thăm chính thức Việt Nam trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai.
Chuyến thăm cũng là bằng chứng cho thấy việc tái khẳng định quan hệ Việt Nam-Triều Tiên. Những bước tiến của Việt Nam trong vấn đề ngoại giao, kinh tế có thể là hình mẫu để Triều Tiên học hỏi.
"Triều Tiên là người bạn đã giúp Việt Nam rất nhiều trong quá khứ", Nguyễn Vinh Quang, nhà ngoại giao kỳ cựu và chuyên gia về Trung Quốc, nói.
"Trong những năm qua, Triều Tiên đã trải qua sự cấm vận, cô lập của quốc tế. Việt Nam giống như tia sáng để Triều Tiên có thể cải thiện và phát triển".
Có nguồn tin cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể đến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 25-26.2, đánh dấu lần đầu tiên có lãnh đạo Triều Tiên đến Việt Nam trong gần 6 thập kỷ qua.
Năm ngoái, truyền thông Hàn Quốc từng so sánh hình mẫu Việt Nam với con đường mà Triều Tiên có thể hướng đến.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể thăm chính thức Việt Nam.
"Bằng cách cải thiện quan hệ với Triều Tiên và giúp Bình Nhưỡng cải cách kinh tế, hình ảnh của Việt Nam cũng được nâng cao trong cộng đồng quốc tế", Viet Phuong Nguyen, nhà nghiên cứu tại trung tâm Belfer, nói.
Theo ông Nguyễn Vinh Quang, Triều Tiên ban đầu tỏ ra nghi ngờ về sự cải cách của Việt Nam những năm 1990, nhưng sau đó đã ca ngợi và cho rằng đây là con đường đúng đắn.
Từng là đối thủ của Mỹ, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Washington vào năm 1995. Ông Nguyễn Vinh Quang nói Việt Nam chính là ví dụ về việc "biến thù thành bạn".
"Triều Tiên giờ đây có thể coi Mỹ là bạn là một điều gì đó rất thực tế, không còn là chuyện viễn tưởng", ông nói.
Theo Danviet
10 sự kiện, vấn đề quốc tế nổi bật nhất năm 2018 Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, biểu tình ở Pháp là những gam màu khác biệt tạo nên một bức tranh tổng thể về thế giới năm 2018 với nhiều biến động. Dưới đây là 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của thế giới năm 2018 do VOV bình chọn. 1. Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều và liên...