‘Hố tử thần’ ở HN: Cần điều tra toàn tuyến!
Cho dù chi phí khắc phục sự cố là rất nhỏ (chỉ khoảng 2-3 tỷ đồng), nhưng việc truy tìm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm để đảm bảo giữ vững niềm tin của nhân dân đối với dự án, với cơ quan quản lý.
Dự án đường Lê Văn Lương mới hoàn thành hơn 1 năm, là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và với lưu lượng giao thông rất thấp. Thế nhưng, dự án đã xuống cấp và xuất hiện “hố tử thần” vào ngày 19/8/2012 vừa qua.
Tuy nhiên, Sở GTVT Hà Nội lại cho rằng nguyên nhân chính là do cơn bão số 5 là không thuyết phục, có tính thỏa hiệp. Bài viết là góc nhìn của một kỹ sư giao thông gửi đến VietNamNet.
“Nhân tai” chứ không phải thiên tai
Nền đường của dự án có chiều cao đắp rất thấp, chỉ cao hơn bờ ruộng cũ chưa đầy 1m, do đó, yếu tố sụt trượt do nền đắp cao trên lớp địa chất yếu hoàn toàn được loại trừ.
Cho dù, thông thường các vụ sụt lún ở Việt Nam và trên thế giới, bao giờ người ta cũng phải nghĩ đến yếu tố đầu tiên là độ ổn định của nền đường đắp cao trên nền đất yếu. Do đó, nguyên nhân về giải pháp thiết kế đường chắc chắn sẽ không được xét đến trong trường hợp này.
Qua khảo sát thực tế, hàng cọc cừ thép (cọc Larsen) do Nhà thầu Tổng công ty Sông đà vẫn còn nguyên, không phải như một số báo chí đã đăng là do rút hệ cọc cừ thép.
Thậm chí, hệ cọc Larsen này không được thiết kế khung giằng phía trên đỉnh, nhưng chuyển vị xuất hiện nhỏ, chứng tỏ nguyên nhân do thi công hệ cọc này cũng được loại trừ nếu phía Sông Đà – Thăng Long thi công đúng kỹ thuật (nước không rò rỉ qua hệ khung vây).
Có một số ý kiến đưa ra là do thi công tầng hầm của tòa nhà sát ngay cạnh, tạo thành hố, dẫn đến cát nền đường chảy qua hàng cọc cừ cũng không thuyết phục, vì theo cấu tạo vốn có của hệ cọc Larsen, việc cát chảy qua hệ cọc này là không thể.
Cho dù chi phí khắc phục sự cố là rất nhỏ (chỉ khoảng 2-3 tỷ đồng), nhưng việc truy tìm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm để đảm bảo giữ vững niềm tin của nhân dân đối với dự án, với cơ quan quản lý.
Cũng có ý kiến cho rằng, thiết kế và thi công cống tròn không có đế cống. Tuy vậy, qua khảo sát thực tế ở hiện trường, đế cống vẫn còn nguyên ở vị trí chưa bị sạt lở.
Việc có đế cống, và thông thường mối nối được bố trí ở giữa thân cống, nhưng vẫn bị cuốn trôi chứng tỏ một thực tế là đất, cát quanh cống đã bị cuốn trôi với khối lượng khủng khiếp, và khi nước bung ra từ mối nối bị hở, hoặc cống bị gãy, lượng nước trong lòng cống với áp suất lớn đã cuốn trôi cả ống cống lẫn nền mặt đường gây ra hố tử thần.
Việc ống cống không bị biến dạng, càng củng cố nguyên nhân do nước cuốn trôi nền đường. Và quan trọng hơn, nguyên nhân từ việc sử dụng ống cống không đạt chất lượng cũng bị loại trừ, việc kiểm định ống cống vì thế, cũng không cần thiết.
Như vậy, nguyên nhân xói lở do dòng nước chảy qua hệ thống cống là rõ ràng nhất. Việc rò rỉ nước qua hệ thống ống cống rất có thể xuất hiện từ rất lâu, theo thời gian, nước trong lòng cống đã thoát qua các khe hở giữa các ống cống, làm xói lở ngầm cát đắp của nền đường, và cơn mưa lớn ngày 19/8/2012 chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi.
