Họ xinh đẹp và đam mê tốc độ
Đường đua từ lâu đã không còn là độc quyền của nam giới. Ngay cả ở một số nước Trung Đông và châu Á vốn nặng quan niệm trọng nam khinh nữ cũng đã có những đội đua và tay đua nữ thực sự khiến cánh mày râu phải “ngả mũ”.
Hãy cùng “dạo” một vòng quanh thế giới xem phái đẹp đang khuynh đảo các đường đua ô tô như thế nào:
Đây là cái tên không thể không nhắc đến mỗi khi bàn chuyện các tay đua nữ, bởi cô đẹp, sở hữu thân hình chuẩn như một siêu mẫu, và quan trọng nhất, cô là tay đua nữ đầu tiên bước lên bục vinh quang tại hệ thống giải IndyCar.
Danica Patrick (Ảnh: SI)
Sinh năm 1982, người đẹp Mỹ gốc Ai Len này có niềm đam mê tốc độ từ thuở niên thiếu và bắt đầu sang Anh để có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp đua xe khi mới 16 tuổi.
Danh tiếng của Danica Patrick bắt đầu nổi lên từ năm 2005, khi cô đứng vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng của giải đua danh giá bậc nhất nước Mỹ:Indianapolis 500. Đó cũng là vị trí cao nhất mà một phụ nữ đạt được trong lịch sử gần 9 thập kỷ của giải này.
Năm 2008 tại Nhật, Danica đã trở thành người phụ nữ đầu tiên giành chiến thắng trong hệ thống giải IndyCar.
(Ảnh: AP)
Năm 2010, cô bắt đầu đua tại hệ thống giải NASCAR với chiếc Chevrolet Impala cho đội JR Motorsports. Thành tích cao nhất trong sự nghiệp của cô là vị trí thứ 4 tại chặng đua ở Las Vegas hồi tháng 3/2011 – thành tích cao nhất một phụ nữ đạt được tại giải NASCAR.
Cách đây 20 năm, Elaine Larsen đã gặp chồng tương lai, và cũng chính là người đưa cô đến với môn đua xe. Một lần duy nhất ngồi sau vô lăng một chiếc ô tô có khả năng đạt tốc độ hơn 480km/h đã thay đổi cuộc đời cô.
Giờ đây, cuộc sống của cô gắn liền với chiếc xe đua drag công suất 5.000 mã lực, chạy bằng nhiên liệu dùng cho máy bay phản lực.
Video đang HOT
Elaine Larsen, 45 tuổi, là một trong số ít phụ nữ tham gia đua drag với xe chạy bằng nhiên liệu dùng cho máy bay phản lực.
Cách đây 3 năm, Larsen tìm được một phụ nữ khác cũng có chung niềm đam mê tốc độ như mình – nữ phi công Marisha Falk, 25 tuổi. Và không lâu sau, hai người trở thành cộng sự trên đường đua.
Marisha Falk (trái) và Elaine Larsen trong một buổi họp báo quảng bá cho giải đua World Series of Drag Racing hồi cuối tháng 8 ở Mỹ (Ảnh: Quad-City Times)
Đây là tên đội đua nữ đầu tiên ở Trung Đông, gồm 6 người trong độ tuổi 20-35.
(Ảnh: SocDoc Studios)
Các thành viên của đội Speed Sisters đã phải vượt qua nhiều trở ngại và định kiến từ cả gia đình và xã hội để trở thành những ngôi sao trên đường đua.
“Chúng tôi có cảm giác hoàn toàn tự do khi ngồi sau tay lái,” Mona Ennab, 26 tuổi, một thành viên của Speed Sisters cho biết. “Đó là một cách tự giải phóng bản thân khỏi mọi thứ xung quanh.”
Mona Ennab, thành viên đội Speed Sisters, từng dự thi hoa hậu Palestine (Ảnh: NPR)
Sau chuyến đi tới đường đua Silverstone lừng danh ở Anh, đội đua nữ này ấp ủ tham vọng sẽ tham gia thi đấu ở tầm quốc tế.
Nếu gặp Leona Chin ngoài phố, bạn sẽ không thể đoán cô là “nữ hoàng drift của Malaysia”.
Leona Chin cho biết, tất cả bắt đầu sau lần cô mang chiếc Nissan Silvia đời 1989 yêu thích của mình tới xưởng sửa chữa và một thợ máy ở đó đã nói rằng chiếc xe rất lý tưởng cho việc drift. Sau đó, chính thợ máy này đã dạy cô những kỹ thuật drift cơ bản, như “vẽ bánh” (donut) và đi xe số 8. Cô bắt đầu sự nghiệp đua drift chuyên nghiệp từ năm 2006, khi vừa tròn 20 tuổi.
(Ảnh: Toc)
Leona Chin tiết lộ, danh sách những chiếc xe mơ ước của cô có: BMW M5, Lotus Exige S, và Lamborghini Reventon.
Hiromi Kajikuma hiện là một trong những nữ drifter hàng đầu Nhật Bản.
Sinh năm 1967, Hiromi tham gia môn drift từ năm 1996 và đến nay đã nổi danh không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới.
Nhật Minh
Theo dân trí
Những bước đột phá của phụ nữ trong lĩnh vực xe hơi
Từ chuyện ngày càng nhiều phụ nữ ngồi sau vô lăng đến chuyện tham gia vào lĩnh vực thiết kế, đua xe hay nắm quyền lãnh đạo trong các tập đoàn xe hơi, phái đẹp đang chứng minh "ô tô đâu chỉ dành cho nam giới".
