Hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bị tai nạn bom mìn
Ngày 11/4, Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam phối hợp với Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh Quảng Ngãi, Quỹ Hoa Hòa Bình, trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao hỗ trợ sinh kế, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí; tuyên truyền nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Ngãi.
Trao tiền hỗ trợ sinh kế cho các nạn nhân bị tai nạn bom mìn sau chiến tranh xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi).
Theo đó, Ban tổ chức đã khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho khoảng 500 người là nạn nhân bị tai nạn bom mìn, nạn nhân chất độc da cam, bệnh nhân nghèo tại 2 huyện Nghĩa Hành, Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; hỗ trợ 20 con bò giống, trị giá 12 triệu đồng/con tặng 20 hộ nghèo chưa được nhận sinh kế; hỗ trợ tu sửa lại nhà ở cho 20 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá 15 triệu đồng/hộ; trao 40 chiếc xe đạp, trị giá 2 triệu đồng/chiếc tặng 40 học sinh nghèo vượt khó trong học tập.
Phát thuốc miễn phí cho các nạn nhân bị tai nạn bom mìn sau chiến tranh.
Ông Phạm Văn Thương, thôn Làng Trui, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ cho biết ông thường hay bị các bệnh như tê chân tay, đau khớp, đau thần kinh tọa. Được khám bệnh, cấp thuốc ông cảm thấy rất vui và gửi lời cảm ơn sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước.
Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam cho biết, được thành lập từ năm 2014, sau 7 năm hoạt động, Hội đã hỗ trợ nhiều nạn nhân bị tai nạn bom mìn sau chiến tranh. Qua báo cáo của các Chi hội địa phương, chương trình đem lại kết quả rất khả quan, nhiều hộ đã thực sự thoát nghèo, làm giàu từ nguồn vốn hỗ trợ của Hội.
Ông Lữ Đình Tích, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tơ mong muốn thời gian tới, huyện sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam, Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh Quảng Ngãi cũng như các tổ chức, nhà hảo tâm đồng hành cùng chương trình, để người dân Ba Tơ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, được thường xuyên khám, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
Video đang HOT
Khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho các nạn nhân bị tai nạn bom mìn sau chiến tranh.
Quảng Ngãi là một trong những địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề bởi ô nhiễm bom mìn. Theo số liệu thống kê, tỉnh có trên 20% diện tích đất tự nhiên bị ô nhiễm với hơn 17.500 tấn bom còn sót lại trong lòng đất, ao hồ, ven biển. Tính từ năm 1975 đến nay, toàn tỉnh có gần 2.300 nạn nhân bị tai nạn do bom mìn sau chiến tranh, trong đó, có gần 1.400 người chết; gần 1.600 người bị thương tật. Phần lớn các nạn nhân là trụ cột chính đã trở thành gánh nặng cho gia đình, người thân; vì vậy, họ rất cần được cộng đồng, xã hội sẻ chia để có thêm động lực vượt qua nỗi đau, mất mát, tiếp tục sống có ích.
Nỗ lực giảm thiểu hậu quả bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh để lại. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã luôn nỗ lực để làm sạch các khu vực bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên phạm vi cả nước.
Các hoạt động trợ giúp nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thường xuyên. Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý trợ giúp nạn nhân bom mìn được lồng ghép với chính sách trợ giúp người khuyết tật.
Nạn nhân bom mìn được hỗ trợ đào tạo nghề.
Nạn nhân bom, mìn được hỗ trợ toàn diện
Tại kỳ họp thứ bảy và kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021 đã thông qua 3 luật sửa đổi, bổ sung trong đó có lồng ghép các quy định nhằm bảo vệ quyền của người khuyết tật. Đó là Luật Kiến trúc, Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động 2012 (sửa đổi). Các văn bản quy phạm pháp luật này đã đảm bảo cho nạn nhân bom mìn có quyền bình đẳng tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, tạo việc làm, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin phù hợp với từng dạng tật và mức độ khuyết tật.
Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn toàn quốc đã tiến hành xác định, phân loại, xếp hạng và cấp thẻ cho người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và khuyết tật nhẹ (trong đó có nạn nhân bom mìn, nạn nhân chất độc hóa học). Tính đến năm 2020 đã có hơn 3 triệu người khuyết tật được cấp giấy xác nhận khuyết tật theo quy định tại Thông tư số 01/TT-LĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ LĐ-TB&XH.
