‘Hố tử thần’ bí ẩn xuất hiện ở Siberia
Khi đoàn truyền hình Nga bay qua lãnh nguyên Siberia mùa hè này, họ phát hiện ra một ‘hố tử thần’ với độ sâu 30 m cùng đường kính khoảng 20 m.
Các nhà khoa học tới giờ vẫn chưa biết chính xác chiếc hố lớn và sâu vậy hình thành thế nào. Đây là “hố tử thần” thứ 16 ở vùng được phát hiện từ 2014 tới nay.
Đã có nhiều giả thiết ban đầu khi chiếc hố đầu tiên được phát hiện gần mỏ đầu khí ở bán đảo Yamal ở tây bắc Siberia như do va chạm thiên thạch, UFO hay sự sụp đổ của kho chứa quân sự ngầm, theo CNN.
Các nhà khoa học giờ cho rằng chiếc hố có liên quan tới sự tích tụ của khí methane. Dù vậy, hiện còn nhiều câu hỏi các nhà khoa học chưa trả lời được.
Miệng hố khổng lồ mới nhất được phát hiện ở Siberia. Ảnh: Vesti Yamal.
Năm 2014, miệng hố đầu tiên xuất hiện trên bán đảo Yamal sau mùa hè nắng nóng bất thường. Theo các nhà khoa học, hiện tượng này có tên khoa học là hydrolaccoliths – gò đất có lớp băng ngầm, tồn tại ở các môi trường đóng băng vĩnh cửu như Bắc Cực và cận Bắc Cực.
Video đang HOT
Các gò đất này tự hình thành khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy khiến khí methane tích tụ bên dưới bề mặt Trái Đất. Khi áp suất của hỗn hợp khí vượt quá 12 atm, khí methane tích tụ lâu năm được giải phóng khiến gò đất phát nổ.
“Hiện tại, chưa có giải thích thỏa đáng nào về sự hình thành hiện tượng phức tạp này”, Evgeny Chuvilin, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo (Nga), người đến khảo sát miệng hố mới nhất, cho biết.
“Có thể chúng đã hình thành trong nhiều năm nhưng rất khó để ước tính chính xác. Vì các ‘hố tử thần’ thường xuất hiện ở những khu vực không có người ở và hẻo lánh tại Bắc Cực nên thường không có ai nhìn thấy và báo cáo về chúng”.
“Ngay cả bây giờ, các hố sâu chủ yếu được phát hiện một cách tình cờ trong các chuyến bay trực thăng thông thường, không mang tính khoa học và cũng không phải do các thợ săn hay người chăn nuôi tuần lộc nhìn thấy”, ông Chuvilin nói thêm.
Tầng đất đóng băng vĩnh cửu, chiếm khoảng 2/3 lãnh thổ Nga, là một hồ chứa khí methane tự nhiên khổng lồ, loại khí nhà kính mạnh. Các mùa hè nóng nực trong những năm gần đây, bao gồm cả năm 2020 tại khu vực có thể góp phần tạo ra những miệng hố này.
Hố sụt khổng lồ bất ngờ xuất hiện ở Siberia
Một bong bóng khí mê-tan phồng lên bên dưới lớp băng vĩnh cửu tan chảy của Siberia không biết có từ bao giờ đã vỡ ra để tạo thành một miệng hố như cái phễu khổng lồ sâu đến 50 mét.
Hình ảnh hố sụt xuất hiện ở Siberia.
Hố khổng lồ lần đầu tiên được phát hiện khi các nhà khoa học thực hiện cuộc điều tra từ trên cao, họ tìm thấy những khối băng và đá thậm chí văng ra xa tâm chấn hàng trăm mét. Túi khí mê-tan an toàn một thời đã biến mất từ lâu, và chỉ còn lại một khoảng trống khổng lồ ở nơi nó từng ở.
Không rõ phễu khổng lồ hình thành khi nào, hay biến đổi khí hậu có đóng vai trò gì không, nhưng vào năm 2014, một thứ kỳ lạ tương tự và cũng đáng lo ngại không kém đã được phát hiện trên bán đảo Yamal ở tây bắc nước Nga, sau một loạt mùa hè ấm áp bất thường.
