Hỗ trợ người nghèo vươn lên trong cuộc sống
Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới có tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo vươn lên phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo.
Trong đó, việc huy động Quỹ vì người nghèo được tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện.
Gia đình chị Nông Thị Vĩnh, thôn Na Sàng 3, xã Bạch Đích được hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết.
Gia đình chị Tẩn Thị Viên, dân tộc Dao, nhiều năm liền sinh sống trong túp lều tạm bợ trên sườn núi cao ở thôn Lũng Buông, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên. Một mình chị phải tần tảo làm thuê để nuôi mẹ già, con nhỏ, cho nên muốn xây nhà mới để yên tâm sinh sống mà không có tiền. Đầu năm 2019, theo bình xét của người dân thôn Lũng Buông, Ủy ban MTTQ huyện Vị Xuyên quyết định hỗ trợ tiền từ Quỹ vì người nghèo của huyện để giúp gia đình chị Viên làm nhà mới. Trong thời gian thi công, Ban Mặt trận thôn Lũng Buông còn huy động người dân góp hàng trăm công lao động để giúp vận chuyển vật liệu xây dựng từ dưới chân núi lên vị trí xây nhà mới. Tháng 8 vừa qua, ngôi nhà xây kiên cố ba gian đã hoàn thành, chị Viên vui mừng cho biết: “Trước đây, tôi không dám nghĩ đến việc xây nhà mới, vì làm còn chẳng đủ ăn chứ nói gì đến việc tích lũy tiền xây nhà. May mắn là được người dân trong thôn giúp đỡ, được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ vì người nghèo đã tạo động lực cả về tinh thần và vật chất để gia đình tôi xây nhà mới. Từ nay, gia đình được yên tâm sinh sống, không phải nơm nớp lo sợ mỗi khi mưa gió, yên tâm lao động, chăm lo cuộc sống”.
Chúng tôi lên xã vùng cao biên giới Bạch Đích, huyện Yên Minh thăm gia đình chị Nông Thị Vĩnh, thôn Na Sàng 3. Gia đình chị Vĩnh là hộ nghèo, được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà đại đoàn kết từ nguồn Quỹ vì người nghèo của tỉnh và huyện Yên Minh với số tiền hỗ trợ 40 triệu đồng. Dù tất bật hỗ trợ tổ thợ vận chuyển vật liệu, vất vả và mệt nhọc nhưng ánh mắt không giấu nổi niềm vui, chị Vĩnh chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn, làm ruộng và trồng ngô chỉ đủ ăn, cho nên không có kinh phí làm nhà. Giờ được hỗ trợ chi phí xây nhà mới, tuy đang trong thời gian xây dựng, nhưng tôi rất mừng và phấn khởi”.
Video đang HOT
Niềm vui của chị Viên, chị Vĩnh cũng là niềm vui chung của hàng nghìn hộ nghèo ở tỉnh Hà Giang được Quỹ vì người nghèo các cấp hỗ trợ làm nhà mới, sửa nhà cũ. Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang Triệu Quốc Lương, cho biết: “Ban vận động Quỹ vì người nghèo các cấp tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng quỹ tùy vào điều kiện thực tế của từng địa phương. Các cơ quan, doanh nghiệp đóng góp bằng tiền, con giống, cây giống; người dân thì góp gạo, góp ngô, góp công lao động; có tổ chức thì đóng góp bằng quà để hỗ trợ người nghèo nhân dịp lễ, Tết. 5 năm vừa qua, Quỹ vì người nghèo toàn tỉnh đã vận động được hơn 27 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm”. Việc sử dụng quỹ được công khai, minh bạch, đối tượng được hưởng lợi cũng được bình xét từ thôn, bản nên bảo đảm công bằng. Nguồn quỹ tập trung chính vào hỗ trợ người dân xây dựng nhà đại đoàn kết. 5 năm qua, đã có 309 hộ được hỗ trợ hơn 7,7 tỷ đồng để làm nhà đại đoàn kết; 1.520 hộ được hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng để tu sửa nhà cửa; hàng nghìn hộ nghèo, gia đình chính sách được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, Tết. Ngoài ra, với tinh thần tương thân, tương ái, cộng đồng dân cư trong thôn, bản, tổ dân phố đã hỗ trợ nhau bằng ngày công, nguyên vật liệu để góp phần xây dựng những căn nhà tình nghĩa, thể hiện sự đoàn kết gắn bó của người dân.