Đòi quyền lái xe
Ban đầu là chuyện bằng lái xe. Dạng giấy phép lái xe đầu tiên được trao cho chính người sáng tạo ra xe hơi, ông Karl Benz năm 1888. Đến năm 1910, ở Đức mới có chuẩn giấy phép lái xe có đào tạo học viên và trải qua sát hạch. Phụ nữ lúc đó quen với việc đàn ông là người sử dụng xe, có bằng lái và giao thiệp bên ngoài, nên việc họ lái xe được xem như là một điều lạ.
Điều này đã đảo lộn vào năm 1929, khi Lillie Elizabeth McGee trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên có bằng lái xe, và sau đó đã lên tới chức Giám đốc công ty về công nghiệp giao thông vận tải. Theo gương Lillie, phụ nữ dần tự tin hơn khi lái xe và tham gia vào ngành giao thông vận tải, vốn là địa hạt của nam giới.
Ở đâu có văn minh, công bằng và nữ quyền, ở đó có phụ nữ sử dụng ô tô và ngược lại. Từ những năm 60, phụ nữ Mỹ, Âu đã lái xe ngày càng nhiều và ngày nay, con số thống kê người biết lái xe là gần tương đương giữa nam và nữ ở các nước phát triển.
Tham gia vào lĩnh vực thiết kế xe
Từ chỉ đơn thuần là ngồi sau vô lăng, phụ nữ bắt đầu tham gia sâu hơn vào mối quan hệ với những chiếc xe hơi, cụ thể là lĩnh vực thiết kế xe. Những nữ thiết kế xe hơi đầu tiên là 6 cô gái làm việc cho dự án thiết kế của J.Earl, Giám đốc thiết kế của General Motors với ý tưởng đột phá "Mốt và xe hơi". Earl biết đặt niềm tin vào con mắt nghệ thuật của phụ nữ trong lần giới thiệu bộ sưu tập "Dream Cars - những chiếc xe trong mơ". Earl nhận định: "Xe hơi nên xếp thứ hai trong mối quan tâm của các quý bà, đứng sau thời trang. Như vậy, nó sẽ trở nên đẹp và có tính biểu cảm hơn".
Phụ nữ đã sớm tham gia vào ngành thiết kế xe hơi.
Ông đã hoàn toàn đúng. 6 cô gái "Damsels of Design" đã tạo nên những sản phẩm mang phong cách lạ lẫm, làm say lòng không chỉ các quý bà, mà còn khiến cánh mày râu mê mẩn. Đơn giản, những chiếc xe ấy chở trên mình cả sức hấp dẫn ngọt ngào của người phụ nữ, và là điểm nhấn để xe hơi trở mình thành một tác phẩm nghệ thuật.
Thành công vang dội của GM trong thập niên 1960-1970 với những mẫu concept như Chevrolet Impala, Corvette Fancy Free, Cadillac Eldorado Seville hay Pontiac Bonneville là minh chứng cho sự đóng góp đáng ghi nhận của phụ nữ với ngành công nghiệp ô tô.
Thử sức trên đường đua
Phụ nữ lái xe, thiết kế xe, trước là lạ, sau này chuyện đó trở nên bình thường. Nhưng có một lĩnh vực mà cho đến bây giờ vẫn khá lạ để nói về mối quan hệ giữaphụ nữ và xe hơi, đó là đua xe. Từ những năm 60, phụ nữ đã có mặt trên trường đua ô tô. Năm 1976, Guthrie là tay đua nữ đầu tiên tham gia vào giải đua NASCAR và cũng là "chân dài" đầu tiên có mặt tại đường đua danh giá Indianapolis 500 năm 1977.
Guthrie (giữa) là tay đua nữ đầu tiên tham gia vào giải đua NASCAR.
Ngày nay, những cô gái xinh đẹp và tài năng đã nhiều phen khiến đồng nghiệp nam phải "ngả mũ" kính nể. Có thể kể đến những cái tên như Ashley Force - người phụ nữ đầu tiên giành chiến thắng tại giải Funny Car trong lịch sử NHRA, Troxel với chiến thắng Funny Car và 5 lần thắng giải Top Fuel, Erin Crocker - tay đua nữ duy nhất giành chiến thắng tại giải World of Outlaws...
Gây tầm ảnh hưởng
Vẫn là cái duyên tiền định với xe hơi, phụ nữ còn cho thấy, ô tô không phải chỉ dành cho nam giới, khi góp phần ảnh hưởng của mình đến ngành công nghiệp ô tô thế giới. Rất nhiều nữ nhi "mình hạc xương mai" nhưng lại "thét ra lửa" trong các tập đoàn ô tô nổi tiếng, trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành các đồng nghiệp nam của mình. Có thể kể đến Adriane M. Brown - Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vận chuyển Honeywell, Nicole Nason - Chủ tịch Hiệp hội An toàn Giao thông Quốc lộ Mỹ, Verena C. Kloos - Giám đốc thiết kế của tập đoàn BMW...
Verena C. Kloos từng là nhà thiết kế xe hơi cho Mercedes-Benz trước khi làm giám đốc thiết kế của tập đoàn BMW.
Theo Autodaily
Kiều nữ nóng bỏng trên đường đua Những đường đua luôn trở nên nóng bỏng hơn bởi những thiếu nữ khoe dáng với đầy vẻ quyến rũ và hấp dẫn. Theo Bưu Điện Việt Nam