Họ vu oan ông Chấn để làm gì?
Từ ngàn đời nay, một trong những tội ác không thể tha thứ, đó là tội “ vu oan giá họa, bốc lửa bỏ tay người”. Thế nhưng họ đã nhẫn tâm gây ra tội ác tày trời này với ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình ông? Vì sao vậy? Họ làm thế để làm gì, vì mục đích gì? Họ có hai chữ gọi là “ lương tâm” không nhỉ?
Đó là câu hỏi day dứt mình suốt từ khi xảy ra vụ án oan thảm khốc của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Trước hết, phải khẳng định rằng họ là những người hiểu biết, có ăn có học nên chắc hẳn họ phải biết đó là tội ác trời không dung, đất không tha.
Một tội ác giết người không hơn không kém.
Việc ông Chấn không bị tử hình nhờ chính sách khoan hồng vì người bố liệt sĩ nằm ngoài sự toan tính của họ.
Thế mà họ đã nhẫn tâm thực hiện không phải một ngày, hai ngày mà là nhiều ngày. Cũng không phải một người hay hai người mà là nhiều người. Không chỉ thế, họ còn dàn dựng rất công phu, với các bài bản, lớp lang hẳn hoi…
Hủy hoại danh dự của cả một dòng tộc, đẩy một gia đình có 4 người con đến chỗ tan nát song 10 năm qua, có ai trong số họ dù chỉ một lần cảm thấy lương tâm mình áy náy? Có ai trong số họ run sợ trước quả báo, tâm linh?
Có lẽ không. Họ vẫn thản nhiên sống trong nỗi đau tận cùng của người vô tội. Họ vẫn lên chức, lên tước, lên lương…
Ngay cả khi những “cộng sự” của họ bị tai nạn thảm khốc, không biết từ sâu thẳm lương tâm, có bao giờ họ nghĩ đến điều “nhân quả” như tên bài báo nói về vụ việc này đăng trên Gia đình & Xã hội “”Thuyết nhân quả” trong vụ án oan tại Bắc Giang?”.
Video đang HOT
Mỗi con người, mỗi gia đình sống trên đời ai cũng có thể bất ngờ gặp tai nạn. Điều khác nhau là với người này thì nhận được sự sẻ chia, thương xỏt còn với người khác thì ngược lại.
Rồi đây, bằng sự nghiêm minh của luật pháp, ai gây nên nỗi oan sai cho ông Chấn sẽ phải chịu trách nhiệm. Song không chỉ có họ, vợ con và người thân của họ sẽ sống như thế nào trong mắt những người dân?
Đây là một nỗi đau lớn nhưng có lẽ cũng là sự công bằng “trời xanh có mắt” vì những gì họ “gieo gió” ra cho gia đình ông Chấn thì giờ đây, chính họ và gia đình họ lại “gặt bão”.
Vậy thì chả lẽ chỉ vì cái gọi là “thành tích” mà họ làm điều khủng khiếp này sao? Chả lẽ vì những tấm bằng khen hay một tràng vỗ tay, một lần lên chức, lên lương… mà họ nhẫn tâm làm điều độc ác này?
Theo thông tin mới đây, trong tất cả các bản tường trình của 6 điều tra viên liên quan còn khẳng định mình không ép cung ông Chấn!?
Ơ hay! Thế họa ông Chấn tâm thần chắc khi mà “tự nhiên như nhiên” lại nhận mình giết người để đối mặt với án tử hình rồi suốt 10 năm đằng đẵng kêu oan? Mà không thể có chuyện ông Chấn bị điên bởi nếu bị điên, ông Chấn đã không bị truy cứu trách nhiệm.
Rồi một Lý Nguyễn Chung nữa, tự nhiên không giết người lại nhận mình giết người để rồi vào tù và thốt lên rằng từ khi nhận tội, thấy lòng mình thanh thản?
Nói trắng ra, cho đến lúc này, ngay cả khi mọi chứng cứ đã rõ như ban ngày, họ vẫn không hề hối hận.
Rốt cuộc, họ có lương tâm không nhỉ và họ làm thế để làm gì nhỉ?
Theo Dân trí
Vụ án oan 10 năm: Hành trình giết người của hung thủ Lý Nguyễn Chung
Trong lúc đi sang nhà bà Hoan mua hàng, thấy trong tủ có tiền, Lý Nguyễn Chung đã ra tay sát hại nạn nhân. Sau khi gây án, Chung đã lấy đi số tiền vỏn vẹn 59 nghìn đồng và 2 chiếc nhẫn vàng của bà Hoan.
Chiều 6/11/2013, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã xét xử vụ "án oan 10 năm" của Nguyễn Thanh Chấn theo trình tự tái thẩm. Theo đó, Hội đồng thẩm phán đã quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm và sơ thẩm để điều tra lại vụ án.
Trước đó, có tình tiết mới xuất hiện làm thay đổi toàn bộ bản chất của vụ án. Đó là ngày 25/10/2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung ra đầu thú và thừa nhận đã giết chị Nguyễn Thị Hoan để cướp tài sản. Đối tượng Chung đã bị bắt tạm giam ngay sau đó để phục vụ công tác điều tra. Quyết định của Hội đồng tái thẩm có hiệu lực ngay.
