Hoa bị ép giá, chàng trai mang ra nghĩa trang tặng người đã khuất
Những ngày cuối cùng của năm, ai cũng tất bật chuẩn bị công việc để đón giao thừa và năm mới 2023.
Bên cạnh niềm vui, cũng có nỗi buồn của tiểu thương đang vất vả ngược xuôi khi chưa bán xong hàng. Nhiều người vì quá bực tức mà phá nát cây cảnh, hoa vì bị ép giá nhưng cũng có trường hợp hành xử văn minh hơn.
29 Tết đi bán hoa, anh bị người mua ép giá. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.)
Mạng xã hội đã chia sẻ video ngắn ghi lại hình ảnh chàng trai có cách xử lý hoa ế ngày Tết khá đặc biệt và nhận về nhiều lời khen. Theo đó, vì đã chiều 29 nên việc bán hoa, cây cảnh không tránh khỏi bị người mua ép giá thấp. Tuy nhiên, người này không bực tức hay có những hành động như phá cây, chặt bỏ mà thay vào đó mang tất cả ra nghĩa trang. Anh đã trang trí, làm đẹp thêm cho những người đã khuất.
Cách xử lý bằng tình yêu: Hoa bị ép giá, chàng trai mang ra nghĩa trang làm đẹp cho các cụ. (Video: TikTok D.)
Số lượng hoa đang còn khá nhiều. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.)
Anh liền mang ra nghĩa trang để tặng người đã khuất. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.)
Ngay lập tức, hành động này nhận về nhiều lời khen từ dân tình. Mọi người cho rằng, anh đã xử lý vấn đề đang nhức nhối một cách nhẹ nhàng, văn minh. Đồng thời, qua đây, dân tình cũng mong mọi người không nên ép tiểu thương quá mức. Bởi ngày Tết ai cũng mong có thêm chút tiền, thu lại vốn để chăm lo cho gia đình.
Chàng trai muốn làm đẹp thêm cho các cụ khi Tết về. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.)
“Làm mọi việc bằng trái tim yêu thương thì sẽ được phản hồi tích cực. Trong bất cứ chuyện gì”.
“Đây là 1 pha xử lý bằng tình yêu. Anh ấy tư duy làm sao mang niềm vui đến cho nhiều người nhất kể cả anh ấy. Mất công một chút nhưng anh được về sớm và vui vì mang niềm vui đến cho mọi người. Người làm bằng tình yêu vẫn tỏa sáng theo một cách nào đó như ông anh nghệ nhân ở Quảng Trị chẳng hạn. Rất tuyệt”.
“Đây cũng là một hành động rất quyết liệt. Không hạ giá tạo tiền lệ năm sau nhưng với phiên bản tuyệt vời và nhân văn”.
“Các cụ nhà người ta sẽ phù hộ cho anh và gia đình 1 năm mới mạnh khỏe và cuối năm buôn hoa sẽ đắt hàng, không như năm nay” - ý kiến từ bạn đọc.
Cách làm của anh nhận về nhiều lời khen từ dân tình. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok D.)
Không riêng chàng trai này, còn rất nhiều người khác rơi vào trường hợp tương tự khi bị ép giá. Tuy nhiên, vì quá tiếc công lao cũng như không muốn tạo tiền lệ năm sau nên họ đã chọn cách thà chặt bỏ chứ nhất quyết không bán phá giá. Những hình ảnh người nông dân tự tay phá bỏ cây mai, cây đào, hoa do mình đổ mồ hôi làm nên khiến ai nấy đều xót xa.
Một người phá bỏ toàn bộ đào vì bị ép giá. (Ảnh: Lao Động)
Cây đào bị chặt bỏ ngọn vì cận Tết nhưng người mua ép giá. (Ảnh: Lao Động)
Một số nơi lại giảm giá đồng loạt. (Ảnh: Lao Động)
Để tạo nên những cây hoa, cây cảnh chưng Tết, người nông dân vất vả cả năm trời. Vì vậy, mọi người không nên đợi sát 30 Tết mới mua để ép giá. Hãy tôn trọng sức lao của người khác và cư xử khéo léo, văn minh hơn.
Bị mặc cả hoa Tết, anh chàng mang hết hoa đến nơi yên nghỉ cho các cụ
Dịp cuối năm, ai nấy đều săm sửa cho nhà cửa và bản thân để chào đón một năm mới.
Thế nhưng vì nền kinh tế có nhiều biến động sau đại dịch Covid-19 mà nhiều gia đình hạn chế chi tiêu. Chỉ mua những gì cần thiết và từ đó, việc mua hoa dịp Tết cũng bị hạn chế, khiến cho nhiều tiểu thương đến ngày 29 Tết và 30 Tết vẫn trong trạng thái "có người bán nhưng không có người mua".
Câu chuyện xử lý hoa bị mặc cả của H.H khiến nhiều người chú ý. Ảnh: TikTok H.H
Bên cạnh những tiếng cười nói chuẩn bị cho đêm giao thừa thì ở những khu chợ chính là hình ảnh của những tiểu thương với các dãy bông dài đang chờ đợi có người đến mua. Song, một số người lựa chọn đến cận thời điểm giao thừa mới đến để mặc cả những chậu bông, bó hoa này. Một số người thì nhắm mắt nhắm mũi, bán đại với hy vọng lấy lại vốn. Ngược lại cũng có một số người quyết không bán, họ thà bỏ đi chứ không "hạ giá" sức lao động của mình.
