Hỗ trợ thị trường bất động sản thế nào cho phù hợp?
Ngoài khan hiếm nguồn cung, dòng vốn bị kiểm soát, vấn đề hiện nay của thị trường bất động sản (BĐS) chủ yếu là giá sản phẩm các phân khúc BĐS trên thị trường đều bị đẩy lên cao, vượt quá khả năng chi trả của nhà đầu tư, cho thấy diễn biến bất bình thường.
Giá cao, doanh nghiệp khó huy động dòng vốn
Trong bối cảnh các kênh huy động vốn từ chứng khoán, trái phiếu đến tín dụng ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp BĐS cần phải chủ động chuẩn bị vốn triển khai các dự án từ nguồn lực có sẵn.
Hỗ trợ hay ‘giải cứu’ thị trường bất động sản?. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Lê Minh Đức, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành, hiện nay, các doanh nghiệp BĐS có 2 kênh vốn quan trọng là huy động vốn thi công dự án và vốn cho khách vay mua dự án. Kênh vốn cho quá trình thi công xây dựng và phát triển dự án thường được doanh nghiệp chủ động từ các nguồn lực có sẵn trong trường hợp vay vốn ngân hàng khó khăn hoặc lãi suất cao. Kênh thứ 2 là nguồn vốn cho vay với khách mua thế chấp bằng BĐS hình thành trong tương lai. Song, hạn mức tín dụng ngân hàng bị siết chặt, đang là thách thức lớn với các nhà đầu tư.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho hay, diễn biến không bình thường của thị trường BĐS thời gian qua được nhận diện chủ yếu ở vấn đề giá cả, nhất là từ nửa cuối năm 2021, với diễn biến tăng liên tục và ghi nhận ở hầu hết các sản phẩm đất nền, nhà mặt đất, chung cư, biệt thự… và tại hầu hết các địa phương trong cả nước.
Giá BĐS tăng do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tín dụng. Dư nợ từ tín dụng ngân hàng cho BĐS lên đến 2,36 triệu tỷ đồng, chiếm 20,74% tổng dư nợ là tỷ lệ khá cao so với các ngành nghề kinh tế khác. Chưa kể, thị trường BĐS còn bị tác động do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giá vật liệu xây dựng tăng cao, nguồn cung khan hiếm, trong khi nguồn cầu gia tăng…
Còn TS. Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nhận định, hiện có khoảng 30 – 40% các doanh nghiệp BĐS, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng lẫn nhau, với số tiền khoảng 60.000 tỷ đồng. Trước đây họ gia hạn cho nhau 45 ngày, nhưng hiện nay đã lên tới 90 ngày. Do đó, vòng quay tiền chậm đi và đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp BĐS. Nếu dòng vốn vào BĐS khó xoay vòng, sẽ làm giảm nhiệt thị trường và thực tế thị trường đang trầm lắng. Bên cạnh đó, làm tăng sự mất cân đối cung – cầu BĐS, nguồn cung không thể tăng, nguồn cầu không giảm và dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường BĐS giảm theo.
Dự báo về triển vọng thị trường BĐS, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường sẽ phục hồi ở một số phân khúc như nhà ở, khu công nghiệp… và phục hồi rõ nét hơn bắt đầu từ quý IV/2022. Bên cạnh đó, thị trường vẫn còn tâm lý chờ đợi, dòng tiền sẽ phải dịch chuyển kênh đầu tư.
Video đang HOT
Hỗ trợ hay giải cứu
Đứng trước diễn biến của giá BĐS tăng cao, một số chuyên gia BĐS đề xuất cần giải cứu thị trường này bằng nhiều phương thức, trong đó chủ yếu từ giải pháp tín dụng – tiền tệ. Không chỉ giãn, hoãn nợ, còn cần phải tăng trưởng tín dụng vào thị trường này, mặc dù tốc độ tăng tín dụng sau 6 tháng đã tăng hơn 9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung.