Video đang HOT
Việc cát nền đường theo dòng nước bị cuốn trôi dần, gây “rỗng” nền đường, kết hợp với điều kiện mưa ẩm, gây nên trạng thái bão hòa đất, cát nền đường, đưa toàn bộ đất, cát nền đường vào trạng thái bất lợi nhất về sức chịu tải, kết hợp với dòng nước ở trong ống cống quá lớn, thậm chí có thể ống cống bị tắc nghẽn, gây nên động năng lớn, đã phá hủy toàn bộ liên kết của ống cống, và từ đó, phá hủy toàn bộ nền, mặt đường, gây nên hố tử thần.
Ngoài ra, cần phải xem xét đến yếu tố duy tu, bảo dưỡng con đường kể từ khi hoàn thành. Bởi, rất có thể do việc duy tu, bảo dưỡng không thường xuyên, nên các hố ga đã bị tắc (nhất là khu vực này đang là đại công trường xây dựng).
Vì thế, khi lượng nước trong lòng cống quá lớn, chảy với vận tốc lớn, nhưng bị dồn lại, sẽ phá vỡ hệ thống mối nối cống.
Việc thi công nền đường, ống cống của nhà thầu cũng cần được xem xét lại, vì nếu hệ thống cống được thi công tốt, không dễ gì các mối nối bị phá vỡ một cách dễ dàng như vậy.
Nhất là việc thi công cống trên nền đất yếu, liệu đã được xử lý nền móng cống? Khi đường Lê Văn Lương, dù là đường đô thị, những được qui hoạch là đường trục hướng tâm của Thủ đô, do đó, nó đã được thiết kế cho tải trọng lớn chạy qua.
Để đi tìm nguyên nhân chính thức của sự cố hoàn toàn không khó. Bởi, như đã phân tích ở trên, yếu tố thiết kế đã được loại trừ, do đó, không cần phải khảo sát địa chất để kiểm toán độ ổn định của nền đường.
Việc tìm nguyên nhân, đơn giản chỉ cần khảo sát hướng dòng chảy, hiện trạng của cửa thoát nước, hướng thoát nước và tính toán lưu lượng dòng chảy, khảo sát sự liên hệ của dòng chảy tới hệ thống ống cống, rãnh tới hồ điều hòa.
Từ hồ sơ hoàn công của dự án, cần phải kiểm tra việc gia cố các cửa xả, thi công mối nối ống cống, cũng như chế tạo ống cống, quá trình thi công nền đường, đặc biệt là công tác xử lý nền móng của hệ ống cống là rất quan trọng… để truy tìm các nguyên nhân chủ quan khác.
Từ đó, mới đưa ra được kết luận cụ thể, cũng như phương án khắc phục hiệu quả.
Cần mở rộng điều tra cho toàn tuyến đường
Việc cần làm của các cơ quan chức năng là cần sớm xem xét, đưa ra kết luận về nguyên nhân, để khắc phục sự cố.
Trong phương án khắc phục, rất cần thiết phải đưa ra kế hoạch đào bỏ toàn bộ phần còn lại của nền đường, để khắc phục triệt để sự cố, đồng thời, khảo sát các mối nối của phần ống cống chưa bị vỡ, nhằm có căn cứ khoa học kết luận nguyên nhân sự cố.
Có thể, cần phải mở rộng hố tử thần theo hướng dọc con đường, để đảm bảo xử lý hết sự ảnh hưởng của phần nền đường kế cận, để đảm bảo quá trình thi công, khắc phục sự cố được an toàn, triệt để.
“Vấn đề cần làm của Sở GTVT Hà Nội là phải thực hiện kiểm tra, kiểm định ngay toàn bộ khu vực khác trên toàn bộ Dự án, để xác định có nguy cơ tiềm ẩn từ những vị trí khác hay không”.
Việc tính toán, cân nhắc bổ sung ống cống, hoặc thiết kế lại loại hình cống thoát nước cũng có thể là phương án cần được cân nhắc, để nâng cao hệ số an toàn cho công trình.
Cần phải khảo sát cả hệ thống thoát nước dọc con đường, xem xét đến khả năng thoát nước từ cống ngang sang cống dọc, để thoát ra hồ điều hòa có đảm bảo hay không. Từ đó, đề xuất phương án thi công một cách khoa học, chắc chắn.