Giai đoạn 2016-2020, ngân sach nha nươc đã bô trí cho các đia phương 18.000 ty đông đê triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật. Đến nay cả nước có trên 1,1 triệu ngươi khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, trên 125.000 hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc người khuyết tật tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và hơn 10.000 trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
Quảng Bình: Hỗ trợ sinh kế, khắc phục hậu quả cho nạn nhân bom mìn
Hiện, cả nước có trên 1,6 triệu trẻ em khuyết tật, trong đó có trên trên 90.000 trẻ khuyết tật nặng bao gồm nạn nhân bom mìn có khả năng học tập đang đi học, chủ yếu là học hòa nhập ở các trường mầm non và phổ thông, 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt, 18 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 02 trường đại học sư phạm và 03 trường cao đẳng sư phạm thành lập khoa giáo dục đặc biệt và mở các mã ngành đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
Đến nay đã có khoảng 20.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng tại các cơ sở giáo dục nhà nước. Trường Cao đẳng nghề của Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam mở 2 lớp dạy nghề cho 175 là con, cháu của các nạn nhân. Giai đoạn 2016-2020, cả nước giải quyết việc làm mới cho 8 triệu lao động, trong đó khoảng 10% là người khuyết tật, nạn nhân bom mìn, riêng năm 2019 đã hỗ trợ cho 2.277 người khuyết tật vay vốn để tạo, duy trì và mở rộng việc làm khoảng 7.000 người khuyết tật.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ công tác xã hội, phục hồi chức năng
Thực hiện Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12-9-2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở TGXH, đến nay, mạng lưới các cơ sở TGXH đã được hình thành và phát triển trên phạm vi cả nước với 425 cơ sở.
Hỗ trợ nạn nhân bom mìn thiết bị chỉnh hình.
Trong số đó, có 73 cơ sở chăm sóc người khuyết tật (bao gồm nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học) và 45 trung tâm công tác xã hội chuyên biệt, mạng lưới này cung cấp các dịch vụ, phục hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề và công tác xã hội đối với những người khuyết tật. Mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đã tiếp nhận, nuôi dưỡng và chăm sóc nhiều loại đối tượng bảo trợ xã hội khác nhau (trong đó số đối tượng là người lớn và trẻ em khuyết tật và tâm thần chiếm tỷ lệ lớn 46,5%, số đối tượng là trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi chiếm một tỷ lệ tương đối 19,3%, số đối tượng là người già cô đơn chiếm tỷ lệ 10,3%, số đối tượng là trẻ em và người lớn nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ 1,4%).
Mạng lưới này cũng kết hợp các tổ chức quốc tế xây dựng, triển khai hiệu quả mô hình chăm sóc, hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, vay vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh cho NKT bao gồm cả nạn nhân bom mìn tại một số địa phương. Đó là: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hưng Yên, Quảng Trị, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh.
Hiện nay, cả nước có bảy bệnh viện chỉnh hình và PHCN cho NKT, nạn nhân bom mìn thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý, đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Cần Thơ, Ninh Bình, Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh; hai Trung tâm PHCN cho NKT, nạn nhân bom mìn Trung tâm PHCN trẻ khuyết tật Thụy An, Trung tâm PHCN và trợ giúp trẻ khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh; 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt và 2.500 trường phổ thông tiến hành giáo dục hòa nhập. Bốn trường đại học sư phạm mở mã ngành sư phạm giáo dục đặc biệt và ba trường cao đẳng sư phạm thành lập khoa giáo dục đặc biệt, đào tạo giáo viên trình độ cử nhân và cao đẳng sư phạm tật học. Hệ thống giáo dục này cùng các cơ sở TGXH đã giúp 1,1 triệu trẻ em khuyết tật, trong đó có nạn nhân bom mìn ở độ tuổi đi học có cơ hội đến trường.
Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào miền Trung Sau gần một tuần làm việc nhiệt tình, khẩn trương, Đoàn công tác Bệnh viện Da liễu Trung ương đã khám và cấp phát thuốc miễn phí cho gần 1.500 người dân với hơn 250 triệu tiền thuốc, trao các suất quà trị giá 100 triệu đồng và nhiều quần áo, chăn màn, sách vở... cho người dân khó khăn tại hai tỉnh...