Hồ Xanh thần tiên ở Áo đổi màu vì nước tiểu du khách
Nước hồ Xanh, nơi có công viên chìm dưới đáy hồ mùa hè và nổi lên vào mùa đông đang có nguy cơ mất đi màu trong xanh bởi việc đi vệ sinh bừa bãi của du khách.
Hồ Gruener See hay còn gọi là hồ Xanh nằm ở tỉnh Styria, miền nam nước Áo có màu nước trong xanh mê hoặc, nhìn thấy tận đáy, hiện phải đối mặt với nguy cơ bị đục.
Cảnh sắc thần tiên ở hồ Xanh. Ảnh: Tobas Friedrich.
Theo The Local, nước hồ có thể mất đi vẻ đẹp thần tiên bởi tảo và nước tiểu của du khách. Hubert Sulzer thuộc trung tâm bảo tồn núi và tự nhiên địa phương cho biết “ du lịch thu hút và việc thiếu nhà vệ sinh” là hai trong số nhiều lý do khiến hồ đổi màu. Người dân địa phương đang yêu cầu chính quyền thực hiện quản lý lượng du khách tới hồ Xanh. Hiện đã có quy định cấm lặn hoặc bơi trong hồ từ ngày 1/1.
Gerald Weninger từ Hiệp hội du lịch Tragoss lại khẳng định vấn đề này có thể tự nó giải quyết được. “Khi trời trở lạnh, tảo sẽ biến mất. Nó luôn quay trở lại sau một mùa đông ấm áp hơn. Nhưng trong suốt mùa đông xuống tới – 10 độ C đến – 20 độ C, tảo sẽ chết”, Gerald nói.
Cây cầu chìm trong nước vào mùa hè. Ảnh: Caters News Agency.
Video đang HOT
Đây là điểm đến hấp dẫn của những người yêu thích lặn, đi bộ, và cắm trại, nổi tiếng bởi thế giới dưới nước tuyệt đẹp chỉ nổi lên cạn vào mùa đông. Khi mùa hè tới, toàn bộ khu vực rộng lớn lại chìm trong nước hồ trong vắt với màu xanh quyến rũ. Cây xanh, ghế đá, cây cầu và hoa đều nằm dưới đáy hồ sâu 12 m.
Suốt mùa hè và cuối mùa đông năm ngoái, 100.000 du khách đã đến tham quan hồ. Khu vực xung quanh hồ Xanh là một phần của công viên quốc gia.
Theo VNExpress
Vòng quanh thế giới với khóa tình yêu
Khóa tình yêu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu nhưng cũng là thứ gây tranh cãi ở rất nhiều quốc gia.
Khi hai người đến với nhau, họ tin vào một tình yêu lâu bền và hạnh phúc. Khóa tình yêu ra đời mang ý nghĩa buộc hai người lại với nhau, sau đó vứt chìa khóa đi như biểu tượng "bên nhau mãi mãi". Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khóa tình yêu đang phá hoại các kiến trúc và cơ sở hạ tầng. Nhưng kể cả việc chính quyền có loại bỏ hàng nghìn cái đi nữa thì hiện tượng này vẫn tiếp tục xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Ảnh chụp cầu đi bộ Pont des Arts ở Paris vào buổi đêm. Ảnh: Xynn Tii.
Khóa tình yêu trên cầu Hohenzollern, gần nhà thờ Cologne ở Đức. Cây cầu dài 410 m, treo đầy khóa tình yêu trên hàng rào và đến nay gần như đã không còn khe hở. Ảnh: Marc Oliver John.
Cầu Marienbrcke, có tầm nhìn về hướng lâu đài Neuschwanstein ở Đức là địa điểm được rất nhiều đôi ưa thích nhờ vẻ đẹp như bước ra từ những câu chuyện cổ. Ảnh: Freddy Enguix.
Tuy nhiên, hiện tượng này đã gây nên rất nhiều cuộc tranh cãi. Năm 2011, các quan chức ở Bamberg, Đức thông báo sẽ gỡ hết những ổ khóa, là nguyên nhân gây nên sự rỉ sét trên cầu Kettenbrcke. Thế nhưng trước sự phản đối dữ dội từ phía người dân và một số cuộc họp trong thị trấn, những ổ khóa cho đến nay vẫn được giữ lại. Ảnh: Frank Vincentz.
Khóa tình yêu ở Ottawa, Canada. Ảnh: Bust It Away Photography.
Một cây cầu ở Cuenca, Tây Ban Nha. Ảnh: Jesus Soiana.
Trong khi nhiều người tin rằng việc cắt ổ khóa tượng trưng cho những điều không may xảy đến trong mối quan hệ thì người khác lại nghĩ các ổ khóa này thật "chướng mắt" và đưa ra thông điệp: "Các bạn thả tự do cho tình yêu đi, còn để cây cầu lại cho chúng tôi". Ảnh: Mark.
Cầu tình yêu ở Serbia là nơi khóa tình yêu xuất hiện từ hơn 100 năm trước. Nguyên nhân xuất phát từ một câu chuyện kể về người con gái tên Nada, đến từ Vrnjaka Banja và chàng trai tên Reija. Họ hứa hẹn sẽ bên nhau mãi mãi cho đến khi Reija phải tham gia chiến tranh ở Hy lạp và rơi vào lưới tình với cô gái địa phương tên Corfu. Quá đau khổ vì bị phản bội, Nada ốm và qua đời sau đó. Kể từ lúc ấy, những cô gái trẻ Vrnjaka Banja vì muốn bảo vệ tình yêu đã viết tên của mình và người kia lên ổ khóa rồi móc lên cây cầu nơi Nada và Reija gặp nhau lần đầu tiên. Ảnh: White Writer.
Tuy nhiên, sự rỉ sét và ăn mòn tác động tới những cây cầu đã lên đến mức đáng báo động, gây ra mối đe dọa cho an toàn công cộng trong tương lai. Ảnh: Oiluj Samall Zeid.
Cầu Salzburg ở Áo. Ảnh: Alessandro.
Theo VNExpress
Hoa nở bạt ngàn trên thung lũng chết Tháng 2 là thời điểm rất nhiều du khách kéo về Death Valley (Thung lũng Chết) nơi chiếm giữ kỷ lục về nhiệt độ cao nhất thế giới, để tận hưởng "biển hoa vàng" nở giữa hoang mạc. Thung lũng Chết là một công viên quốc gia khô cằn nhất nước Mỹ, thuộc bang Nevada. Nơi đây chiếm giữ kỷ lục về nhiệt...