Hoa anh đào – Quốc hoa của người Nhật Bản
Biểu tượng ngàn năm về cốt cách và tâm hồn người dân xứ Phù tang, nổi tiếng nhất chính là lễ hội truyền thống hoa anh đào Hanami.
Không đơn thuần là những cánh hoa mỏng manh, anh đào còn là một phần phát triển, dựng xây nên đất nước Nhật Bản ngày nay, trở thành một trong những biểu tượng quan trọng của quốc gia này.
Cả một hồn Nhật Bản ẩn mình sau những cánh hoa
Lễ hội truyền thống Hanami bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản vào thời Heian (794-1185), là lễ hội có lịch sử lâu đời và được coi là quốc lễ cũng như là một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa của người Nhật. “Hana” nghĩa là hoa và “mi” là ngắm nhìn, lễ hội đơn thuần là một buổi thưởng hoa anh đào khi nó đang trong giai đoan nở rực nhất, dần dần trở thành một lễ hội lớn của người dân khi họ rủ bạn bè, gia đình đến cùng nhau ngắm nhìn, vui chơi dưới những tán hoa anh đào.
Ngày nay, mọi người đã có nhiều cơ hội hơn để tổ chức những buổi picnic ngắm hoa như vậy, nhưng lễ hội Hanami vẫn luôn là thời điểm tuyệt vời nhất gắn kết con người và thiên nhiên với nhau. Và việc ngắm hoa anh đào đã dần dần trở thành một hoạt động mang tính biểu tượng cho sự thanh thản, nhẹ nhàng cho con người Nhật Bản.
Dựa trên triết lý Mono no aware, một từ không thể dịch trong tiếng Nhật. “Mono” chỉ sự vật còn “aware” là cảm xúc, cảm giác của sự vật ấy, cụm từ “Mono no aware” ý nghĩa gợi lên những cảm xúc vô thường của vạn vật, một nỗi buồn sâu lắng khi nghĩ về cuộc đời, về sự việc đã qua đi như những cánh hoa anh đào rơi xuống khi chúng đang trong thời kỳ nở rộ rực rỡ nhất. Và lễ hội hanami cũng được xem như một hoạt động cho phép bản thân trầm lắng một chút, suy nghĩ về những cảm nhận của mình thông qua việc ngắm hoa anh đào rơi.
Thật vậy, mặc dù hoa anh đào rất đẹp khi chúng nở rộ với đầy đủ những cánh hoa và đẹp nhất khi đứng chung với nhau nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Chúng chỉ xuất hiện thoáng qua vỏn vẹn 2 tuần như cố tình để lại sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của chúng cho người thưởng hoa rồi lại mang đến nỗi vấn vương nuối tiếc khi rơi rụng. Và cũng vì vậy mà lễ hội hanami còn có ý nghĩa gợi nhắc cho con người biết rằng cuộc sống rất ngắn và chúng ta phải sống thật rạng rỡ nhất như hoa anh đào, kiên cường bất khuất nở rộ rồi dũng cảm bay đi không tiếc nuối. Mùa hoa anh đào nở cũng đánh dấu sự kết thúc của một năm và chào đón năm mới, mời gọi mọi người đến với du lịch Nhật Bản để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiêu hãnh, thoáng qua của nó. Ngày nay, hoa anh đào cũng mang biểu tượng cho những mơ ước tương lai khi nó chỉ xuất hiện vào những ngày năm mới, báo hiệu một mùa xuân tràn về, một năm mới tốt đẹp và tương lai tươi sang.
Một biểu tượng của quốc gia
Trong văn thơ hay trong những triết lý thì hoa anh đào vẫn đóng một phần quan trọng trong tính biểu tượng của nước Nhật kể từ thời Nara (714-794). Lúc bấy giờ, để ngăn chặn sự xâm chiếm của ngoại quốc, hoa anh đào đại diện cho nước Nhật như một lời tuyên bố về chủ quyền trong suốt một thời kỳ lịch sử ấy, cũng như hoa mận ở Trung Quốc. Và khi Nhật Bản bước vào thời Minh Trị (1868-1912), là thời kỳ đất nước bắt đầu công cuộc cải cách và thiết lập sự thống trị tại một số nước thuộc địa. Vì thế ở Hàn Quốc và Đài Loan, vài ngàn cây anh đào đã được trồng ở đây biểu thị cho sự chiếm đóng của nước Nhật trên hai quốc gia này.
Video đang HOT
Đó là lý do vì sao ngày nay khi đi du lịch Hàn Quốc hay sang Đài Loan, du khách vẫn được chiêm ngưỡng sự nở hoa tuyệt đẹp của anh đào trên hai đất nước ngoài Nhật Bản này. Không giống như ở Nhật, Đài Loan có khí hậu ấm áp hơn nên hoa anh đào thường nở sớm hơn và kéo dài lâu hơn những nơi khác. Vài điểm đến nổi tiếng ở du lịch Đài Loan có sự xuất hiện của anh đào như tô điểm cho bức tranh khung cảnh them phần hoàn hảo như hồ Nhật Nguyệt, núi A Lý Sơn nhưng tùy vào thời điểm khác nhau thì ở những nơi khác nhau hoa anh đào mới chịu nở.
Còn đối với Hàn Quốc, từng chùm hoa anh đào trắng hồng nở rộ trên khắp miền xứ sở kim chi này. Khoảng thời gian đẹp nhất để ngắm hoa nở tại đây là khoảng vào cuối tháng 3 – đầu tháng 4 và cũng tùy khu vực sẽ có những khung thời gian khác nhau. Nếu bạn đến Đảo Jeju vào cuối tháng 3 chính là giai đoạn đỉnh điểm nhất của những chùm hoa anh đào còn thủ đô Seoul thì phải chờ đến đầu tháng 4 mới nở rộ.