Hung thủ Lý Nguyễn Chung giết người để cướp 59 nghìn đồng tiền mặt.
Tại cơ quan điều tra, Lý Nguyễn Chung khai nhận: Vào khoảng 19h30 tối ngày 15/8/2003, Chung đến cửa hàng của chị Hoan để mua dầu gội đầu. Khi đến nơi, thấy trong tủ kính của chị Hoan có tiền, Chung nảy ý định chiếm đoạt. Nhìn trước ngó sau thấy vắng người, Chung rút dao bấm rón rén đi vào nhà chị Hoan.
Lúc này, chị Hoan sơ hở, Chung lao vào đâm chị Hoan. Quá kinh hãi, chị Hoan bỏ chạy vào nhà, nhưng bị kẻ sát nhân lập tức đuổi theo sát hại. Trong lúc vật lộn với chị Hoan, Chung đâm trượt hai nhát vào tay trái của mình, đến nay còn để lại sẹo.
Gây án xong, Chung lạnh lùng mở tủ kính lấy toàn bộ số tiền 59 nghìn đồng rồi quay lại tháo hai chiếc nhẫn trên tay của nạn nhân. Trước khi ra về, y còn bình tĩnh tắt hết đèn và đóng cửa để tránh bị phát hiện. Trên đường về, Chung vứt con dao bị gãy chuôi xuống mương cách hiện trường khoảng vài chục mét. Đến nhà, Chung tắm rửa và ngâm bộ quần áo dính đầy máu để xóa dấu vết vụ án.
Khi nhìn thấy chậu quần áo đầy máu của con trai mình, ông Chúc, bố Chung biết mọi chuyện. Thay vì khuyên con đầu thú, ông bàn với Chung trốn về quê gốc của mình ở Lạng Sơn. Tại Lạng Sơn, Chung kể lại sự việc với Lý Văn Phúc là anh trai của mình rồi đưa hai chiếc nhẫn cho Phúc. Biết chuyện, một lần nữa, Phúc lại vay tiền cho Chung để trốn vào Đắk Lắk. Đến năm 2005, Phúc bị một đám côn đồ chém chết.
Ông Chấn trở về sau 10 năm tù oan.
Cơ quan điều tra tiến hành kiểm chứng lời khai của Chung và nhận định những lời khai của Chung đều đúng sự thật. Anh Nguyễn Hữu Thanh, trú cùng thôn với Chung cho biết, trước đó đã cùng Chung mua con dao bấmkhi hai người cùng lên chợ Đồng Đăng - Lạng Sơn.
Chị Hoàng Thị Xướng, vợ Lý Văn Phúc xác nhận việc Chung đến nhà chị cuối năm 2003, có việc bàn riêng với chồng chị.
Sau đó, Phúc cũng kể với chị Xướng việc người em giết người. Thấy chồng cầm hai chiếc nhẫn, chị Xướng mới bảo chồng mang nhẫn đi nơi khác vì đó là của người chết.
Từ đó, Chung trốn vào Đắk Lắk, phiêu bạt rồi lấy vợ và trú tại thôn ĐoànKết, Eakamut, huyện Eaka, tỉnh Đắk Lắk.
Trong lúc khám nghiệm, người nhà nạn nhân cũng phát hiện vết đeo nhẫn trên tay chị Hoan và đề nghị làm rõ những tài sản của chị Hoan bị mất.
Tại phiên tòa, bà Nguyễn Thị Hội, mẹ nạn nhân cũng đề nghị HĐXX buộc bị cáo Chấn phải bồi thường hai chiếc nhẫn nhưng đã không được xem xét.
Bà Nguyễn Thị Lành, mẹ kế của Chung cho biết, từ khi Viện KSND tối cao vào cuộc điều tra lại vụ án, ông Chúc thường xuyên bóng gió, đe dọa vợ vì cho rằng bà Lành đã làm lộ vụ Chung giết người. Theo bà Lành: "Ông Chúc còn tuyên bố nếu thằng Chung bị bắt thì ông sẽ tự vẫn và trước khi chết sẽ phải cho tôi chết theo".
Ngày 11/11, sau gần một tuần xin được về để đón chồng là ông Nguyễn Thanh Chấn, bà Nguyễn Thị Chiến đã phải trở lại bệnh viện tâm thần để điều trị dứt điểm bệnh tình của mình. Anh Nguyễn Chí Quyết - con ông Nguyễn Thanh Chấn cho biết: Bà Chiến đang điều trị tại bệnh viện nhưng nghe tin bố được thả về, gia đình anh đã lên xin cho bà Chiến về một ngày đề đón bố. Tuy nhiên, do lịch về của ông Chấn bị chậm nên gia đình đã xin bệnh viện cho bà Chiến được ở nhà thêm 3 ngày nữa. Ngày 11/11, gia đình đã đưa bà Chấn lên viện để tiếp tục điều trị.
Quố c Cư ờng - Xuân Thái
Theo Dantri
Lộ diện những "đòn nghiệp vụ" của điều tra viên "Bức cung", "Dùng nhục hình" không chỉ là hai tội danh xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp mà còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Việc coi bị can chưa phải là tội phạm và đối xử đúng pháp luật chính là đạo đức của người làm nghề điều tra. Ngoài ra còn phản lại những bài học...