Hỗ trợ ngư dân bị nạn trên biển
Chiều 7-10, tàu Đá Tây 01 của Công ty TNHH Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông (thuộc Bộ NN-PTNT) đã đưa 15 thuyền viên tàu cá QNg 95645 TS bị nạn trên biển về TP.Vũng Tàu an toàn. Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam đã hỗ trợ một chiếc xe đưa các ngư dân về quê. Công ty TNHH Thoát nước và Phát triển đô thị Bà Rịa -Vũng Tàu và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh hỗ trợ 30 triệu đồng (mỗi công ty 15 triệu đồng) cho 15 thuyền viên gặp nạn.
Ông Phạm Văn Triêm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh trao tiền hỗ trợ cho các thuyền viên tàu QNg 95645 TS.
Trước đó, sáng 3-10, khi đang đánh bắt cá tại ngư trường cách đảo Đá Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) 37 hải lý, tàu cá QNg 96545 TS do ông Nguyễn Văn Đức (37 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng bất ngờ bị phá nước và chìm. Nhận được tin báo, tàu Hải quân đã đến hiện trường kịp thời và đưa 15 ngư dân vào đảo Đá Tây. Tiếp đó, tàu Đá Tây 01 đã đưa các thuyền viên trở về đất liền.
Theo Báo Bà Rịa Vũng Tàu
Video đang HOT
Huế: Xã "thổi bay" tên ngư dân khỏi danh sách hỗ trợ thiệt hại do Formosa?
Những ngày gần đây, nhiều ngư dân ở thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) bức xúc phản ánh đến cơ quan chức năng việc họ bị cán bộ xã tùy tiện gạch tên khỏi danh sách nhận hỗ trợ thiệt hại do Formosa gây ra.
Ông Trương Công Tùng cho biết, hơn 10 năm nay ông mưu sinh bằng nghề đánh bắt hải sản ở khu vực biển Chân Mây. Sau khi xảy ra vụ Formosa xả thải, ông phải chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác.
Khi triển khai hỗ trợ ngư dân khẩn cấp theo Quyết định 772 của Chính phủ, gia đình ông đã được nhận hỗ trợ 2 lần với tổng cộng 4,5 triệu đồng và 300kg gạo. Vậy nhưng, lần này, trong danh sách nhận hỗ trợ do sự cố môi trường biển theo Công văn 6851 và Công văn 7433 của Bộ NNPTNT vừa được niêm yết, ông Tùng "bỗng dưng" không có tên.
Ngư dân Trương Công Tùng "bỗng dưng" không có tên trong danh sách được nhận hỗ trợ do sự cố môi trường biển sắp tới. Ảnh: An Sơn
Ông Nguyễn Văn Qua- chủ thuyền đánh cá công suất 24CV cũng cho biết: Để đánh bắt trên biển, thuyền của ông cần 4 lao động. Vì vậy, trong mỗi chuyến ra khơi, ngoài hai vợ chồng, ông sử dụng thêm 2 bạn thuyền khác. Vậy nhưng, không hiểu vì lý do gì mà trong danh sách hỗ trợ xã vừa niêm yết chỉ có tên ông, còn vợ ông và 2 bạn thuyền không có tên.
Hộ ông Trương Công Minh có 3 người con đang ở tuổi thanh niên tham gia đi biển nhưng đều không có tên trong danh sách sẽ được nhận hỗ trợ. Khi ông Minh thắc mắc thì cán bộ xã giải thích rằng do những người con của ông đã vào Nam làm thuê nên không được đưa vào danh sách. "Bao năm nay tôi và 3 đứa con mưu sinh bằng nghề biển. Sau khi Formosa xả thải, con tôi thất nghiệp nên phải vào Nam làm thuê. Xã không đưa 3 đứa con của tôi vào danh sách được nhận hỗ trợ là quá vô lý"- ông Minh nói.
Nhiều ngư dân ở thôn Phú Hải tố bị cán bộ xã tùy tiện gạch tên khỏi danh sách nhận hỗ trợ thiệt hại do Formosa gây ra. Ảnh: An Sơn
Cùng chung bức xúc như các trường hợp trên là hàng loạt ngư dân khác ở thôn Phú Hải. Người dân nơi đây cho biết, sở dĩ rất nhiều ngư dân trong thôn không có tên trong danh sách nhận hỗ trợ là do bị cán bộ xã phụ trách kê khai gạch tên dù những người này đều đã được trưởng thôn và vạn trưởng đưa vào danh sách được nhận hỗ trợ.
Giải thích về việc nhiều ngư dân Phú Hải bỗng dưng không có tên trong danh sách sẽ được nhận hỗ trợ sắp tới, ông Lê Công Minh- Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết, do thời gian thực hiện kê khai và lập danh sách quá gấp rút nên đã dẫn đến một số sai sót.
Theo ông Nguyễn Văn Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, trước bức xúc của nhiều ngư dân ở thôn Phú Hải, huyện đã chỉ đạo UBND xã Lộc Vĩnh làm rõ từng trường hợp cụ thể. Theo đó, những ngư dân thuộc diện được hỗ trợ mà chưa có tên trong danh sách thì sẽ được bổ sung để không bị thiệt thòi.
Ông Mạnh cũng khẳng định sẽ cho kiểm tra việc cán bộ xã Lộc Vĩnh bị tố lạm quyền, tùy tiện gạch tên ngư dân thuộc diện hỗ trợ khỏi danh sách và nếu đúng sẽ xử lý nghiêm khắc.
Theo Danviet
Ngư dân miền Trung được hỗ trợ việc làm sau vụ cá chết "Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội không kỳ vọng đào tạo, chuyển đổi sang nghề khác cho ngư dân. Lẽ đơn giản, họ là người dân vùng biển. Họ phải sống được bằng sinh kế nghề biển". Ngư dân 4 tỉnh miền Trung ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển sẽ được hỗ trợ việc làm, xuất khẩu lao động...