Hỗ trợ nông dân Kỳ Anh 121.000USD khắc phục hậu quả bão số 10
Nhằm góp phần khắc phục hậu quả do cơn bão số 10 gây ra tại địa bàn huyện Kỳ Anh, chiều 17.11, tại huyện Kỳ Anh, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh và Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức trao bồn chứa nước cho nông dân trên địa bàn.
Được biết, tổng kinh phí thực hiện viện trợ là 121.000 USD (tương đương 2,5 tỷ đồng), trong đó hỗ trợ tiền mặt cho các hộ dân là 51.750 USD (mỗi hộ được hỗ trợ từ 4 – 10 triệu đồng) và cấp 500 bồn chứa nước inox dung tích 1.000 lít cho các hộ nông dân chịu thiệt hại sau cơn bão số 10 thuộc các xã Kỳ Lâm, Kỳ Thượng, Kỳ Hợp, Kỳ Lạc và Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh).
Ngoài ra, Tổ chức Care còn thực hiện trao 3.000 suất quà là vật dụng vệ sinh khác cho bà con nông dân.
Video đang HOT
Bà con nông dân xã Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh) nhận hỗ trợ bồn chứa nước. Ảnh: Q.N
Trước đó, sáng 17.11, Hội Nông dân Hà Tĩnh, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Tổ chức nghiên cứu Nông lâm thế giới (ICRAF) phối hợp tổ chức hội thảo Chia sẻ và lập kế hoạch nhân rộng dịch vụ khí hậu trong nông nghiệp (ACIS) và nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) diễn ra tại huyện Kỳ Anh.
Bà con di chuyển bình nước được hỗ trợ về nhà. Ảnh: Q.N
Đây là hội thảo trong khuôn khổ dự án tăng cường năng lực thích ứng của phụ nữ và nông dân qua hệ thống thông tin khí hậu nông nghiệp ở Đông Nam Á. Hội thảo nhằm nhân rộng mục đích nhân rộng những kết quả tích cực đã các đơn vị triển khai thí điểm tại xã Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh) thông qua các chương trình, dự án. Hội thảo đã ghi nhận những dự báo về khí hậu của người tham gia, đưa ra dự báo vụ Đông Xuân của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Tĩnh.
Theo Danviet
Xã hội chung tay hỗ trợ, người nghèo bớt khó khăn
Tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), sau cơn bão số 10, gia đình chị Trương Thị Lĩnh vốn đã khó khăn nay còn khó khăn hơn bởi bão, lũ đã cuốn sạch sành sanh mọi tài sản gia đình chị. Căn nhà là tài sản lớn nhất cũng bị thổi bay mái.
Gần 1 tháng sau cơn bão, vợ chồng chị và 3 con vẫn sống trong cảnh nhà không nóc... Là lao động chính trong nhà, nhưng đến nay chị Lĩnh không còn khả năng lao động như trước, khi cùng một lúc mắc nhiều bệnh: Viêm gan, viêm cầu thận, hen suyễn. "Các con tôi vì muốn có tiền chữa bệnh cho mẹ, nên đòi nghỉ học đi làm" - chị Lĩnh chua xót.
Vợ chồng chị Lĩnh được hỗ trợ để sửa nhà, chữa bệnh... Ảnh: MOLISA
Với thông điệp "Không để ai bị bỏ lại phía sau", chương trình "Chung tay vì người nghèo do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ LĐTBXH phối hợp tổ chức đã giúp kết nối câu chuyện của gia đình chị Lĩnh với các mạnh thường quân. Với số tiền hỗ trợ lên đến hàng trăm triệu đồng, gia đình chị Lĩnh có điều kiện để sửa nhà, chữa bệnh, đầu tư sản xuất...
Theo báo cáo, kể từ năm 2000, hưởng ứng phát động của Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, việc ủng hộ người nghèo vươn lên thoát nghèo đã trở thành phong trào sâu rộng trong toàn xã hội. Quỹ "Vì người nghèo" các cấp đã tiếp nhận được hơn 13.000 tỷ đồng; Chương trình an sinh xã hội ở các địa phương tiếp nhận được 36.000 tỷ đồng, góp phần xây dựng và sửa chữa hơn 1,4 triệu căn nhà cho hộ nghèo; hàng triệu hộ nghèo được hỗ trợ về vốn và tư liệu sản xuất...
Bên cạnh đó, còn có nhiều chính sách như cho vay vốn, giúp những hộ nghèo phát triển sản xuất, từ đó nâng cao đời sống. Theo ông Lại Xuân Môn - Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, hỗ trợ hộ nghèo được vay vốnlà chính sách ưu việt, giúp các hộ nghèo được tiếp cận đồng vốn...
Theo Danviet
Tôi là nông dân 4.0: Nơi robot gieo hạt tự động "made in nông dân" Ý tưởng ra đời robot có từ cách đây hơn hai năm khi tôi qua vùng trồng cà rốt ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Khi đó, nông dân dùng máy gieo hạt kéo tay nhưng hạt gieo vẫn không đều và mất nhiều công tỉa bớt... Tôi về suy nghĩ rất nhiều, và bằng những kiến thức đã học được trong quá...