Hỗ trợ kém hiệu quả, ngư dân chưa thể tiến xa ra biển
UB Thường vụ Quốc hội mới đây kết thúc cuộc giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri về khó khăn trong sản xuất và đời sống của ngư dân – một vấn đề mà cử tri quan tâm, nhiều lần gửi kiến nghị đến Quốc hội…
Kết quả đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc hội ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực từ phía cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực. Theo đó, các chính sách ban hành và triển khai của nhà nước thời gian qua đã góp phần phát triển ngành khai thác hải sản với khoảng 128 nghìn tàu cá các loại.
Nhà nước đã đầu tư xây dựng được 65/178 cảng, bến cá trên tuyến bờ và 18/33 cảng cá trên các tuyến đảo; 75/131 khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá các tỉnh ven biển và 12/16 khu trên các tuyến đảo.
Tỷ lệ lớn tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn chỉ để đánh bắt ven bờ.
Cơ quan chức năng đã hỗ trợ ngư dân đóng mới 1.365 tàu có công suất 90CV trở lên với số tiền khoảng 1.300 tỷ đồng; đã lắp đặt 7.000 máy thu trực canh cho ngư dân; triển khai việc hỗ trợ gắn thiết bị (chíp) cho 3.000 tàu cá để thu phát tín hiệu từ vệ tinh. Tính đến cuối tháng 6/2013, cả nước đã lắp đặt được thiết bị kết nối vệ tinh cho 1.150 tàu cá.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động đánh bắt xa bờ, các địa phương đã tổ chức đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên cho ngư dân đi biển. Nhà nước cũng tăng cường hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ thiệt hại đối với các phương tiện sản xuất bị mất, bị hư hỏng nặng; cung cấp điện, nước ngọt, kho trữ dầu với giá bán bằng giá ở đất liền tại một số vùng ven biển, hải đảo…
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách để giải quyết khó khăn cho ngư dân vẫn còn không ít điểm bế tắc khó gỡ. UB Thường vụ QH trăn trở khi quy hoạch, phát triển tàu thuyền chưa phù hợp thực tế. Phương tiện khai thác ven bờ vẫn chiếm tỷ lệ lớn (như Cà Mau, loại phương tiện này chiếm đến hơn 65%), làm cho nguồn lợi hải sản vùng ven bờ đã và đang bị suy giảm mạnh; tình trạng khai thác bằng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại vẫn còn xảy ra ở hầu hết các tỉnh ven biển.
Hạn chế này là do các chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của ngư dân. Người dân khó tiếp cận được với gói hỗ trợ mua mới, đóng mới tàu, thay máy tàu. Điều kiện cho vay theo cơ chế cho vay thương mại ít ngư dân chấp nhận được. Trình tự, thủ tục để được hỗ trợ còn bất cập. Định mức hỗ trợ dầu chưa phù hợp với mức tiêu hao nhiên liệu giữa tàu công suất lớn và tàu công suất nhỏ…
Việc tổ chức triển khai xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão chưa đồng bộ; đầu tư dự án còn dàn trải; chưa có các tiêu chuẩn ngành về các khu neo đậu tránh trú bão; chưa nghiên cứu tận dụng tối đa địa hình, điều kiện tự nhiên để xây dựng. Các cơ sở đóng tàu, sửa tàu cá còn manh mún, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu, chủ yếu đóng tàu nhỏ, vỏ gỗ theo mẫu và kinh nghiệm dân gian.
Công tác bảo quản, chế biến sản phẩm khai thác chưa được coi trọng, hiện nay việc bảo quản sản phẩm vẫn chủ yếu theo phương thức thủ công nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ.
Công tác đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, trình độ ngư dân đi biển còn thấp, khoảng 8,4% mù chữ, trên 50% mới tốt nghiệp tiểu học. Phần lớn lao động khai thác hải sản không được chủ tàu ký kết hợp đồng bằng văn bản, chỉ thoả thuận miệng, nên tình trạng quản lý, sử dụng lao động không ổn định, thiếu hụt, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
P.Thảo
Theo Dantri
Tàu nghìn tấn không thể cập cảng do dân bắt tôm hùm trái phép
Tàu hàng siêu nặng với tải trọng 35.000 tấn của Nhật Bản đã không thể cập cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) để nhập gỗ dăm khi ngư dân địa phương ra đánh tôm hùm trái phép trong luồng lạch cảng này.
Sau thời gian chấn chỉnh, tình trạng khai thác tôm hùm giống trái phép tại cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc, lại tái diễn. Đỉnh điểm của tình trạng này là chiều ngày 13/11 đến sáng 14/11, ngư dân đã thả lưới kín khu vực luồng lạch ra vào cảng Chân Mây, gây cản trở tàu thuyền. Nhiều tàu không thể cập cầu cảng để xuất nhập hàng hóa, gây thiệt hại lớn cho chủ tàu và doanh nghiệp.
Hình ảnh người dân đánh bắt tôm hùm từ chiều 13 đến sáng 14/11 tại luồng ra vào cảng quốc tế Chân Mây
Từ 17h chiều ngày 13/11 kéo dài đến 9h sáng nay 14/11, hàng chục hộ ngư dân - chủ yếu ở xã Lộc Vĩnh - bất chấp sự ngăn cản của lực lượng chức năng đã đặt hàng trăm bộ đáy rớ đánh bắt tôm hùm giống trong luồng lạch và khu neo tàu ở cảng Chân Mây.
Tàu hàng Nhật Bản không thể vào cảng bị ngư dân "cản đường"
Hậu quả, tàu Taio Frontier (quốc tịch Nhật Bản) tải trọng 35.000 tấn, theo kế hoạch sẽ cập cảng Chân Mây lúc 17h ngày 13/11 để nhập gỗ dăm, đã không thể vào cảng đúng giờ. Hoạt động tại cảng Chân Mây bị ngưng trệ gần 15 tiếng đồng hồ, gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Theo quy định thưởng phạt, mỗi tàu chậm trễ 1 ngày, chủ hàng là nhà máy ở khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (huyện Phú Lộc) phải nộp phạt khoảng 10.000 USD. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng dây chuyền đến các tàu đang đợi ngoài khơi để chờ cập cảng và công việc của hàng trăm lao động xung quanh khu vực cảng.
Bất chấp lệnh cấm của cơ quan chức năng, ngư dân Phú Lộc vẫn ngang nhiên ra đánh bắt tôm hùm dù có tàu lớn đang vào
Tình trạng người dân giăng lưới, khai thác tôm hùm giống đã diễn ra từ nhiều năm nay. Tôm hùm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao nên mặc dù đã có lệnh cấm của chính quyền, người dân vẫn bất chấp, ồ ạt khai thác.
Dự kiến, ngày 21/11 sắp tới, cảng quốc tế Chân Mây sẽ đón một tàu du lịch quốc tế chở khoảng 2.000 khách cập cảng đi tham quan các tỉnh miền Trung. Điều lo lắng nhất lúc này là uy tín, thương hiệu của cảng Chân Mây sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu thời điểm đó tàu du lịch quốc tế không thể vào cảng, phải thay đổi hải trình - điều đã từng có tiền lệ ở cảng.
Cường Tuyển - Đại Dương
Theo Dantri
Đề nghị bổ sung "tội lãng phí" để xử hình sự người... vung tiền Đại biểu Quốc hội yêu cầu nhấn mạnh quyền giám sát của người dân về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí, trách nhiệm xử lý thông tin tố giác lãng phí, quy định xử lý hình sự người lãng phí, đề nghị bổ sung tội danh vào Bộ luật hình sự... Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý...