Hoa bằng lăng ‘tím rịm’ trong nắng tháng 4 ở An Giang
Dưới cái nắng đổ lửa tháng 4, nếu có dịp đi trên tỉnh lộ 943 hướng về xã Vĩnh Trạch, H.Thoại Sơn, tỉnh An Giang, bạn sẽ bắt gặp những cây bằng lăng khoe sắc tím rực rỡ ven đường.
Bức tranh hoa bằng lăng miền quê hiện ra có thêm nét chấm phá vừa thân thương vừa hữu tình.
Ven tỉnh lộ 943 thuộc ấp Trung Bình Tiến, xã Vĩnh Trạch, H.Thoại Sơn, tỉnh An Giang có thể gọi là \’đường hoa\’ – Ảnh: Tô Văn
Hoa bằng lăng tại tỉnh An Giang nói riêng và miền Tây nói chung chủ yếu là những cây mọc hoàn toàn tự nhiên, không có sự can thiệp chăm sóc của con người. Ở những nơi khác, cây bằng lăng vẫn còn rất nhiều, nhưng chủ yếu tập trung nhiều nhất ven tỉnh lộ 943 thuộc ấp Trung Bình Tiến, xã Vĩnh Trạch, H.Thoại Sơn.
Có thể gọi nơi đây là “đường hoa” nếu bạn được tận mắt ngắm nhìn những con đường quê nhỏ bé được dệt một màu tím rịm. Dọc tỉnh lộ này, bạn sẽ gặp rất nhiều người hiếu kỳ khi chạy ngang qua đều dừng xe ghé lại và họ chụp lại những khoảnh khắc “sống ảo” độc đáo với loài hoa này.
Hoa bằng lăng khoe sắc thu hút khách phương xa dừng xe ghé lại và họ chụp lại những khoảnh khắc “sống ảo” độc đáo với loài hoa này
Cây bằng lăng, chúng không cần chăm sóc, chúng mọc tự nhiên rồi cứ thể âm thầm lớn. Có thể bắt gặp ở ven đường hay bờ ruộng, bờ sông, bên mái nhà…
Cây bằng lăng mỗi khi nở, hoa sẽ đè lên lá, từ xa xa một màu tím rịm trùm lên cây khoe sắc cả góc trời… Lúc hoa dần lìa cành lại là lúc lá non vàng mọc ra. Lúc này, người dân có thể hái cái lá non vàng vàng đem về thưởng thức với chiếc bánh xèo đậm chất Nam Bộ.
Bằng lăng tím cũng là loài hoa biểu hiện sự nhớ nhung trong tình yêu đôi lứa ở độ tuổi học trò
Không chỉ ngắm nhìn, chụp ảnh cùng hoa bằng lăng tím, khách du lịch tới đây còn có cơ hội thưởng thức món bánh xèo độc đáo của các quán nhỏ mở cặp tỉnh lộ… Không gì thi vị bằng, khi vừa nhâm nhi chiếc bánh xèo ăn kèm lá bằng lăng, vừa ngắm hoa và được cô chủ quán mở nghe bài hát của Jimmy Nguyễn về loài hoa miền Tây Nam bộ này: “Nhà bên đang đón dâu rộn tiếng cười vui. Tôi làm thân khách đến chúc phúc mà thôi. Quà tôi mang đến trao chỉ mỗi hoa bằng lăng. Bởi mình nghèo nên chỉ đứng nép ngoài sân!”.
Từng cánh hoa bằng lăng rơi… Hình ảnh này được rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ khai thác
Video đang HOT
Chị Thái Thị Diễm Trúc (40 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) cho biết: “Chỉ cần nhìn thấy màu tím của hoa bằng lăng thôi là tôi liên tưởng đến một tình yêu thủy chung. Bằng lăng tím cũng là loài hoa biểu hiện sự nhớ nhung trong tình yêu đôi lứa ở độ tuổi học trò và thực tế là nó có nguồn gốc từ một tích xưa và truyền miệng cho đến tận ngày nay vẫn chưa hề phai đi. Từng cánh hoa bằng lăng rơi lại bắt đầu bằng câu chuyện riêng của mỗi người và nó được rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ khai thác để truyền thông điệp”.