Trên thực tế, đây ít nhất là cái phễu khổng lồ thứ 17 được phát hiện cho đến nay trong khu vực và là cái lớn nhất được tìm thấy trong những năm gần đây.
Phễu khổng lồ được cho là kết quả của sự sụp đổ đột ngột của các ngọn đồi hoặc sự phình to của các lãnh nguyên, chúng hình thành khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy gây ra sự tích tụ khí mê-tan bên dưới bề mặt.
Liên quan đến biến đổi khí hậu do con người gây ra, Bắc Cực đang trải qua sự sụp đổ nhanh chóng của lớp băng vĩnh cửu. Trong khi hiện tượng hố sụt có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi này, vẫn có rất ít nghiên cứu điều tra xem biến đổi khí hậu gây ra sự sụp đổ cụ thể như thế nào.
Khí mê-tan là khí nhà kính mạnh gấp 84 lần so với khí carbon dioxide, vì vậy việc giải phóng các kho dự trữ khổng lồ của khí này có thể khởi động một vòng phản hồi luẩn quẩn có thể khiến cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu hiện nay thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Phân tích hình ảnh lịch sử quay của những năm 1970, một nghiên cứu năm 2017 cho thấy các hố như ống phễu ở Siberia đã mở rộng trong những năm gần đây. Điều này cho thấy lớp băng vĩnh cửu tan chảy ít nhất là một phần thúc đẩy các loại sụp đổ này và thúc đẩy sự giải phóng các kho chứa khí mê-tan ở Bắc Cực.
Cùng năm đó, một nghiên cứu khác đã tìm thấy 7.000 túi khí dưới bán đảo Yamal, ngay nơi chiếc phễu mới được phát hiện.
Tuy nhiên, không biết liệu những túi khí này có mới hay không. Tầng băng giá vĩnh cửu chiếm khoảng 2/3 lãnh thổ Nga ở một số khu vực xa xôi và khó tiếp cận nhất trên thế giới, chúng ta không có đủ tầm nhìn về những khu vực này.
Ngoài lượng khí mê-tan đáng kinh ngạc mà khu vực này một ngày nào đó có thể phun ra, các nhà khoa học cũng lo lắng điều gì sẽ xảy ra nếu lớp băng vĩnh cửu tan chảy gây ra những căn bệnh cổ xưa mà chúng ta không biết gì về nó.
Trên thực tế, điều này hoàn toàn có thể đã xảy ra. Năm 2016, một đợt bùng phát dịch bệnh than khiến một cậu bé 12 tuổi thiệt mạng, được bắt nguồn từ việc lớp băng vĩnh cửu tan băng, làm rò rỉ virus cổ xưa vào nước và đất của khu vực.
Đó cũng không phải là hậu quả nguy hiểm duy nhất. Chỉ trong năm nay, lớp băng vĩnh cửu tan chảy đã gây ra vụ tràn nhiên liệu tồi tệ nhất trong lịch sử Bắc Cực. Các nhà khoa học đang lo lắng về vị trí của nhiều đường ống và công trình nhiên liệu khác, đặc biệt là khu vực bán đảo Yamal đang bị đe dọa.
Ngay cả khi nó không phát tán virus hoặc gây ra sự cố tràn dầu, một hố sâu bất ngờ xuất hiện thường không phải là một dấu hiệu tốt.
Giải mã miệng hố khổng lồ hình thành sau vụ nổ lớn ở Nga Qua mùa hè nóng bức kỷ lục, miệng hố khổng lồ có chiều sâu hơn 50 m bất ngờ xuất hiện sau một vụ nổ lớn ở cực bắc nước Nga. Các chuyên gia tin rằng vụ nổ khủng khiếp xảy ra do sự tích tụ khí methane trong lớp băng vĩnh cửu ở khu vực này. Đây là miệng hố lớn thứ...