Hỗ trợ người dân nhóm yếu thế tiếp cập pháp luật
Thực hiện Đề án “ Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” được kỳ vọng sẽ hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật thuận lợi hơn, đặc biệt là nhóm đặc thù, yếu thế.
Hỗ trợ người dân nhóm yếu thế tiếp cập pháp luật
Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay, người dân ngày càng quan tâm đến việc tiếp cận thông tin, pháp luật để phục vụ nhu cầu của bản thân và xã hội, nhất là trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống, công việc hằng ngày.
Một bộ phận người dân đã có kỹ năng tìm kiếm, khai thác, tra cứu, vận dụng, sử dụng pháp luật; mức độ sử dụng công nghệ thông tin của người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật trong quá trình tiếp nhận, giải quyết nhiệm vụ và công việc.
Tuy nhiên người dân, nhất là các nhóm đặc thù, yếu thế còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, trong đó có thông tin pháp luật cũng như việc sử dụng pháp luật để thực hiện quyền, tự bảo vệ quyền của mình. Một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhận thức chưa đầy đủ về quyền tiếp cận thông tin, vẫn còn tâm lý e ngại khi cần yêu cầu cung cấp thông tin.
Vì vậy, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”, góp phần bổ sung, bổ trợ cho các chương trình, đề án về tuyên truyền đang được các bộ, ngành thực hiện, hướng đến mục tiêu cao nhất trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận pháp luật, nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật.
Video đang HOT
Đề án sẽ làm rõ thực trạng, văn hóa pháp lý, thói quen của người dân trong tìm hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật, qua đó đưa ra các giải pháp hiệu quả nâng cao hiểu biết pháp luật, kỹ năng tiếp cận, sử dụng pháp luật cho người dân; rà soát, xác định mục tiêu cụ thể, trong đó có những mục tiêu được định lượng. Có các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận thông tin cho nhóm đặc thù, yếu thế; làm tốt công tác chuyển đổi số trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân.
Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” được đánh giá đưa ra rất đúng và kịp thời. Nhiều chuyên gia đã có ý kiến đóng góp để hoàn thiện đề án thiết thực này.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng cần xây dựng đồng bộ các cơ chế, biện pháp bảo đảm về tiếp cận thông tin pháp luật của người dân, đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật, lấy người dân làm trung tâm, xuất phát từ nhu cầu của người dân kết hợp với nhu cầu của cộng đồng xã hội.
Đồng thời, thực hiện điều tra, khảo sát về nhu cầu tiếp cận pháp luật của người dân tại các địa bàn cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch, nội dung, hình thức phổ biến, cung cấp thông tin pháp luật phù hợp.
Bên cạnh đó, cần xây dựng bộ tiêu chí đo lường, đánh giá về năng lực tiếp cận pháp luật của người dân; xây dựng bộ tiêu chí đo lường, đánh giá về thực hiện, đáp ứng cung cấp, hỗ trợ thông tin, cơ chế, nguồn lực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; xây dựng nội dung tăng cường năng lực, tính chủ động của người dân trong tiếp cận các thông tin, loại hình dịch vụ pháp lý.
Ngoài ra, phải tập trung tăng cường năng lực tiếp cận thông tin cho nhóm đặc thù, yếu thế; làm tốt công tác chuyển đổi số trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân, cũng như chú trọng trong giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường…
SSI khởi động tăng vốn lên 15.000 tỷ: Quy mô vốn điều lệ các công ty chứng khoán top đầu vượt nhiều ngân hàng
Nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán tăng cao khiến cuộc đua tăng vốn của các doanh nghiệp chứng khoán thêm "nhiệt".
Mới đây nhất, ngày 3/6, CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) nhận được các văn bản chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng do Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp.
Cụ thể, SSI được chấp thuận chào bán 497,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Giá chào bán là 15.000 đồng/cp - bằng 1/2 thị giá hiện tại (29.250 đồng/cp) - tương ứng giá trị huy động dự kiến là gần 7.500 tỷ đồng.
Nếu chào bán thành công, vốn điều lệ của SSI sẽ tăng từ mức 9.947 tỷ đồng lên 14.921 tỷ đồng - qua đó tiếp tục là công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất thị trường.
Đại diện SSI cho biết việc tăng vốn điều lệ nhằm bổ sung vốn kinh doanh, đặc biệt nâng cao năng lực cho vay giao dịch ký quỹ và năng lực đầu tư. Bên cạnh đó, trong bối cảnh áp lực lãi suất gia tăng và thị trường chứng khoán có nhiều biến động, việc tăng vốn sẽ củng cố tiềm lực tài chính vững mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài SSI đang bắt đầu quá trình huy động vốn, tính đến tháng 6/2022 đã có VNDirect, SHS, VIX Securities và VPBank Securities (chứng khoán ASC mới đổi tên) là các doanh nghiệp chứng khoán chính thức hoàn thành đợt tăng vốn.
Cụ thể, VNDirect hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 4.300 tỷ đồng lên 12.200 tỷ đồng. VPBank Securities có vốn điều lệ tăng đột biến từ 269 tỷ lên hơn 8.900 tỷ đồng, "nhảy vọt" từ một đơn vị ít được biết đến trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn thứ 3 trong toàn ngành chứng khoán. SHS tăng từ 3.300 lên 6.500 tỷ đồng, VIX tăng từ 2.700 lên 5.500 tỷ đồng.
Có thể thấy, riêng trường hợp SSI và VNDirect, việc hoàn tất tăng vốn điều lệ đã ngang ngửa một số nhà băng tầm trung như Eximbank (12.355 tỉ đồng), OCB (13.699 tỉ đồng), SeaBank (14.785 tỉ đồng)...
Xét trên phương diện giá trị huy động qua các đợt chào bán cổ phần, SSI đứng ở vị trí quán quân khi "công phá" mức tăng kỷ lục 7.460 tỷ đồng - con số lớn nhất từ trước đến nay nếu chào bán thành công, VNDirect ở vị trí á quân với 4.350 tỷ đồng.
Theo sau là VIX (huy động 4.119 tỷ đồng), SHS (3.903 tỷ đồng), TPS (3.900 tỷ đồng), BIDV Securities (2.695 tỷ đồng), MBS (550 tỷ đồng),...
Kết quả trên cho thấy nhóm công ty nội đang tiếp tục mở rộng đáng kể. Trong bối cảnh thị trường diễn biến không ổn định, tăng vốn điều lệ cũng là cách giúp nhiều CTCK có thêm nguồn tiền để rót vào hoạt động tự doanh, với kỳ vọng đẩy lợi nhuận tăng. Nhiều khả năng việc tăng vốn điều lệ của các công ty chứng khoán sẽ còn tiếp diễn khi triển vọng kinh doanh của các công ty đang ghi nhận tích cực.
Thiếu thông tin về quy hoạch dẫn đến "sốt ảo", đầu cơ, thao túng thị trường đất đai Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc công bố công khai thông tin quy hoạch ở một số địa phương còn chậm, chưa thường xuyên, liên tục. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin, sốt ảo đất đai, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai. Hôm nay (30/5), dưới sự điều hành...