Hỗ trợ tiền cho 33 ngư dân gặp rủi ro trên biển
Sáng 5.12, Hiệp hội Thủy sản Bình Định và Quỹ hỗ trợ ngư dân Bình Định tổ chức lễ trao tiền hỗ trợ cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn do gặp rủi ro trên biển trong năm 2014.
Trao tiền hỗ trợ cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn
Theo đó, Hiệp hội Thủy sản Bình Định hỗ trợ tổng cộng 150 triệu đồng cho 16 chủ tàu ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn có tàu cá bị đâm chìm, bị hỏng máy, bị mất tàu, mất lưới…
Trong đó, các tàu bị đâm chìm được hỗ trợ 20 triệu đồng; tàu bị phá nước, bị mất được hỗ trợ 10 triệu đồng; tàu bị hỏng máy, mất lưới và tàu nhỏ bị chìm được hỗ trợ 5 triệu đồng.
Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Bình Định hỗ trợ tổng cộng 34 triệu đồng cho 17 ngư dân huyện Hoài Nhơn và huyện Phù Cát là thuyền viên gặp rủi ro trên biển, mỗi ngư dân được hỗ trợ 2 triệu đồng.
Tin, ảnh: Hoàng Trọng
Theo Thanhnien
Cuộc chiến tử thần của nhân viên y tế trong dịch Ebola
Mỗi ngày trôi qua, các nhân viên y tế lại tự hỏi: "Liệu mình có phạm phải sai lầm nào không? Liệu mình đã làm đúng tất cả mọi thao tác? Liệu mình có trở thành nạn nhân tiếp theo?"
Dấn thân vào nghề y là lựa chọn cống hiến cả cuộc đời để cứu sống người bệnh. Nhưng với đại dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử, các y bác sĩ đang thầm lặng chăm sóc sức khỏe cho người khác còn phải chú ý hơn nữa đến việc bảo vệ bản thân trước hàng loạt hiểm nguy luôn thường trực bên mình.
Video đang HOT
Bác sĩ cùng một y tá Mỹ thực hiện nhiệm vụ tại tâm dịch Liberia là một trong những nhân viên y tế đầu tiên nhiễm Ebola và trở về Mỹ điều trị. Mới đây, nữ y tá người Mỹ gốc Việt Nina Phạm cũng không tránh khỏi loại virus chết người sau khi chăm sóc cho bệnh nhân Ebola đã tử vong Thomas Eric Duncan tại Dallas (Texas, Mỹ). Theo thông tin ban đầu, Nina đã tuân thủ đầy đủ việc trang bị bảo hộ như găng tay, mặt nạ, tấm chắn trong những lần tiếp xúc với bệnh nhân.
Ngay lúc Nina Phạm đang trong khu vực điều trị cách ly, một y tá người Tây Ban Nha đang giành giật sự sống với căn bệnh nguy hiểm.
Những y tá, bác sĩ này nối dài thêm danh sách những nhân viên y tế nhiễm Ebola, để từ vị trí người chữa chạy trở thành những bệnh nhân. Cho tới nay, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính đã có 416 nhân viên y tế nhiễm Ebola, trong đó ít nhất 233 người không qua khỏi. Chỉ riêng tại Liberia, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Ebola đã giết chết hơn 100 nhân viên y tế.
Kent Brantly (phải) bác sĩ người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola tại Liberia đã được cứu sống. Anh sẽ truyền máu cho y tá Mỹ gốc Việt nhiễm bệnh với hy vọng giúp cô qua khỏi. Ảnh: Reuters.
Áp lực khổng lồ và rủi ro thường trực
Ít ai có thể hình dung được cảm giác chăm sóc và điều trị cho một người bệnh có tới 90% khả năng tử vong sẽ như thế nào nếu không phải là người trong cuộc. Rất nhiều y bác sĩ phải chống lại nỗi sợ hãi trước căn bệnh bí ẩn giết người hàng ngày hàng giờ mà họ chưa từng gặp phải trước đây. Thế nhưng, giữa những áp lực và nguy hiểm đang cận kề, họ phải cố gắng trấn tĩnh nhất vì biết rằng hàng nghìn người đang đau đớn vì bệnh tật và cần được giúp đỡ.