Qua sự cố này, cơ chế giám sát chất lượng công trình theo dạng BOT (đổi đất lấy hạ tầng), cũng như việc khai thác, duy tu, quản lý dự án sau khi hoàn thành rất cần được xem xét một cách thấu đáo.
Cho dù chi phí khắc phục sự cố là rất nhỏ (chỉ khoảng 2-3 tỷ đồng), nhưng việc truy tìm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm để đảm bảo giữ vững niềm tin của nhân dân đối với dự án, với cơ quan quản lý. Và hơn hết, cần phải khảo sát xem hiện tượng này liệu có còn tiếp tục xảy ra ở các vị trí của xả khác, khi mà mùa mưa bão năm nay còn tiếp diễn với mức độ theo dự báo là còn phức tạp hơn, để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông trên tuyến đường này.
Việc Sở GTVT Hà Nội đánh giá nguyên nhân chính là do mưa bão, thì cần phải xem lại cách đánh giá đã khách quan, đúng luật hay chưa.
Thông thường, để đánh giá sự cố, cần phải có một nhóm chuyên gia độc lập xác định. Hoặc, nếu trong hợp đồng xây lắp Chủ đầu tư có mua Hợp đồng bảo hiểm công trình, thì Chủ công trình (Tập đoàn Nam Cường) phải có văn bản báo cáo ngay cho bên Bảo hiểm, để Bảo hiểm mời tư vấn giám định độc lập đến để xem xét bồi thường.
Vấn đề cần làm của Sở GTVT Hà Nội là phải thực hiện kiểm tra, kiểm định ngay toàn bộ khu vực khác trên toàn bộ Dự án, để xác định có nguy cơ tiềm ẩn từ những vị trí khác hay không.
Đặc biệt, việc Sở GTVT Hà Nội chủ trì “phân công” Tập đoàn Nam cường và Sông đà- Thăng Long, TEDI… giải quyết vụ việc, vô hình trung đã làm không đúng vai trò, trách nhiệm. Vì thế, hiệu quả sẽ không cao.
Theo VNN
"Hố tử thần": Nguyên nhân chưa tỏ đã ló điểm ... "vênh"
Mặc dù nguyên nhân xuất hiện "hố tử thần" trên đường Lê Văn Lương chưa được làm rõ, nhưng đã bắt đầu lộ diện những điểm vênh giữa cơ quan quản lý nhà nước với các nhà khoa học.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, không thể đổ lỗi cho mưa bão khi chất lượng công trình vẫn còn là một dấu hỏi. Thậm chí, lúc này, trách nhiệm còn được "tìm đến" cả những "ông lớn" như Sở Xây dựng và Sở GTVT Hà Nội chứ không chỉ riêng Tập đoàn Nam Cường và Công ty CP Sông Đà Thăng Long.
Trách nhiệm thuộc về ai
Trao đổi với báo chí sáng 21/8, ông Nguyễn Quốc Hùng, giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, nguyên nhân dẫn đến "hố tử thần" trên đường Lê Văn Lương là do mưa lớn ảnh hưởng của bão số 5 gây trượt sụt nền dẫn đến gãy đường ống, tạo ra sự cố hố sụt đường.
Tuy nhiên, chiều cùng ngày, trong cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, ông Nguyễn Hoàng Linh, phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, "hố tử thần" xuất hiện trên đường Lê Văn Lương là sự việc bất khả kháng. Dưới sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, hiện nay, Sở GTVT đang phối hợp với đơn vị có liên quan xác định nguyên nhân xảy ra sự cố. "Không thể một sớm, một chiều có thể xác định được nguyên nhân dẫn đến sự cố trên đường Lê Văn Lương. Hiện chúng tôi đang tích cực khắc phục sự cố và tìm nguyên nhân sụt đường. Chúng tôi sẽ sớm lựa chọn đơn vị độc lập vào giám định nguyên nhân", ông Linh nói.
Hố tử thần trên đường Lê Văn Lương xuất hiện sau cơn bão tố số 5
Liên quan đến trách nhiệm của Sở Xây dựng Hà Nội trong vấn đề này, ông Tuấn cho hay, kết luận nguyên nhân phải dựa trên kết luận kiểm định công trình, những ảnh hưởng gây ra sự cố. Các cơ quan liên quan cần mời một đơn vị tư vấn đủ năng lực kiểm định, đánh giá toàn bộ hiện trạng, theo hồ sơ thi công tại vị trí đó. "Sở Xây dựng sẽ mời các chuyên gia của Bộ Xây dựng, Bộ GTVT thẩm định, xác định nguyên nhân sụt lún", ông Tuấn nói.