Hoa bằng lăng tím là cả một trời ký ức tuổi thơ ngày ấy
Cũng theo chị Trúc, ngày nhỏ, hễ thấy hoa bằng lăng nở ở quê, những bông hoa tim tím, rồi rung nhánh đung đưa, ngát màu hoa tím gọi mời thì đám học trò trong xóm sẽ rủ nhau đi bẻ hoa và ngồi dưới gốc cây vụng dại trao thơ tình.
“Hoa bằng lăng tím là cả một trời ký ức tuổi thơ ngày ấy. Khi lớn rồi, hoa bằng lăng trở thành nét đẹp dân dã của miền sông nước Cửu Long. Ai đi xa sẽ nôn nao nhớ về tuổi thơ, nhớ về miền quê từng mình gắn bó”, chị Trúc nhớ lại.
Cây bằng lăng, chúng không cần chăm sóc, chúng mọc tự nhiên rồi cứ thể âm thầm lớn. Có thể bắt gặp ở ven đường hay bờ ruộng, bờ sông, bên mái nhà
Đối với nhiều người miền Tây, đặc biệt là những người sinh ra và lớn lên ở đây còn có kỷ niệm đặc biệt với hoa bằng lăng. Đó có thể là một tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên khi hái hoa bằng lăng, rồi cùng nhau ngồi dưới gốc cây ôn lại những dĩ vãng đã qua. Bình dị, dân dã đến lạ thường. Nhưng khoảnh khắc ấy sẽ vẫn cuốn hút người phương xa mỗi khi có dịp đến đây.
Tô Văn
Ngắm bằng lăng tím nở rộ những ngày tháng 4 lịch sử
Hoa bằng lăng tím như chuyện tình yêu học trò dịu dàng, lãng mạn, trong sáng. Ngắm hoa chợt bao nhiêu kỷ niệm thật khó quên ùa về...
Bằng lăng, loài hoa không ai bán, ai mua, không ai cắm để trên bàn trong nhà làm cảnh, không hương thơm nên cũng chưa bao giờ hoa góp mặt trong các bữa tiệc sinh nhật, ma chay, cưới, giỗ...
Màu tím của hoa, nhất là khi đang rộ mùa luôn làm lòng ta xao xuyến. Hoa tím đến nôn nao, khắc khoải như những vần thơ tình dang dở...
Hoa như chuyện tình yêu học trò dịu dàng, lãng mạn, trong sáng và đâu đó vẫn có nhiều những kỷ niệm thật khó quên.
Có đôi khi vì nhiều lẽ bộn bề, ta cắm đầu đi mà có thể bỏ lỡ một khoảng trời tim tím. Rồi như là tình cờ giữa mùa bệnh dịch, gặp bằng lăng góc phố thưa người lẻ loi tím, cảm giác thật nhẹ nhàng, thư thái như bị mê hoặc, lòng ngỡ bâng khuâng ngỡ mình lạc về quá khứ...
Với nhiều người, bằng lăng có thể là tuổi học trò mộng mơ, một kỷ niệm đứng dưới gốc bằng lăng chờ ai đó, mà thời gian đợi chợt ngắn đi khi chợt ngắm một cánh hoa bay...
Bằng lăng tựa như một người con gái, cuối thuở xuân thì nhiều trải nghiệm, luôn tiếc nhớ những nỗi niềm xa xưa, khát khao nhớ tình yêu đầu đời lãng mạn chẳng biết đến ưu tư...
Hoa bằng lăng nở rộ vào tháng 4. Ảnh: NÚI XANH
Với tôi, kỷ niệm lần đầu thấy hoa bằng lăng không phải là tuổi học trò, cũng không phải là những ngày tháng 4 như hôm nay...
