Hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp bền vững
Chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở Hải Dương ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng bền vững.
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương Phạm Thị Thanh Tâm trao Cờ thi đua của Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh cho tập thể vững mạnh xuất sắc năm 2021.
Đây là thông tin được nêu tại Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 và biểu dương các điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2019 – 2021 do Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 13/1.
Tại Hội nghị, 5 tập thể và 10 cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương; 18 tập thể và 15 cá nhân được tặng Bằng khen của Hội Nông dân tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2019 – 2021.
Trong 3 năm qua, trung bình hàng năm có 126.700 hộ nông dân Hải Dương đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 67,2% số hộ đăng ký; trong đó, 166 hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, trên 3.800 hộ đạt cấp tỉnh. Tiêu chuẩn thu nhập để đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp trong tỉnh năm sau cao hơn năm trước khoảng 10%. Thu nhập bình quân đầu người/năm của các hộ đạt danh hiệu giai đoạn 2019 – 2021 cao hơn 34% so với giai đoạn trước, nhiều hộ có thu nhập mỗi năm đến hàng tỉ đồng.
Từ phong trào đã xuất hiện hàng nghìn tấm gương điển hình tiên tiến vừa sản xuất, kinh doanh giỏi, vừa tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Đây cũng là những hộ gương mẫu, tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới. Đến nay, cán bộ, hội viên, nông dân Hải Dương đã đóng góp trên 2.000 tỷ đồng, hiến 9.000 ha đất và gần 1 triệu ngày công xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, dồn điền đổi thửa, kiên cố hóa kênh mương. Trong 3 năm qua, trên 126.700 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đã giúp đỡ hàng chục nghìn lượt hộ nông dân nghèo, hộ khó khăn về vay vốn không lãi, tạo việc làm, cung ứng trả chậm vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật làm ăn… Nhờ đó, trên 3.500 hộ đã vượt khó vươn lên, thoát nghèo.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Ngọc Bích và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng trao Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng các cá nhân có thành tích xuất sắc.
Theo bà Phạm Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương, các cấp Hội đã đổi mới cách thức hỗ trợ nông dân và thúc đẩy phong trào phát triển. Hội Nông dân tỉnh nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đổi mới hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, giảm phí vay Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và Trung ương. Cùng với đó, các cấp Hội tăng cường phối hợp với các ngân hàng để khai thác tối đa nguồn vay cho hội viên và đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, chi, tổ Hội Nông dân. Đặc biệt, các cấp Hội chú trọng hỗ trợ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Hội Nông dân tỉnh Hải Dương hiện có trên 388.800 hội viên. Riêng năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, các cấp Hội đã có nhiều hoạt động thiết thực, hướng mạnh về cơ sở, hỗ trợ nông dân sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản, vận động và ủng hộ công tác phòng, chống dịch. Việc xây dựng Quỹ Hội, quỹ Hỗ trợ nông dân và phối hợp tạo nguồn vốn vay cho hội viên khôi phục, phát triển sản xuất được thực hiện có hiệu quả. Hiện, nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh đang giúp trên 3.400 hội viên vay sản xuất, kinh doanh.
Cũng tại Hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân được Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2021.
Nông nghiệp Việt Nam: Thích ứng linh hoạt trước thách thức
Năm 2021, thiên tai, dịch bệnh "vây bủa", đặc biệt dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản và khiến giá vật tư nông nghiệp tăng cao.
Tuy nhiên, nhờ thích ứng linh hoạt trước những thách thức mới, ngành Nông nghiệp đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như: Ứng dụng khoa học công nghệ; tiếp cận các hình thức thương mại cũng như các thị trường trong nước, quốc tế...
Năm 2022, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ ban hành các chính sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong ảnh: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Toàn Cầu (xã Phương Đình, huyện Đan Phượng).
Khẳng định vai trò "bệ đỡ"
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Hương nhận định: Vai trò của nông nghiệp đã được thể hiện rõ nét trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực lên toàn bộ nền kinh tế; khẳng định vai trò là "bệ đỡ" của nền kinh tế, vừa bảo đảm được an sinh, an dân, lại vừa đạt mức tăng trưởng cả năm 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.