Hiểm nguy lơ lửng ngay trước mắt đòi hỏi mỗi thao tác khi tiếp xúc với người bệnh đều phải hoàn hảo. Chỉ một sơ suất nhỏ, một vết rách trên găng tay, một chút dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân vấy lên người, một giây phút không tỉnh táo, các y bác sĩ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Liên tục hít thở trong không gian dày đặc khói clo, loại hóa chất khử virus sử dụng mỗi ngày, một nhân viên tại tâm dịch Tây Phi mô cả cảm giác cổ họng đau nhức và sưng tấy mỗi sáng thức giấc.
Vật lộn trong tâm dịch Tây Phi, các nhân viên y tế không chỉ chiến đấu với virus Ebola mà còn với cả tin đồn đang lan truyền tại cộng đồng dân cư nơi đây. Người dân cho rằng Ebola là lời nguyền mà các nước Tây Phi đã vô tình đánh thức và những nhân viên mặc đồ bảo hộ màu trắng đi khắp nơi với bình phun thuốc và nói về những điều lạ lẫm là thủ phạm gieo rắc căn bệnh kinh hoàng. Họ bị đuổi đánh, bị tấn công và thậm chí bị giết.
Lòng tự trọng, cảm xúc, sức khỏe và cả sự chịu đựng của các y bác sĩ đang bị đẩy tới giới hạn khi mỗi ngày trôi qua, họ lại bất lực chứng kiến căn bệnh cướp đi khỏi tay mình nhiều bạn bè, đồng nghiệp và các bệnh nhân. Mỗi ngày trôi qua, họ lại tự hỏi câu hỏi luôn thường trực: "Liệu mình có phạm phải sai lầm nào không? Liệu mình đã làm đúng tất cả mọi thao tác? Liệu mình sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo?".
Không chỉ ở các nước Tây Phi mà ngay cả ở các quốc gia phát triển, các nhân viên y tế cũng phải làm việc trong sự căng thẳng và rủi ro cao khi chăm sóc bệnh nhân Ebola.
"Không có cách nào hoàn hảo để chuẩn bị cho áp lực này khi sự chú ý của cả đất nước đổ dồn vào đây, khi trách nhiệm lớn lao đè nặng lên vai các y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân nhiễm loại virus đặt ra nhiều thách thức lớn cho toàn nhân loại", Angela Hewlett chia sẻ trên tờ Washington Post. Cô là một nhân viên y tế làm việc tại Nebraska Center (Mỹ), nơi đang điều trị cho một bác sĩ Mỹ nhiễm Ebola được chuyển về từ Liberia.
Nữ nhân viên chia sẻ về những giờ phút lo lắng trước khi tiếp nhận bệnh nhân cùng những bài huấn luyện, các quy chuẩn an toàn nghiêm ngặt đòi hỏi không được phạm sai sót dù là nhỏ nhất.
Đối với cô, chăm sóc bệnh nhân Ebola có sự khác biệt đau lòng bởi bác sĩ không thể dùng tay trần an ủi bệnh nhân. Với những người hành nghề y, động viên và an ủi là cử chỉ cảm thông mang tính nhân văn không thể thiếu nhưng Ebola đã tước đi điều đó. Biểu hiện của tình người bị lớp đồ bảo hộ lạnh lùng xen vào giữa bởi suy cho cùng, chìa khóa ngăn Ebola lây lan lại kéo xa khoảng cách giữa con người với nhau.
Các nhân viên y tế khẩn thiết kêu gọi giúp đỡ
Theo thông báo từ Tổ chức bác sĩ không biên giới (MSF), một tổ chức quốc tế độc lập giúp đỡ những nạn nhân các thảm họa tại những vùng nguy hiểm nhất trên thế giới, tới nay sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế vẫn chưa được triển khai quyết liệt tại vùng dịch. Những nhóm hoạt động của MSF, gồm 3.058 thành viên làm việc tại Liberia, Nigeria, Sierra Leone và Senegal, đang chứng kiến sự thiếu thốn trên tất cả các mặt từ chăm sóc y tế, huấn luyện nhân viên, phòng chống lây nhiễm, giám sát dịch tễ cho tới giáo dục và tuyên truyền cho cộng đồng.
Tại huyện Bomi (Liberia), nhóm phóng viên CNN đã chứng kiến cảnh tượng 2 bác sĩ gồng mình chăm sóc sức khỏe cho 85.000 cư dân cùng các bệnh nhân Ebola tại một trung tâm chỉ có 12 giường bệnh, nơi hoàn toàn không đủ điều kiện điều trị căn bệnh lây nhiễm này.