Vì hoa bị mặc cả nên anh không chịu bán mà tìm cách xử lý khác. Ảnh: TikTok H.H
Ngoài những cách xử lý ấy, anh chàng có tên tài khoản H.H đã có cách xử lý những dãy bông Tết của mình một cách rất nhân văn khiến cho nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ. Cụ thể vào ngày 29 Tết cổ truyền, anh đã đăng tải một video clip với nội dung về cách mà anh xử lý những chậu hoa bị người mua trả giá. Anh nói: "29 Tết của mọi người như thế nào, còn mình thì bán hoa hay bị mặc cả quá. Tức thì mình phi thẳng ra chỗ của các cụ. Sửa sang cho các cụ hết".
Cách xử lý của anh chính là đến nơi yên nghỉ của các cụ... Ảnh: TikTok H.H
...để sửa sang lại cho họ. Ảnh: TikTok H.H
Hành động này của anh nhanh chóng được netizen ca ngợi, mọi người truyền tay nhau đoạn video ý nghĩa này. Có thể nói, để trồng được những chậu hoa to cao, nở rộ thì người nông dân đã vất vả và tốn công đến nhường nào. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà họ thà bỏ đi thành quả lao động chứ không muốn công sức của mình bị bán rẻ. Song, chàng trai này có thể bình tĩnh mà nghĩ đến việc sửa sang cho các cụ đã mất, không có bông hoa chung quanh nơi mà mình yên nghỉ. Việc làm này ngoài giúp anh vui vẻ với thành quả lao động của mình, còn giúp anh nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người.
Hành động này của anh được mọi người ca ngợi. Ảnh: TikTok H.H
Sau khi đoạn clip được đăng tải, dân tình liền không ngớt lời khen dành cho anh cũng như bày tỏ cảm xúc trước hành động cao đẹp này.
- Mấy ngày nay thấy TikTok nào chặt cây nào phá hoa. Đúng thật việc mặc cả hạ giá khó chịu thật nhưng việc bạn làm đẹp quá.
- Các cụ phù hộ sang năm buôn bán đắt khách hơn năm nay và không bị mặc cả.
- Thấy có mỗi bạn xử lý hay mặc dù biết bạn rất buồn.
Mọi người bày tỏ sự ngưỡng mộ cũng như dành lời khen đến anh. Ảnh: Chụp màn hình TikTok H.H
Những cảnh tượng mặc cả hoa Tết mỗi năm là điều luôn diễn ra, người mua thường cho rằng những tiểu thương đã rất "lời" trong việc bán hoa Tết nên họ thường có những lời mặc cả và không kể đến công chăm sóc của các nông dân. Trong nhóm Sài Gòn Nghen, một bạn N.N.H đã đăng tải hình ảnh những tiểu thương với gương mặt đỡ đẫn ngồi cạnh những dãy hoa chờ đợi khách đến bán được chậu nào hay chậu đó.
Sau một năm khó khăn, hình ảnh người bán không người mua dịp Tết khiến mọi người đau lòng. Ảnh: Him
Theo đó N.N.H chia sẻ: "Hôm rồi dạo chợ Tết cứ nghe các cô các chú bán bông than năm nay bán ế, giảm kịch sàn, giảm hết mức vẫn không bán được mấy. Nhìn những gương mặt lo lắng thấm đẫm mồ hôi, thất thần mà thương quá chừng. Có lẽ năm qua ai cũng khó khăn nên bông hoa là điều xa xỉ, nhỉ? Chỉ mong bà con thu hồi vốn, có thêm tiền lời đặng về nhà sớm kịp đón giao thừa khởi đầu năm mới. 2023 chúng ta sẽ ổn thôi, mình tin vậy".
Nhiều người ta chọn phá bỏ chứ không "bán rẻ" thành quả lao động của mình. Ảnh: Him
Để có thể giải quyết số lượng hoa Tết lớn, ngoài cách xử lý như H.H thì những tiểu thương hay nông dân còn có thể học tập theo cách của một doanh nghiệp đào tại đường Lê Hồng Phong (Hải Phòng). Theo đó, thay vì chọn cách đập hay chặt bỏ những thành quả lao động của mình thì anh đã mở chợ hoa đồng giá 150 nghìn đồng để mọi người tự do lựa chọn, thích gì mua đó. Việc làm này ngoài giúp mọi người không mặc cả, trả giá hoa Tết giúp anh nhanh chóng bán được số lượng hoa lớn để về ăn Tết cùng gia đình mà còn tạo ra được niềm vui cho mọi người.
Để có thể về ăn Tết sớm với người thân mà không phải chặt bỏ hoa, anh chàng quyết định mở "chợ hoa đồng giá". Ảnh: Beatvn
Việc mua hoa Tết ngoài trang hoàng nhà cửa thì còn tạo điều kiện cho những người nông dân, tiểu thương có thêm điều kiện để đón Tết. Chính vì thế, thay vì mặc cả đôi ba đồng thì hãy vui vẻ mua công sức lao động của những người trồng ra chúng. Đối với những người bán, thay vì đập hay cắt bỏ thì có thể giảm bớt tiền bán để lấy lại số vốn đã đầu tư.
Chùm ảnh không thể nào quên về ngày Tết thời bao cấp Tết bao cấp nghèo mà vui. Cái thời làng quê thanh bình, phố phường êm đềm rộn ràng đón Tết chắc chắn là hình ảnh không thể nào quên trong tâm trí của nhiều người đã từng sống ở thời kỳ ấy. Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày...