Hỗ trợ nông dân Bình Thuận tiêu thụ nhãn da bò
Ngày 19/8, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Bình Thuận cho biết đã phát động Chương trình “Kết nối nông sản – Chung tay vượt qua đại dịch”, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các tập thể cá nhân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay tiêu thụ nhãn da bò của nông dân huyện Hàm Tân.
Các đoàn viên thanh niên tỉnh đoàn Bình Thuận hỗ trợ vận chuyển nhãn đi tiêu thụ cho bà con nông dân. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Giãn cách xã hội do dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc sản xuất và tiêu thụ nông sản ở nhiều địa phương. Thời điểm này, tại xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, hiện 220 ha trồng cây nhãn da bò đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng chưa có người mua và giá thu mua thấp. Uớc khoảng 700 tấn nhãn đang bị tồn đọng.
Quyền Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Hồng Tuyên cho biết: Để hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Bình Thuận đã triển khai đến các huyện, thị, thành Hội trong tỉnh và thành lập đường link (https://forms.gle/Xwm2daCXMRudji1i7) để các cơ quan tổ chức, cá nhân đăng ký số lượng, nhu cầu cần mua; sau đó tổng hợp và xác nhận đơn hàng.
Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Hàm Tân cử hội viên, thanh niên xuống địa bàn để cùng người dân thu hoạch nhãn, giúp đỡ người dân đóng gói. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
Ngay trong đợt đầu phát động, nhiều doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp làm việc với Tỉnh Đoàn để hỗ trợ tiêu thụ nhãn cho bà con. Hơn 34 tấn nhãn đã được hỗ trợ tiêu thụ. Đây là tín hiệu lạc quan trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản của người dân. Để đảm bảo vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh nhiều giải pháp kết nối thị trường, kịp thời hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản.
Sở Công Thương đã tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Bình Thuận với các đối tác Ấn Độ và Pakistan năm 2021 qua nền tảng Zoom thay cho các hình thức tham gia xúc tiến thương mại truyền thống trước đây. Thông qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thanh long của tỉnh tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ ra bên ngoài trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành kế hoạch hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19 đến hết năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thiết lập mạng lưới mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố có ít nhất từ 1 – 2 cơ sở hỗ trợ thu mua sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông sản; tạo điều kiện thuận lợi phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến để thu mua và chế biến các loại quả tươi thành sản phẩm quả sấy khô, sấy dẻo, các loại mứt, rượu… Đồng thời, tỉnh hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các nhà lạnh, kho lạnh, container lạnh để bảo quản, kéo dài thời gian thu hoạch và tiêu thụ nông sản.
Bên cạnh đó, các sở, ngành làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GolobalGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện ích, tiện lợi. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ cấu cây trồng rải vụ đối với một số cây trồng thu hoạch theo mùa, bị ảnh hưởng thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Đồng bằng sông Cửu Long: Giá lúa tăng nhẹ nhưng tiêu thụ chậm
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã khởi sắc, mặc dù tiêu thụ lúa tại khu vực này đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chậm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam (bên phải) và Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng tại đầu cầu phía Nam. Ảnh: Minh Sáng
Đó là thông tin tại cuộc họp trực tuyến với Tổ công tác phía Nam (Tổ công tác 970) và lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản của Bộ NN&PTNT chiều 17/8.
Tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng cho biết, lúa Hè Thu hiện đã thu hoạch là 820 nghìn ha với năng suất đạt 56,7 tạ/ha; sản lượng 4.645 nghìn tấn. Diện tích lúa Hè Thu còn lại chưa thu hoạch là 690 nghìn ha và đang ở giai đoạn đòng trổ và chín, các trà lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Ước cả vụ Hè Thu sản xuất 1,510 triệu ha, sản lượng sẽ đạt 8,6 triệu tấn. Bên cạnh đó, lúa Thu Đông đã gieo sạ được 400 nghìn ha trong số 700 nghìn ha kế hoạch, đạt 57%.
Theo Bộ Công thương, giá lúa tươi tại ĐBSCL ngày 16/8 như sau: các giống IR50404, OM9582 và OM6976 tăng 100 đồng/kg, OM5451 tăng từ 200 - 300 đồng/kg, nếp Long An tăng 100 đồng/kg, nếp 3,5 tháng giảm 50 đồng/kg. Các giống lúa khác ổn định như tuần trước là Đài Thơm 8, Nàng Hoa, lúa Nhật. Tình hình tiêu thụ lúa gạo có khá hơn do việc tích cực tháo gỡ của địa phương và doanh nghiệp đẩy mạnh hơn việc thu mua.
Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho hay, địa phương có khoảng 1,3 triệu tấn lúa của hai vụ Hè Thu và Thu Đông. Sau khi trừ tiêu thụ tại tỉnh thì cần kết nối tiêu thụ 1,1 triệu tấn. Từ khi có chủ trương hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hiện giá lúa trên địa bàn đã tăng lên với lúa chất lượng cao từ 5.500 - 5.900 đồng/kg. Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã giới thiệu 9 doanh nghiệp xuống tỉnh thu mua lúa và 1 doanh nghiệp đã ký kết thu mua trên 1.000 ha.
Đại diện Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết thêm, qua đánh giá, rà soát thì 80% sản lượng với khoảng 800.000 tấn cần các tỉnh khác tiêu thụ. Thời gian gần đây, các thương lái, doanh nghiệp đến thu mua nhiều hơn, giá lúa tăng từ 100 - 200 đồng/kg. Sở đang cố gắng kết nối, tạo điều kiện doanh nghiệp đến tỉnh thu mua.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, gần đây giá lúa tăng từ 100-200 đồng/kg, nhưng thu mua còn chậm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam - Tổ trưởng Tổ công tác phía Nam của Bộ NN&PTNT khẳng định, giá lúa ở khu vực đã khởi sắc. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng các địa phương đã sáng tạo trong việc đổi công, liên kết, phối hợp các địa phương trong việc điều động máy gặt. Đây là giải pháp cần phát huy thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, hiện một vài nơi còn khó khăn về tiêu thụ, nếu cần hỗ trợ, địa phương có thể liên hệ với Tổ công tác 970. Các địa phương cũng cần tạo điều kiện cho các thương lái, doanh nghiệp vào thu mua, khi đó các vấn đề về giá cả cũng sẽ được giải quyết.
Đừng 'trăm dâu mà đổ đầu tằm', chuyện gì cũng nói thương lái ép giá Phải đưa đội ngũ thương lái vào hệ thống quản lý, coi họ là đối tác đồng hành. Nếu thương lái không xuống được cánh đồng để thu mua nông sản vận chuyển về nhà máy thì doanh nghiệp cũng gặp khó. Báo cáo về tình hình sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố thực...