Khi nguyên nhân chưa được sáng tỏ, hai bên liên quan trực tiếp là Tập đoàn Nam Cường và Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long vẫn đá quả bóng trách nhiệm cho nhau. Đại diện Tập đoàn Nam Cường (chủ đầu tư tuyến đường) khẳng định, tuyến đường trục phía bắc Hà Đông đảm bảo an toàn chịu lực và chất lượng công trình theo đúng quy định, đã đưa vào sử dụng đã 3 năm. "Hố sụt lún trên mặt đường không thể xảy ra nếu không có tác nhân bên ngoài là mưa bão và việc thi công tòa nhà gần đó với 3 tầng hầm của Công ty Sông Đà Thăng Long", vị này nhấn mạnh.
Phản bác lại ý kiến trên, đại diện Công ty CP Sông Đà Thăng Long (chủ công trình sát hố sụt) nói: "Chúng tôi không rút cừ tại chân công trình vì còn tiếp tục thi công một số tòa nhà. Do vậy, thông tin gây ra sự cố do chúng tôi rút cừ là không đúng. Chúng ta cần phải chờ đợi kết luận của cơ quan chức năng". Vị này cũng cho rằng, về hiện tượng nước phụt lên từ dưới mặt đường là do hệ thống cống ngầm bị phá hủy. Nước tràn qua đường và tràn vào các hố móng của công trình nên Sông Đà Thăng Long muốn tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sự cố vì để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới công trình đang thi công.
Nhiều "ông lớn" bị liên đới trách nhiệm
Trao đổi với PV, PGS.TS Tống Trần Tùng, phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện tượng sụt lún xuất hiện trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) xảy ra cách đây vài ngày không giống như những vụ "hố tử thần" từng xuất hiện tại TP Hồ Chí Minh. Theo nhận định của cá nhân tôi, hiện tượng sụt lún rất có thể do tác động của công trình xây dựng bên cạnh, chứ không phải do thiên nhiên như hố sụt dưới lòng đất. Căn cứ theo ảnh chụp mắt cắt "hố tử thần", có thể dự đoán đây không phải lỗi của đơn vị thi công đường. Tuy nhiên, lỗi cụ thể thế nào, trách nhiệm thuộc về ai, cần do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh.
Dưới góc độ chuyên gia, PGS Tống Trần Tùng nhận định, sự việc này sẽ trở lên phức tạp bởi nó liên quan đến khá nhiều bên. Không chỉ riêng đơn vị đầu tư, thi công là Tập đoàn Nam Cường mà Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long (chủ dự án Usilk City sát hố sụt) cũng phải chịu trách nhiệm. Không những thế, các cơ quan quản lý nhà nước mà trước tiên là Sở Giao thông Vận tải, thậm chí Sở Xây dựng - đơn vị cấp phép xây dựng cho dự án Usilk City cũng phải chịu liên đới.
Ông Tùng lấy ví dụ, không ít trường hợp, kể cả công trình dân sinh bị lún, nứt do ảnh hưởng của các công trình bên cạnh. Điều quan trọng, đơn vị cấp phép xây dựng phải tính toán đến những sự cố này và có phương án đảm bảo an toàn của công trình lân cận. Không những thế, trong suốt quá trình thi công, họ phải kiểm tra, kiểm soát để tính đến những tai biến.
"Lý thuyết là thế, nhưng thực tế, khâu cấp phép xây dựng, thẩm định dự án, kiểm soát thi công của chúng ta còn tồn tại quá nhiều vấn đề. Cơ quan quản lý chỉ cấp phép xong và gần như để đấy, khi xảy ra sự cố mới quay ra cãi nhau, đổ trách nhiệm cho nhau. Đó là tình trạng xảy ra khá nhiều hiện nay và dường như vẫn chưa có thuốc đặc trị. Theo tôi, dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị thẩm tra thẩm định cho dự án xây dựng phải chịu trách nhiệm đầu tiên", PGS Tùng nói.
