Hỗ trợ tiền để cải thiện bữa cơm cho học sinh nghèo vùng cao
Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei là trường vùng sâu, học sinh phần đông là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trường cũng không thuộc diện bán trú nên không có chế độ nấu ăn trưa cho học sinh.
Hàng chục giáo viên của trường đã tự góp tiền, góp gạo, mì tôm,…kêu gọi thêm mạnh thường quân cùng ủng hộ để nấu cơm trưa cho các em.
Đại diện Báo SGGP (bên trái) trao tiền hỗ trợ của Báo cho đại diện trường
Ngày 1-10, đại diện Báo SGGP tại Kon Tum đã đến thăm và trao tiền ủng hộ đợt 1 cho Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei (thị trấn Đắk Glei, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) để giúp trường có thêm kinh phí nấu cơm miễn phí cho học sinh nghèo.
Trước đó, Báo SGGP đã phản ánh việc các giáo viên của trường này lo sợ học sinh nghỉ học nên góp tiền nấu cơm trưa cho học sinh.
Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei là trường vùng sâu, học sinh phần đông là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trường cũng không thuộc diện bán trú nên không có chế độ nấu ăn trưa cho học sinh.
Trong khi đó, theo lịch học, có hàng chục em học mỗi ngày 2 buổi, nhưng bố mẹ thường xuyên lên rẫy nên không có người nấu ăn. Cũng có em sáng học, trưa về nhà nhưng chiều lại không đến lớp dù có lịch học.
Để các em không bị nghỉ học, hàng chục giáo viên của trường đã tự góp tiền, góp gạo, mì tôm, thịt heo, sau đó kêu gọi thêm mạnh thường quân cùng ủng hộ để nấu cơm trưa cho các em. Nhờ đó, từ tháng 9-2018 đến nay, hàng chục học sinh được ăn trưa miễn phí do chính các giáo viên của trường làm đầu bếp.
Video đang HOT
Bài viết đăng trên Báo SGGP đã làm nhiều bạn đọc xúc động, cảm mến trước tấm lòng của giáo viên vùng cao nơi đây. Và để giúp trường có thêm kinh phí để cải thiện bữa cơm cho các em, Quỹ Xã hội – Từ thiện Báo SGGP quyết định hỗ trợ 20 triệu đồng. Số tiền này chia làm 2 đợt, mỗi đợt 10 triệu đồng. Đợt 2 sẽ được trao vào đầu năm sau. Báo SGGP sẽ tiếp tục vận động để kêu gọi ủng hộ cho trường.
Thầy và trò Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei
Thầy Trần Xuân Ninh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei cảm ơn Báo SGGP đã quan tâm đến trường và cam kết sẽ sử dụng số tiền ủng hộ vào đúng mục đích chăm lo bữa ăn cho học sinh nghèo.
Thầy Ninh cũng thông tin thêm, trường có 411 học sinh, trong đó tỷ lệ học sinh người đồng bào chiếm hơn 66%… Riêng năm học 2019-2020, trường tự nấu ăn buổi trưa miễn phí cho từ 28-33 học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là những em ở xa trường, điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Bếp ăn tạm bợ ngay tại khuôn viên trường
Thầy Ninh cũng vui mừng cho biết, sau bài báo đăng trên SGGP, nhiều người ở xa biết việc làm có ý nghĩa của trường nên cũng có đặt vấn đề ủng hộ, giúp đỡ.
Theo thầy Ninh, cái khó khăn lớn nhất của trường hiện tại là chưa có bếp ăn và nhà ăn nên việc phục vụ ăn uống cho các em vẫn diễn ra tạm bợ ngay tại khuôn viên và phòng học. Để xây dựng được khu nhà ăn và bếp ăn ước tính chi phí khoảng 80 triệu đồng. Trường cũng mong muốn xây dựng được khu bếp ăn và nhà ăn để việc nấu ăn miễn phí thuận lợi, đảm bảo hơn nhưng do chưa có điều kiện nên vẫn chưa thể triển khai.
HỮU PHÚC
Theo SGGP
Thanh xuân nơi vùng cao
Bỏ phố, bỏ những cơ hội tốt, hai cô giáo trẻ Riáh Uối và Trà Thị Thu đã tình nguyện gắn tuổi thanh xuân của mình nơi đỉnh núi Ngọc Linh, dùng tâm sức đưa con chữ đến gần hơn với những trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số.
1.
Trường Mẫu giáo Phong Lan thuộc điểm Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập tọa lạc nóc Tắk Pổ (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), nơi có khoảng đất rộng trống trải và những thân cau yên bình. Nơi đó, mỗi sáng chiều lại rộn ràng tiếng học bài ê a của 34 học sinh bậc mẫu giáo, nhóm trình độ 1 (lớp 1) và nhóm trình độ 2 (lớp 2).
Gần một năm nay, cô giáo trẻ Riáh Uối (23 tuổi) về đứng chân ở đây cùng các em học sinh đồng bào Ca Dong. Là người Cơ Tu sinh ra và lớn lên tại xã Chơ Chun, huyện Nam Giang, Quảng Nam, cô gái trẻ Riáh Uối đã tình nguyện vượt hơn 200km để đến điểm trường trên nóc Tắk Pổ. "Tôi là người Cơ Tu nên cảm nhận được những khó khăn mà trẻ em đồng bào thiểu số gặp phải, nhất là trong việc học tập. Ngay từ nhỏ, mình đã mong muốn làm cô giáo để mang cái chữ truyền đạt lại cho các em", cô Riáh Uối chia sẻ. Do điều kiện đường sá đi lại khó khăn, thi khoảng một tháng Riáh Uối mới về nhà một lần, cũng có khi 2 tháng mới về.
Năm học mới này, cô Riáh Uối được phân công dạy mầm non tại điểm Trường Mẫu giáo Phong Lan. Nói là điểm trường nhưng đây chỉ là một ngôi nhà nhỏ được ngăn thành 2 lớp học: mẫu giáo và lớp ghép 1, 2. Vì độ tuổi khác nhau nên việc dạy cũng khác nhau; những bé 3 tuổi chủ yếu vui chơi, làm quen với việc đi học và tập phát âm cho đúng (chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Việt); những em 4 tuổi thì học đọc chữ số, tìm biết đồ chơi ở các góc; những em 5 tuổi học chữ cái, số từ 0 - 10, tập cầm bút...
Vì mới lên vùng cao dạy hợp đồng năm thứ 2 nên thu nhập của cô Riáh Uối chỉ khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng, nhưng điều đó không làm cô giáo trẻ nghĩ ngợi nhiều. Với cô Riáh Uối, được đứng lớp, được dạy dỗ cho các em là thỏa niềm mơ ước tuổi trẻ. "Tôi biết vẫn còn rất nhiều điểm trường, nhiều giáo viên còn khó khăn hơn. Chỉ cần thấy các em biết đọc biết viết, vui vẻ đến trường là tôi hạnh phúc rồi", cô Riáh Uối tâm sự.
2.
Cô Trà Thị Thu khá xinh xắn. Mới gặp, không ai nghĩ cô có thể gắn bó với những khổ cực của núi rừng. Quê ở xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sư phạm tiểu học, tháng 10-2014, Trà Thị Thu tình nguyện lên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập dạy học. 5 năm ở Trà Tập cũng là chừng ấy thời gian cô Thu gắn bó với hàng trăm học sinh tại các nóc nơi đây. "Năm 2014, lần đầu tiên lên núi thấy phòng lớp xập xệ, mưa dột, ván mục, học sinh nheo nhóc... tôi nản lắm. Đáng sợ nhất là buồn và cô đơn, không có gì để giải trí. Nó khác xa với những suy nghĩ của mình khi còn ở nhà. Nhưng rồi, mỗi ngày trôi qua, nhìn những khuôn mặt ngây thơ của các em, sự nhiệt tình quý mến của bà con, tôi nghĩ, mình còn trẻ phải xông pha trải nghiệm...", cô Thu thổ lộ.
Cô giáo Riáh Uối và cô Trà Thị Thu cùng các học sinh của mình
Nóc Tắk Pổ nằm trên đỉnh Ngọc Linh với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Toàn nóc có khoảng 35 hộ dân, chủ yếu là người Ca Dong, đời sống vô cùng khó khăn. Dù chỉ cách trung tâm huyện Nam Trà My khoảng 10km đường chim bay, nhưng do địa hình đồi dốc nên việc đi lại rất khó khăn, để vào nóc chỉ có một con đường duy nhất nhưng thẳng đứng hiểm trở, trời mưa mọi hoạt động đi lại dường như tê liệt do đường trơn trượt, dễ rơi xuống núi. Chưa kể, để lên đến nóc phải vượt qua 3 khe suối nước lớn chảy xiết. Cô Trà Thị Thu kể, thức ăn phải nhờ các cô dưới xã mua giúp và gửi nhà dân đầu lối đi lên, có khi tự xuống lấy. "Bà con ở đây rất tình nghĩa và yêu thương cô giáo. Người đến bắt điện, người kéo nước, người cho củi... Cô giáo cần gì là người dân giúp đỡ. Đôi lúc mình thiếu gạo bà con cũng cho, nhưng mà ai cũng nghèo nên mình cũng không đành lòng nhận", cô Thu tâm sự.
3.
Không chỉ điều kiện cuộc sống khổ cực, việc dạy học cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hầu như tất cả đồ dùng trang trí, dụng cụ học tập cho đến vệ sinh lớp học, 2 cô đều phải tự làm. Những lúc ốm đau cũng chỉ 2 cô chăm sóc lẫn nhau. Năm 2016, nóc có điện nhưng chập chờn lúc có lúc không. "Mỗi khi về quê, thấy bạn bè làm việc ở những nơi có điều kiện hơn, thu nhập cao, nghĩ lại công việc của mình, rồi chuyện chồng con, tương lai... thấy cũng chạnh lòng. Nhưng tất cả những khó khăn đó không thể so sánh với cái khổ của hơn 35 hộ dân sống trên nóc này. Nếu có điều ước, tôi chỉ mong có một con đường rộng rãi, chắc chắn để người dân bớt khổ hơn", cô Thu ao ước.
Cô Thu hiện dạy nhóm trình độ 1 và 2, mỗi lớp 6 học sinh (lớp ghép 1, 2). Buổi sáng cô Thu dạy chính và buổi chiều phụ đạo thêm cho các em. Không ít lần, 2 cô phải đến từng nhà để dỗ học sinh và thuyết phục phụ huynh cho con đến trường. Cũng như cô Uối, mỗi tháng cô Thu lại tranh thủ về quê một lần, nhưng có khi cũng không về được vì bận công việc hoặc đường sá mưa gió.
Hai cô giáo trẻ Riáh Uối và Trà Thị Thu, sau bao năm sống cùng bà con, họ đã thành người con của nóc, của làng. "Chắc mình sẽ khó rời xa nơi này bởi những yêu thương mà đồng bào và các em học sinh dành cho quá sâu đậm. Học sinh, đồng bào cần chúng tôi. Chúng tôi sẽ ở lại, đây cũng là cách để mình tri ân và thể hiện khát vọng tuổi trẻ không lùi bước trước mọi gian nan thử thách", cô Thu tâm sự.
NGỌC PHÚC
Theo SGGP
Chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ban, sở, ngành trong tỉnh, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả tích cực, góp phần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được chăm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Có thể bạn quan tâm

Đi bộ hay tập thể dục khi đói gây hại gì?
Sức khỏe
09:18:35 05/05/2025
Khán giả tranh luận ca sĩ hát 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình', nhạc sĩ nói gì?
Nhạc việt
09:17:58 05/05/2025
Giận bố chồng vì ép tôi ký giấy khước từ tài sản, đến khi dự phiên tòa ly hôn của chị dâu, tôi mới bàng hoàng, hối hận vô cùng
Góc tâm tình
09:17:15 05/05/2025
Miss World 2025: Ý Nhi 'lép vế' toàn tập trước style đậm "beauty queen" Thái Lan
Người đẹp
09:01:27 05/05/2025
Tử vi tuần mới từ 5/5 đến 11/5/2025, 3 con giáp hứng LỘC TRỜI ban, trúng số độc đắc, tiền chui vào két, tha hồ ăn sung mặc sướng
Trắc nghiệm
08:40:07 05/05/2025
Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?
Thế giới
08:30:59 05/05/2025
Bí ẩn khu phố nổi tiếng nhờ rác ở Ai Cập
Du lịch
08:18:42 05/05/2025
Bom tấn hay nhất năm 2025 bất ngờ bị "phốt" lỗi không ngờ, game thủ đặt ra vô số giả thuyết
Mọt game
08:17:47 05/05/2025
Sao Việt 5/5: Quang Minh khoe quý tử, Phương Trinh Jolie gợi cảm sau sinh lần 3
Sao việt
08:04:14 05/05/2025
Sao nhí Gia Đình Là Số 1 bản Việt dậy thì xuất sắc sau 6 năm: Đẹp như Hoa hậu còn hát nhảy cực đỉnh
Hậu trường phim
08:01:00 05/05/2025