Cũng về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Năm 2021, ngành Nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, tăng tỷ lệ sản phẩm nông, lâm, thủy sản có lợi thế và giá trị cao, bảo đảm an toàn thực phẩm... Thực hiện "mục tiêu kép" vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, vừa phòng, chống dịch bệnh, ngành Nông nghiệp đã góp phần tích cực vào tăng trưởng, phát triển kinh tế cả nước; kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2021 đạt mức cao kỷ lục - hơn 48,6 tỷ USD, tăng 15% so năm 2020.
Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường, trong năm 2021, các địa phương đã tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình "cánh đồng lớn"; đồng thời đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc tương đương. Sản lượng lúa đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020; sản lượng rau, đậu là 18,6 triệu tấn, tăng 325,5 nghìn tấn...
Còn Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Tống Xuân Chinh thông tin: Năm 2021, chăn nuôi phát triển ổn định, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi, đàn lợn ước đạt 28 triệu con, tăng 7,1% so với năm trước; đàn gia cầm đạt khoảng 525 triệu con, tăng 5,8%...; sản lượng thịt hơi các loại khoảng 6,69 triệu tấn, tăng 3,2%..., nhờ đó, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng, góp phần ổn định giá cả thị trường...
Ở góc độ địa phương, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Năm 2021 sản xuất nông, lâm, thủy sản của Hà Nội tăng 3,46% so với năm trước. Sản lượng lương thực đạt 1,05 triệu tấn, tăng 0,9%. Chăn nuôi tăng trưởng mạnh, sản lượng thịt hơi các loại là 405.417 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương đã triển khai nhiều mô hình trình diễn sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao.
Thu hoạch trứng gà tại một trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã Tiên Dương (huyện Đông Anh).
Thích ứng an toàn, linh hoạt
Năm 2022, ngành Nông nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh tác động của dịch bệnh cần thời gian dài để xử lý và tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đặc biệt là thị trường trong nước, đòi hỏi sự chuyển đổi phù hợp về tổ chức sản xuất cũng như cơ cấu lại các kênh phân phối, kết nối cung - cầu... Mặt khác, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai diễn biến khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn tiềm ẩn nhiều nguy cơ..., đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải có giải pháp ứng phó kịp thời và chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất, hạn chế thiệt hại.
Dù có nhiều khó khăn, nhưng năm 2022, ngành Nông nghiệp đề ra mục tiêu: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 49 tỷ USD; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 2,9-3%... Để đạt được mục tiêu nêu trên, ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) Đinh Cao Khuê đề nghị, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần có giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến sâu các loại nông sản và đa dạng hóa sản phẩm chế biến trên thị trường. Cùng với đó, các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; kéo dài thời gian vay vốn từ 8 đến 10 năm để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào trồng và chế biến nông sản.
Để đạt được mục tiêu chung của cả nước, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, năm 2022, ngành Nông nghiệp Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 2,5-3%. Theo đó, ngành Nông nghiệp Thủ đô tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh tập trung, các sản phẩm đặc sản; hình thành các hợp tác xã là chủ thể để tổ chức sản xuất, phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Sở NN&PTNT tiếp tục đề xuất với thành phố ban hành các chính sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sơ chế, chế biến nông sản, nhất là chế biến sâu, bảo quản sản phẩm...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, năm 2022, ngành Nông nghiệp sẽ thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó là đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo các nhóm sản phẩm chủ lực, các ngành, lĩnh vực; đồng thời cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng... Bộ NN&PTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép rà soát, sửa đổi 87 văn bản trong lĩnh vực nông nghiệp; qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp duy trì sản xuất, giúp nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Hướng tới nông nghiệp bền vững - Bài 2: Giải quyết đầu ra ổn định Mặc dù có lợi thế về sản xuất nhưng đầu ra của nhiều loại nông sản Đồng Nai vẫn chưa ổn định. Thêm vào đó, ngành công nghiệp chế biến, kho bảo quản chưa được đầu tư tương xứng nên giá trị thu về từ sản xuất nông nghiệp chưa đúng với tiềm năng. Vẫn còn ùn ứ cục bộ Bên cạnh những...