Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo sinh sống trên sông
Thanh Hóa phấn đấu trong 2 năm sẽ hoàn thành việc cấp đất ở và hỗ trợ xây dựng xong hơn 320 nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông lên bờ định cư.
Đây là một trong những nội dung được Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng kết luận tại hội nghị triển khai công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông tại các địa phương trên địa bàn tỉnh mới đây.
Theo đó, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo chưa có nhà ở, đang ở nhà tạm bợ, dột nát và ổn định đồng bào sinh sống trên sông”, đến nay, Thanh Hóa đã cấp đất, hỗ trợ xây dựng 812 nhà ở cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông; đã có 4 huyện: Hà Trung, Thường Xuân, Triệu Sơn và Hoằng Hóa hoàn thành việc bố trí đất ở cho đồng bào sinh sống trên sông. Đồng thời, nhiều địa phương đã tập trung hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Hiện Thanh Hóa còn 324 hộ đồng bào sinh sống trên sông cần được hỗ trợ về đất ở và kinh phí xây dựng nhà ở (Ảnh: CTV).
Tuy nhiên, tình trạng khó khăn về đất ở và hỗ trợ đồng bào nghèo sinh sống trên sông xây dựng nhà ở, ổn định đời sống chưa hoàn thành. Đến nay, Thanh Hóa vẫn còn 324 hộ đồng bào sinh sống trên sông cần được hỗ trợ về đất ở và kinh phí xây dựng nhà ở tại thành phố Thanh Hóa và các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy; trong đó có 308 hộ là đồng bào Công giáo, 53 hộ đã được cấp đất nhưng chưa có điều kiện làm nhà ở, 271 hộ chưa có cả đất ở và nhà ở.
Trong khi đó, đời sống của các hộ đồng bào sinh sống trên sông còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là các hộ nghèo, thu nhập thấp; cuộc sống không ổn định, tiềm ẩn nguy cơ cao rủi ro về tính mạng và tài sản…
Video đang HOT
Để giải quyết thực trạng trên, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu trong 2 năm 2022-2023 sẽ hoàn thành việc cấp đất ở và hỗ trợ xây dựng xong 324 nhà ở cho đồng bào nghèo đang sinh sống trên sông lên bờ định cư.
Theo đó, trong thời gian tới, UBND tỉnh Thanh Hóa được giao tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện việc cấp đất ở cho các hộ đồng bào sinh sống trên sông; bố trí quỹ đất xây dựng khu tái định cư và giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, việc miễn, giảm tiền sử dụng đất cho các hộ đồng bào nghèo sinh sống trên sông…
Các địa phương có liên quan tập trung chỉ đạo xây dựng đề án, kế hoạch giải quyết tình trạng khó khăn về đất ở và hỗ trợ đồng bào nghèo sinh sống trên sông xây dựng nhà ở, ổn định đời sống; báo cáo Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa trước 15/5.
Ngay trong tháng 4, những địa phương nêu trên khẩn trương chỉ đạo rà soát tiêu chí để công nhận hộ nghèo cho các hộ đồng bào sinh sống trên sông, bảo đảm cho người dân được thụ hưởng đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định.
Đối với thành phố Thanh Hóa, bên cạnh việc dành quỹ đất ở xây dựng các khu tái định cư, nghiên cứu thêm phương án xây dựng nhà ở xã hội thấp tầng, phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu về nhà ở của đồng bào.
Cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh và nguồn kinh phí từ ngân sách, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ các hộ đồng bào nghèo xây dựng nhà ở và từng bước giải bản tàu thuyền đối với những hộ đã có nhà ở.
Tiếp tục chăm lo đến lĩnh vực văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm người dân được tiếp cận với các dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục thiết yếu ngay khi chuyển đến nơi ở mới; đồng thời, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được đến trường học tập, nâng cao dân trí. Xây dựng và triển khai các phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế lâu dài, ổn định cho các cá nhân trong độ tuổi lao động sau khi lên bờ định cư.
Hạn chế tối đa các trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng phương tiện tàu thuyền để khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép.
Tòa Giám mục Thanh Hóa được đề nghị chung tay cùng cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh này tiếp tục chăm lo làm tốt hơn nữa việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào nghèo, đặc biệt là đồng bào Công giáo, nhằm thiết thực hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”…
Tỉnh ủy Thanh Hóa giao Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh này tiếp nhận, quản lý và cấp kinh phí kịp thời cho các địa phương từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để triển khai việc xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo sinh sống trên sông (mỗi hộ 50 triệu đồng).
Đề xuất giảm 3.500 tỷ đồng tiền thuê đất, thuê mặt nước
Bộ Tài chính đề xuất giảm số tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 là khoảng 3.500 tỷ đồng để hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng COVID-19 theo Nghị quyết 11/NQ-CP.
Giảm thuế đất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Ảnh: Danh Lam/TTXVN.
Chính sách này sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, góp phần duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.
Nghị quyết số 11/NQ-CP quy định: Giảm 30% tiền thuê đất, mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyển dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của COVID-19.
Bộ Tài chính đã hoàn thiện Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022. Theo đó, đề xuất đối tượng áp dụng kế thừa theo đối tượng được miễn tiền thuê đất năm 2021, có bổ sung thêm đối tượng thuê mặt nước và quy định tại Nghị quyết số 11 là trường hợp thuê đất trực tiếp với Nhà nước thể hiện bằng quyết định hoặc hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất, thuê mặt nước trả tiền thuê hàng năm.
Theo Nghị quyết số 11, điều kiện được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 là người thuê đất, thuê mặt nước phải ngừng sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, với chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chống dịch như hiện nay thì không giãn cách, cách ly trên phạm vi toàn xã hội để kiểm soát dịch. Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất không quy định điều kiện này như đã thực hiện năm 2021.
Cụ thể, đối tượng áp dụng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất, thuê mặt nước hằng năm do ảnh hưởng của COVID-19.
Theo dự thảo, quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đang được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Bộ Tài chính đề xuất thành phần hồ sơ gồm 2 loại văn bản nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính: Giấy đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 của người thuê đất, thuê mặt nước theo mẫu; bản sao quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước hoặc hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người nộp thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp; đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của thông tin.
Kết quả thực hiện giảm tiền thuê đất trong năm 2021 theo Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là khoảng 3.433 tỷ đồng. Trên cơ sở kết quả đã thực hiện của năm 2021, trường hợp thực hiện chính sách giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo đề xuất trên, số tiền thuê đất, thuê mặt nước dự kiến giảm khoảng 3.500 tỷ đồng trong năm nay.
Những suất cơm '0 đồng' nghĩa tình Xuất phát từ thực tế đại dịch COVID-19 kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống những người lao động nghèo trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Câu lạc bộ thiện nguyện 4U - FOR YOU vận động, quyên góp nguồn quỹ, tổ chức thường xuyên...