Và đặc điểm chung của hoa anh đào có mặt ở cả ba quốc gia chính là những lễ hội ngắm hoa truyền thống. Nhật Bản thì có hanami như đã được đề cập phía trên thì ở Hàn sẽ có lễ hội hoa xuân Yeouido, lễ hội hoa anh đào ở hồ Seokchon,… Còn ở Đài Loan thì có hẳn một festival hoa anh đào ở làng văn hóa Cửu Tộc, diễn ra vào tháng 3 hằng năm, là quãng thời gian đẹp nhất để cả nghìn cây anh đào tỏa sắc.
Theo congly.vn
Hoa anh đào khoe sắc thu vàng nước Nhật
Chẳng phải chỉ mùa xuân bạn mới được chiêm ngưỡng hoa anh đào. Ở Aichi (Nhật Bản), giữa tháng 10, bên cạnh sắc đỏ của lá phong, loài hoa này vẫn hiên ngang nở rực một vùng trời.
Hoa anh đào nở nhiều nhất ở vùng Obara thuộc tỉnh Aichi (Nhật Bản). Tháng 10 đến cũng là lúc loài hoa này đua nhau nở, sau đó chờ đợi tháng kế tiếp để bung sắc trắng hồng một vùng trời. Khoảng thời gian này, Obara chào đón du khách bằng lễ hội Anh đào bốn mùa. Ảnh: Dadaemon.
Theo tiếng Nhật, loài hoa này có nghĩa là hoa đào bốn mùa. Thông thường, anh đào sẽ nở hoa vào mùa xuân khắp nơi trên đất nước Nhật. Thế nhưng, giữa sắc đỏ, vàng rợp trời của lá phong, đất nước Mặt Trời mọc còn có loài hoa trắng hồng nổi bật dưới nền trời xanh thẳm. Ảnh: Yup_yip.
Một chút điểm xuyết của lá vàng sắp tàn, chút đỏ rực của lá phong cuối thu, thêm sắc trắng hồng từ anh đào, những hình ảnh đó tạo nên bức tranh mùa thu xứ Phù Tang tuyệt đẹp, làm xao lòng khách thập phương. Ảnh: Guypraew, Tinkerflowers2017.
heo tương truyền, đầu thế kỷ 19, bác sĩ Genseki Fujimoto đã mang cây giống ở Nagoya về và gieo lên mảnh đất này. Từ đó, vì thích nghi tốt với khí hậu và thiên nhiên, Shikizakura đã dần dần phủ khắp vùng Obara và trở thành biểu tượng của nơi đây. Ảnh: Sakura_maamii.
Khoảnh khắc Mặt Trời bắt đầu ló dạng đằng đông là lúc hoa anh đào đẹp hơn bao giờ hết. Những bông hoa tinh khôi bung nở dưới tia nắng ban mai trong lành, nổi bật trên nền trời mùa thu xanh ngắt. Ảnh: Kuyou13, Karencita_abe, Guetekakumu, Yamomay.
Có khoảng 10.000 cây anh đào được nhân giống để làm đẹp mảnh đất Obara. Trong số đó, cây Maehora Shikizakura có tuổi thọ hơn 100 năm là biểu tượng chính của tỉnh Aichi, được chính quyền và người dân nơi đây bảo vệ một cách cẩn thận. Ảnh: Npstw.
Sự có mặt của hoa anh đào làm rực rỡ thêm khoảnh khắc giao mùa vốn đã rất lãng mạn. Tháng 11 là thời điểm hợp lý nhất để du khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn chốn phong cảnh hữu tình, thiên nhiên thơ mộng. Một nét đẹp nổi tiếng của mùa thu Obara. Ảnh: Awesomememoriesphotography.
Dạo quanh công viên dưới sắc hồng anh đào nghịch mùa, ngắm mưa hoa rơi đầy lối nhỏ, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào chốn thiên đường thơ mộng, huyền ảo. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây đã làm bao du khách ngỡ ngàng, mê đắm không nỡ rời đi. Ảnh: Kung_jitwadee.
Hàng năm, nơi đây tiếp đón hàng nghìn du khách đến thăm vào mùa lễ hội. Để ngắm nhìn vẻ đẹp của loài hoa này, bạn có thể ghé thăm các địa điểm như công viên Obara Fureai, bảo tàng giấy mỹ thuật Washi-no-Furusato, trung tâm Hokubu Seikatsu Kaizen hay Kawami Shikizakura-no-Sato. Ảnh: Shelly0521.
Ngoài ra, bên khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, bạn có thể trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa anh đào như hòa mình vào không khí sôi động của mùa lễ hội Washi, thử tài làm thơ Haiku hay tịnh tâm thưởng thức trà đạo. Ảnh: Nunui09.
Theo zing.vn
Giáng sinh ở các nước châu Á diễn ra thế nào? Không chỉ ở các nước phương Tây, lễ Giáng sinh ngày nay còn phổ biến ở các quốc gia châu Á với nhiều nét văn hóa độc đáo, thú vị. Nhật Bản: Mặc dù số người theo Công giáo chỉ chiếm khoảng 1% dân số Nhật Bản, Giáng sinh vẫn được xem là ngày lễ lớn, được chào đón nồng nhiệt ở quốc...