Tuy nhiên, cũng không ít chuyên gia cho rằng, không nên giải cứu thị trường BĐS. Bởi giá BĐS đã tăng liên tục với tốc độ cao trong nhiều năm – vượt quá số năm trong các chu kỳ trước (1993, 2001, 2007, 2013), thuộc loại cao trong các kênh đầu tư như: Tiết kiệm, USD, chứng khoán, vàng…
Thực tế, giá BĐS đang vượt quá so với thu nhập của người có nhu cầu mua BĐS để sử dụng thật. Hệ số này ở Việt Nam cao hơn nhiều so với nhiều nước. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư, đầu cơ hay “đại gia” BĐS đầu tiên đã thu được lợi nhuận không nhỏ. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay có thể tháo gỡ bằng cách hạ giá bán sản phẩm BĐS ở các phân khúc, vừa để thu hồi vốn, vừa tạo dòng vốn cho thị trường.
Do đó, có thể hỗ trợ, không phải là giải cứu thị trường như với các lĩnh vực khác như: Y tế, giáo dục, nông sản thực phẩm, các ngành sản xuất khác… thông qua tác động để giảm chi phí đầu vào, hạn chế tốc độ tăng hoặc giảm giá vật liệu xây dựng.
Đặc biệt, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, tập trung vào những nội dung: Quyền sở hữu, sử dụng đất, khung giá đất… để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay của thị trường, tạo hành lang pháp lý cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu thật của đa số nhà đầu tư.
Bàn về giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS, theo ông Cấn Văn Lực, dòng vốn trung và dài hạn chảy vào hệ thống các ngân hàng đang mạnh hơn, nhất là từ tháng 6 – 8/2022. Tỷ trọng vốn ngắn hạn và trung dài hạn hiện nay không còn ở tỷ lệ 20 – 80% như trước đây. Do đó, các ngân hàng có thể “nới room” tín dụng ngay từ tháng 9/2022, nếu để đến quý IV thì hơi muộn và có thể sẽ mất cơ hội. Việc tăng nợ đọng lẫn nhau cực kỳ nguy hiểm và nợ xấu ngân hàng tăng lên, ảnh hưởng đến phát triển thị trường BĐS.
Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, các doanh nghiệp BĐS đang gặp vướng mắc về vốn đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường BĐS thông qua việc sớm xây dựng đạo luật về trái phiếu doanh nghiệp.
Chờ giá nhà đất giảm, dòng tiền đang tạm trú ẩn vào đâu?
Giá nhà được dự đoán sẽ giảm vào cuối năm 2022, vì vậy nhiều nhà đầu tư đã tìm chỗ trú ẩn cho dòng tiền để chờ đợi cơ hội.
Thị trường chứng khoán, vàng, tiền số đều đang trầm lắng khiến nhiều nhà đầu tư không biết lựa chọn kênh đầu tư nào trong lúc chờ giá bất động sản giảm để "bắt đáy".
Cụ thể, thị trường chứng khoán thời gian gần đây liên tục sụt giảm. Sau khi thiết lập đỉnh kể từ tháng 4/2022, thị trường liên tục lao dốc, có nhiều thời điểm VN-Index mất mốc 1.200 điểm. Cùng với đó, thanh khoản thị trường ngày càng "tụt áp", thậm chí có phiên, giá trị khớp lệnh trên HoSE chưa đến 10.000 tỷ đồng, tức chỉ khoảng 1/3 lượng thanh khoản lúc cao điểm.
Triển vọng thị trường chứng khoán cuối năm theo các chuyên gia cũng không mấy sáng sủa, vì vậy, kênh đầu tư này không được nhiều nhà đầu tư lựa chọn lúc này.
Nhiều nhà đầu tư tạm cất tiền tiết kiệm, chờ giá nhà hạ. (Ảnh minh hoạ).
Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng liên tục giảm trong tháng qua trong bối cảnh USD tăng mạnh. Lập trường "diều hâu" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gây áp lực lên thị trường kim loại quý Nhiều chuyên gia e ngại, thị trường vàng không tìm thấy động lực tăng nào thực sự mạnh mẽ ở thời điểm này.