Bác sĩ Gobee Logan làm việc suốt ngày đêm trong cuộc chiến chống Ebola. Vị bác sĩ này đã dũng cảm thử nghiệm chữa Ebola bằng thuốc trị HIV ở Liberia. Ảnh: CNN
Tờ Washington Post trong một bài viết của mình cũng đã mô tả chi tiết tình trạng đáng sợ ở một trung tâm điều trị Ebola tại Monrovia. Tại đây, một bác sĩ đã tử vong do Ebola và một người khác vừa nhận kết quả dương tính với virus này.
"Các bác sĩ mặc đồ bảo hộ tại nhà bếp. Không có lò thiêu, ở phía sau các chất thải liên quan tới bệnh nhân Ebola chất cao hơn 3m. Không có nhà xác, một vài xác chết phân hủy ngay bên ngoài nơi các bệnh nhân khác đang ngồi trên những chiếc ghế làm bằng vải gai trắng. Không có mũ trùm đầu cho một bộ đồ bảo hộ hoàn thiện, các nhân viên y tế phải tự chế cho mình".
Điều kiện làm việc thiếu thốn được miêu tả là "khủng khiếp" tại Liberia đã khiến các y tá ở đây đang chuẩn bị đình công. Một đám đông nhân viên chăm sóc sức khỏe đã tụ tập bên ngoài trung tâm chữa bệnh lớn nhất tại Liberia yêu cầu chính phủ lắng nghe. Các nhân viên cho biết không hề muốn đình công nhưng viễn cảnh những cái chết sẽ tăng lên gấp hàng nghìn lần nếu trang thiết bị không được cải thiện khiến họ phải lên tiếng.
Ngay trước khi dịch Ebola bùng phát, các nước chịu ảnh hưởng nặng nề là Liberia, Guinea hay Sierra Leone cũng đã trong tình trạng thiếu thốn trang bị và nhân lực trầm trọng. Nhân lực càng bị cắt giảm khi các nhân viên chia nhau truy tìm và giám sát các nguồn lây nhiễm với bệnh nhân bởi sự cách trở địa lý và hệ thống giao thông chưa phát triển.
Dù vậy, ngay cả loại thuốc tốt nhất tại nơi được trang bị hiện đại nhất cũng không đảm bảo được sự an toàn cho các nhân viên y tế. Nữ y tá Nina Phạm làm việc tại Bệnh viện Texas cũng nhiễm bệnh dù đã tuân thủ đầy đủ quy định an toàn như đeo khẩu trang, găng tay, mặt nạ, tấm chắn khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiều lần.
Mặc dù không đề cập cụ thể "lỗ hổng" trong quy trình nằm ở đâu, giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, tiến sĩ Tom Frieden cho rằng, việc tháo bỏ các vật dụng bảo hộ là "một rủi ro tiềm tàng" nếu không được thực hiện kỹ càng và tỉ mỉ. Ca lây nhiễm mới này làm dấy lên nhiều lo lắng của đội ngũ y tế khắp nước Mỹ về cách thức bảo hộ cũng như quá trình đào tạo khi chăm sóc bệnh nhân Ebola.
Tuy nhiên, bất chấp các nỗi lo sợ và những nguy hiểm vây quanh mình, các y bác sĩ vẫn tiếp tục công việc trong cuộc chiến chống Ebola cùng lớp áo giáp là vật dụng bảo hộ vì những cam kết và đam mê với nghề nghiệp. Trên hết, họ mong muốn góp sức lực để đánh bại loại virus đã trở thành mối đe dọa toàn cầu.
"Chúng tôi còn có thể làm gì khác? Nếu chúng tôi không làm công việc này, thì ai có thể thay thế bây giờ? Vì thế, chúng tôi chấp nhận hiểm nguy, chăm sóc cho người bệnh. Còn nếu không, đất nước chúng tôi sẽ bị xóa sổ", một y tá người Liberia tâm sự.
Khánh Hà
Theo VNE
Chuyện đại gia chi nghìn tỉ sắm tàu ra Hoàng Sa: "Nồi cháo rìu" tàu cá Khi các báo rộ tin ông Phạm Ngọc Lâm - chủ Công ty CP Đức Khải "mua" 100 tàu đánh cá hiện đại cùng ụ nổi và trực thăng để đánh cá với mục đích kinh doanh ngoài Biển Đông, với những cái tít hùng hồn, mọi người đều mừng rỡ mà bái phục. Mừng vì ngư dân ta vốn nghèo, luôn lép...