Hà Giang là tỉnh nghèo, việc huy động cán bộ, nhân dân góp quỹ còn hạn chế, do đó, trong những năm qua, MTTQ các cấp còn đứng ra kêu gọi xã hội hóa công tác xóa đói, giảm nghèo. Cụ thể như năm 2017, Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai đề án của Ủy ban MTTQ Việt Nam về tạo sinh kế cho người dân, đã thực hiện mua 25 con bò giống để hỗ trợ 25 hộ nghèo ở các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, nuôi luân chuyển với tổng số tiền 500 triệu đồng; phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trao số tiền 520 triệu đồng tặng 10 hộ nghèo nơi biên giới để làm nhà mới. Tính trong giai đoạn 2016 – 2018, từ sự kêu gọi của Mặt trận và chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ nhân dân ở xã nghèo về đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, xây dựng điểm trường, xóa nhà tạm, hỗ trợ công cụ sản xuất với tổng trị giá hơn 105 tỷ đồng. Đáng chú ý, sáu huyện nghèo của tỉnh tiếp tục vận động các tập đoàn, tổng công ty hỗ trợ hơn 131 tỷ đồng, chủ yếu tập trung cho xây dựng các trường học, lớp học, nhà lưu trú, bếp ăn học sinh vùng sâu, vùng xa.
Gia đình ông Sùng Chính Phổng, thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc là một trong rất nhiều hộ trên địa bàn huyện được nhận bò giống. Từ con bò giống được trao tặng năm 2015, cộng với việc vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mèo Vạc, đến nay gia đình ông Phổng đã có đàn bò bốn con khỏe mạnh. Ông Sùng Chính Phổng tâm sự: “Trước kia, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, muốn phát triển chăn nuôi cũng không có điều kiện. Nhờ được hỗ trợ một con bò giống cho nên tôi mới có niềm tin và quyết tâm vay vốn, mua thêm bò phát triển chăn nuôi, thoát khỏi cảnh đói nghèo”.
Có thể nói, những năm qua, tỉnh Hà Giang đã thực hiện hiệu quả nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong quá trình thực hiện, MTTQ các cấp luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cũng như giám sát thực hiện các chính sách dân tộc và miền núi. Do đó, các chính sách được chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc và đạt nhiều thành quả. Tỉnh cũng ban hành nhiều nghị quyết, quyết định về các chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cụ thể: Hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề; hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động; hỗ trợ học sinh bán trú chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của Nhà nước; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, hộ có mức sống trung bình làm nghề nông, lâm nghiệp, hộ tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Nhờ những việc làm nêu trên, Hà Giang hiện từng bước xóa đói, giảm nghèo, bình quân mỗi năm giảm từ 4 đến 6% tỷ lệ hộ nghèo. Riêng năm 2018, toàn tỉnh có 7.010 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 31,17%, trong đó, sáu huyện nghèo 30a giảm còn 46,25%.
Tuy nhiên, Hà Giang là tỉnh vùng cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên việc huy động Quỹ vì người nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, với nguồn quỹ hạn chế cho nên các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo, chủ yếu là hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết và tu sửa nhà cửa. Thời gian tới, tỉnh rất cần Trung ương bố trí, hỗ trợ nguồn Quỹ vì người nghèo để thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho người dân, nhất là nguồn hỗ trợ lâu dài để tỉnh thực hiện các chương trình, dự án dài hạn, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
KHÁNH TOÀN
Theo NDĐT
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành đoàn thể trong tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm và coi trọng vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương.
Đội ngũ người có uy tín đã phát huy vai trò là "cầu nối" giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Thượng tọa Tăng Sa Vông, chủ trì chùa Khmer ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi nhiều năm dạy chữ cho con em địa phương.
Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có hơn 67 nghìn đồng bào Khmer sinh sống, tập trung tại các huyện như Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Hòa Bình, thị xã Giá Rai và một số xã, phường ven biển của TP Bạc Liêu. Chúng tôi đã đến ấp Giồng Giữa A, xã Vĩnh Trạch ông, TP Bạc Liêu để tìm hiểu về cuộc sống và sự đổi thay của đồng bào Khmer nơi đây. ược biết, ấp Giồng Giữa A hiện có 316 hộ dân, trong đó có hơn một phần hai là người dân tộc Khmer. Những năm qua, bằng các chính sách hỗ trợ của ảng và Nhà nước, cùng sự quan tâm của các cấp địa phương, sự cố gắng vươn lên trong lao động sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Cả ấp hiện chỉ còn 11 hộ thuộc diện nghèo, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên khá nhanh; trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường. áng chú ý, đồng bào Khmer sống rất đoàn kết, có tinh thần hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
Ông Lâm Ngọc Tài là một trong những người có uy tín trong đồng bào Khmer ở ấp Giồng Giữa A chia sẻ: "Muốn người dân tin thì trước hết mình phải làm gương. Bản thân tôi nhiều năm qua luôn cố gắng lao động sản xuất, gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chính sách của ảng và Nhà nước. ồng thời, tích cực giúp đỡ mọi người, nhất là về kinh nghiệm sản xuất và thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Ngoài ra, tôi vận động người dân trong ấp chủ động hiến đất để làm đường, xây dựng trường học, trụ sở ấp, vận động các gia đình cho trẻ đủ tuổi được đến trường. Nhờ vậy đến nay, tỷ lệ trẻ đến trường trên địa bàn ấp đạt gần 100%, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện...".