TS Khuất Việt Hùng, phó viện trưởng Viện quy hoạch quản lý GTVT cho rằng: "Nguyên nhân sâu xa của sự cố này là vấn đề kỹ thuật. Cần phải xem xét lại việc làm nền móng đúng hay chưa. Bên cạnh đó, là vấn đề thiết kế, thi công đường ống thoát nước đã đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng hay không?. Theo tôi được biết, rất nhiều công trình làm việc này không tốt. Cũng có thể không loại trừ khả năng do sụt móng của công trình bên cạnh. Đó là những nguyên nhân hoàn toàn mang tính kỹ thuật".
Ông Bùi Trung Dung, phó cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: "Về sự cố "hố tử thần", nguyên nhân ban đầu có thể xác định là do rò rỉ nước gây sụt lún. Tuy nhiên vẫn phải kiểm định kích thước đường ống cống, khả năng chịu lực của cống. Để xác định chính xác nguyên nhân sự cố, cơ quan chức năng cần kiểm tra số liệu quan trắc của công trình thi công thuộc Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long như độ lún, độ nghiêng của cừ bảo vệ đã ảnh hưởng đến khu vực lân cận như thế nào. Nếu công trình này tạo dịch chuyển đất thì có thể gây rò rỉ nước trong cống ngầm, kéo cát từ trên xuống và gây vỡ đường ống".
Trao đổi với PV Người đưa tin, TS Trần Tân Văn, viện trưởng Viện Khoa học Địa chất khoáng sản (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cho rằng, nền địa chất tại khu vực đường Lê Văn Lương, nơi xảy ra hiện tượng "hố tử thần" hoàn toàn bình thường. Rất có thể, nguyên nhân gây sụt lở đường là do khâu thi công lắp đặt đường ống thoát nước có vấn đề.
TS Văn phân tích, nước luôn luôn là thủ phạm trong các vụ sụt sập, sụt lún nền đất, tạo nên các khoảng trống ngầm trong nền đất. Điều này cũng đúng cả trong trường hợp các "hố tử thần" ở một số đô thị lớn nằm trên nền đất yếu như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nước rò rỉ từ từ các ống cống cũ bị vỡ hoặc từ các mối nối cống, các hố ga, thậm chí từ các hộp dây điện, điện thoại ngầm mới đặt... Đối với "hố tử thần" trên đường Lê Văn Lương, không loại trừ khả năng công trình xây dựng bên cạnh đào móng quá sâu khiến đất cát dưới lòng đường bị xói lở, chảy xuống gây sụt lún.
Trả lời câu hỏi của PV về trách nhiệm của các bên liên quan khi để xảy ra sự cố này, TS Khuất Việt Hùng, phó viện trưởng Viện quy hoạch quản lý GTVT bày tỏ: "Điều cần nhất lúc này chính là cần sớm công bố nguyên nhân, làm rõ ai đúng ai sai, trấn an dư luận. Từ đây, gióng lên một hồi chuông về chất lượng các công trình hạ tầng, đặc biệt là các công trình giao thông".
Điểm hạn chế đã bộc lộ từ hệ thống đường ống cống Cũng liên quan đến sự cố hy hữu giữa Thủ đô này, PGS. TS Trần Chủng, nguyên cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) phân tích: "Hệ thống đường ống cống ở tuyến đường huyết mạch Lê Văn Lương có đường kính khoảng 1m thì quá nhỏ, đây như là đường cống nhánh chứ không phải là cống chính. Do vậy, khả năng tiêu thoát nước cho khu vực này hạn chế. Khi mưa lớn, áp lực nước trong cống ngầm tăng cao cũng có thể gây sự cố. Không những thế, nhiều khả năng như khảo sát địa chất chưa kỹ, sự đầm nén khi thi công đường không tốt, cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự cố". Theo VNE
Nên khởi tố vụ án sụt lở đường Lê Văn Lương Trong khi Tập đoàn Nam Cường và Công ty CP Sông Đà Thăng Long tiếp tục đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân gây sụt lở đường Lê Văn Lương đoạn qua P.Vạn Phúc (Q.Hà Đông, Hà Nội), trao đổi với Thanh Niên Online, luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng văn phòng luật An Phát Phạm nêu ý kiến: Nên khởi tố vụ...