Tháng 7-1975, sau giải phóng, hồi ấy ra khỏi làng đã là rừng, chứ không phải như bây giờ rừng xưa đã là làng và rừng bây giờ thì xa làng lắm lắm. Tôi có dịp theo mấy ông anh con bà cô ruột, lên rừng cưa cây để bán cho các lò gạch.
Một cây bằng lăng phải hơn một người ôm bị đốn ngã, ông anh nói: "Cây này cũng được gần chục site" (1 site ương đương 1 m3). Trong khi những người lớn hối hả xả cây thành từng khúc, tôi lại thảng thốt nhìn một khoảng đất tím rực hoa.
Khoảnh khắc cành lá đã rạp mình dưới đất rồi, mà hoa vẫn vô tình tươi như không có chuyện gì xảy ra. Hoa như những đứa con cứ vô tư hớn hở trong cuộc đời, mà không biết cha mẹ khốn khó như thế nào.
Hai ngày sau đi qua, lá đã rũ xuống, nhưng hình như hoa vẫn vươn cánh lên. Tôi nghĩ cánh vươn lên lúc này, chắc không phải là khoe sắc, mà có thể là cái vẫy tay vĩnh biệt, tựa cánh tay của một kẻ đang chấp chới giữa dòng sông...
Cũng tháng 7-1979, đơn vị chúng tôi hành quân đi Campuchia. Xe qua đồn biên phòng 23 tại Gia Lai thì quốc lộ 19 không còn là đường nữa. Xe phải chạy trên nền đất rừng mới mở, theo hướng dẫn của công binh, với những lối đi an toàn đã được rà mìn.
Dấu tích vẫn còn hằn trong những cánh rừng biên giới, vết tích của những trận giao tranh với quân Khmer đỏ.
Trên đoạn đường ngổn ngang những cây gỗ các loại mà lính công binh của E280 đã hạ để làm đường cho đại quân ta phản công, giải phóng Campuchia hồi đầu năm.
Bên bãi đất ngổn ngang ấy chợt sừng sững một cây bằng lăng, thân chắc cũng phải ba, bốn người ôm, giữa thân cây là một vết toác rất to, hình như một quả B.40 hay DKZ 100 bắn vào thì phải và xung quanh là chi chít vết lõm của các loại đạn.
Xe chạy nên không kịp nhìn lên trên tán lá xem hoa còn nhiều hay ít, chỉ thấy rằng dưới gốc chi chít những cánh hoa tím rơi, hoa như trải thảm tiễn người đi xa...
Hoa bằng lăng đã nở hết mình.
Mà chưa nói hết những điều muốn nói...
Góc phố tím như một lời nhắn gọi
Hạ vừa sang ký ức xao xuyến về...
Những người anh đưa tôi đi rừng đốn cây 45 năm trước, nhẩm lại thì đã về với đất cả rồi.
Cây bằng lăng biên giới ấy bây giờ không biết có còn không? Đã có bao nhiêu thanh niên như tôi thời ấy, đi qua gốc bằng lăng góc rừng kia mà họ không được trở về?
Kỷ niệm về bằng lăng, về một màu tím hoa được ví như lòng thủy chung, sự thương yêu và hình như có nét gì đó buồn nhẹ, man mác của sự chia xa vẫn cứ đi về theo năm tháng cuộc đời...
Tháng 4-2020
Ngắm bằng lăng tím nở rộ những ngày tháng 4 lịch sử:
Ngắm bằng lăng tím nở nộ lại nhớ những kỷ niệm một thời ở biên giới Campuchi. Ảnh: NÚI XANH
NÚI XANH
Mùa hoa loa kèn về giữa dịch Covid-19, phố phường vắng tanh, loài hoa thanh tú ngày nào bỗng nhiên bị "thất sủng" Đến hẹn lại lên cứ độ cuối tháng 3 là đến mùa hoa loa kèn, những năm trước loài hoa này được rất nhiều người săn đón, nhưng năm nay ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến chẳng mấy ai muốn ghé qua. Gánh hàng rong là "đặc sản tinh thần" của Hà Nội, những ngày này có thêm hương sắc của hoa loa...