Bên cạnh đó, tại Bạc Liêu, các vị sư trụ trì của gần 30 chùa Khmer trong toàn tỉnh rất có uy tín, được đông đảo cộng đồng người Khmer và người Kinh, người Hoa tin tưởng, quý trọng. iển hình như Hòa thượng Lý Sa Mouth (dân tộc Khmer) tại ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú ông, huyện Phước Long, Trụ trì chùa ìa Muồng, nguyên Chủ tịch Hội oàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu. Ông là người tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, điển hình là việc xây nhà tình thương, xóa nhà tạm của đồng bào Khmer. Ở xã Vĩnh Phú ông, nhiều hộ nghèo không có điều kiện sửa chữa nhà ở, Hòa thượng Lý Sa Mouth đã đứng ra vận động người dân đóng góp cây lá, tấm lợp để giúp họ có căn nhà ấm cúng che nắng, mưa. Ngoài ra, ông trực tiếp cùng các sư sãi đốn cây trong khuôn viên chùa cho người dân nghèo trong xã dựng lại nhà ở khang trang. Với tấm lòng nhân ái, yêu thương người nghèo khó, Hòa thượng Lý Sa Mouth đã tham gia cùng địa phương vận động xây hơn 70 căn nhà tình thương cho đồng bào dân tộc Khmer nghèo trong xã. Bên cạnh đó, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Hòa thượng Lý Sa Mouth tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân người Khmer hiến hàng chục nghìn mét vuông đất làm đường giao thông nông thôn; vận động các tổ chức từ thiện hỗ trợ nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, xây bốn cây cầu để người dân trong xã thuận tiện đi lại, giao thương buôn bán.
Trong cộng đồng người Hoa ở TP Bạc Liêu, nhắc đến ông Ngô Vũ ại ở phường 2, hầu như ai cũng biết. Ông Ngô Vũ ại hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo của tỉnh Bạc Liêu, đồng thời là người có uy tín trong cộng đồng người Hoa. Ông được nhiều cán bộ, nhân dân địa phương ngưỡng mộ, quý mến vì nhiều năm qua luôn hăng hái làm việc thiện. Không chỉ tích cực tuyên truyền, vận động người Hoa thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", xây dựng địa bàn dân cư an toàn, văn hóa, không có tội phạm và tệ nạn xã hội, ông ại còn phát huy tốt vai trò của người có uy tín. Từ năm 2010 đến nay, ông đã vận động ủng hộ các quỹ an sinh xã hội, quỹ vì người nghèo; vận động xây dựng cầu giao thông nông thôn, nhà đại đoàn kết, chữa bệnh cho người nghèo, tặng xe lăn cho người khuyết tật... với tổng trị giá gần 20 tỷ đồng.
Phó Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu Kim Miên khẳng định: "Từ nhiều năm nay, Tỉnh ủy, HND, UBND tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trong vùng đồng bào DTTS, đồng thời phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ vậy, chỉ tính từ năm 2018 đến nay, Ban Dân tộc và Tôn giáo các cấp trong tỉnh đã vận động các nhà tài trợ, doanh nghiệp xây dựng 91 căn nhà tình thương; tặng hơn 3.000 suất quà, khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trong các ngày lễ, tết, với kinh phí hơn năm tỷ đồng".
ể đạt được những kết quả đáng mừng nêu trên, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể trong tỉnh Bạc Liêu đã phát huy tốt vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
BÀI VÀ ẢNH: TRỌNG DUY
Theo NDĐT
Cùng đồng bào xây "cột mốc sống" nơi biên ải - Bài 1: Duy trì bữa sáng cho em Nhiều năm qua, quân và dân tại khu vực biên giới Sơn La đã sát cánh cùng xây nhau dựng biên giới, bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới. LTS: Tỉnh Sơn La có hơn 270 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Tuyến biên giới trải dài qua địa bàn 17 xã, thuộc 6 huyện, với trên 300...