Riêng với tiền số, theo các chuyên gia, thị trường này còn bị ảnh hưởng xấu trong ngắn hạn. Với việc đã rơi giá xuống khá sâu, cộng với tính pháp lý ở Việt Nam, đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát gia tăng, thị trường tài chính toàn cầu rủi ro, nhà đầu tư được khuyến cáo cần hết sức thận trọng, không nên sử dụng đòn bẩy, vay mượn.
Trong bối cảnh các kênh đầu tư đều khó khăn thì lãi suất tiền gửi ngân hàng có xu hướng tăng khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân phân bổ lại danh mục tài sản. Sau gần 2 năm dòng tiền phân tán sang các kênh đầu tư khác, gửi tiền vào ngân hàng nay lại trở thành "cứu cánh" với nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý chờ giá nhà đất hạ.
Theo số liệu mới công bố từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6, số tiền người dân và các tổ chức kinh tế gửi tại ngân hàng đạt khoảng 11,45 triệu tỷ đồng. Trong đó, số tiền của các tổ chức kinh tế là 5,84 triệu tỷ đồng, tăng thêm 200.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng 3,61% so với thời điểm cuối năm 2021. Còn số tiền của người dân khoảng 5,61 triệu tỷ đồng, tăng 6,02%. Như vậy người dân đã gửi thêm hơn khoảng 310.000 tỷ đồng tại ngân hàng chỉ trong 6 tháng đầu năm.
Hiện cuộc đua tăng lãi suất vẫn tiếp tục nóng khi nhiều ngân hàng vừa điều chỉnh lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. Mức tăng dao động trong khoảng từ 0,1 - 0,6%/năm so với đầu tháng trước.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng thêm 0,4%/năm, lên mức từ 5,2 - 6,2%/năm. Lãi suất huy động cao nhất của VPBank cũng tăng lên mức 7%/năm kể từ ngày 1-8-2022, tăng nhẹ 0,1%/năm so với trước và áp dụng cho khoản tiền gửi online từ 50 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 36 tháng. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cũng tăng nhẹ 0,1%/năm lên cao nhất là 6,5%/năm.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng đồng loạt từ 0,1-0,5%/năm lãi suất cho các kỳ hạn 3, 6,12 và 24 tháng. Trong đó, tăng cao nhất là kỳ hạn 6 tháng với 0,5%/năm, đưa lãi suất huy động tại kỳ hạn này lên mức 5,25%/năm.
Đáng chú ý Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) còn tăng đến 0,6%/năm cho tiền gửi 1 tháng tại quầy, đưa lãi suất kỳ hạn này lên mức trần 4%/năm.
Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tới đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Do vậy, lãi suất huy động cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng khoảng 1 - 2%/năm trong cả năm 2022; đồng thời, một số ngân hàng thu hút được lượng khách hàng dồi dào sẽ chịu ít áp lực hơn.
Công ty chứng khoán SSI cũng nhận định lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 - 70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1 - 1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1 - 2% so với năm 2021.
Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục tăng trong năm nay trong bối cảnh thanh khoản ngân hàng đang ngày càng bị thu hẹp và nhu cầu tín dụng có sự tăng trưởng tích cực. Áp lực lạm phát và nhu cầu chuyển dịch kênh đầu tư của người dân cũng khiến ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút dòng tiền.
Nhận định về giá nhà cuối năm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đang là sân chơi của nhà phát triển dự án và nhà đầu tư thứ cấp. Phần lớn giao dịch bất động sản trong 2 năm vừa rồi đều là giao dịch của nhà đầu tư, ít giao dịch mua để ở.
Ông Nghĩa bày tỏ sự đồng tình với nhận định của một nhóm chuyên gia đó là giá bất động sản cuối năm sẽ giảm 30% nhưng không sụp đổ và sau đó sẽ phục hồi.
Hàng chục ngàn lô đất diện tích 25 - 45m2, cấp phép xây dựng ra sao? Câu chuyện bức thiết này đã được nêu ra tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng vừa qua. Đại biểu Vũ Quang Hùng - bí thư Quận ủy Hải Châu - chất vấn Sở Xây dựng TP về vấn đề trên. TP Đà Nẵng đang đưa ra giải pháp về quy hoạch và cấp phép xây dựng nhà ở đối với các thửa...