Hỗ trợ hơn 80.000 đối tượng gặp khó do Covid-19 tại Quảng Ninh
Sở Lao động- Thương Binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh vừa gửi báo cáo về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ; Nghị quyết 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020, đã có 17.207 người lao động được hỗ trợ với số tiền là 17.528,4 triệu đồng.
Tổng số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vay trả lương ngừng việc được hỗ trợ là 8 đơn vị với 242 người, số tiền là 882,825 triệu đồng.
Hỗ trợ hơn 80.000 đối tượng gặp khó do Covid-19 tại Quảng Ninh
Đồng thời, tỉnh hỗ trợ tổng số 1.129 hộ kinh doanh với số tiền là 1.135 triệu đồng; 10.904 người có công với số tiền 16.325,5 triệu đồng; 53.675 đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo với số tiền là 62.660,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Về hỗ trợ theo Nghị quyết số 245/2020/NQ-HĐND ngày 31/3/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có tổng số 496 người với số tiền là 524,5 triệu đồng, trong đó: Người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo là 448 người với số tiền là 476,5 triệu đồng; Viên chức, người trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ 100% về tài chính phải nghỉ việc không hưởng lương là 48 người với số tiền 48 triệu đồng.
Đối với nguồn xã hội hóa do MTTQ tỉnh tiếp nhận (văn bản 830/MTTQ-BTT ngày 26/6/2020) có tổng số 5.881 người, tổng số tiền 4.951,25 triệu đồng, trong đó:
Giáo viên, người lao động trong các trường mầm non tư thục và nhóm lớp độc lập tư thục là 1.677 người, số tiền 1.677 triệu đồng; Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 492 trẻ, số tiền 374,25 triệu đồng; Người cao tuổi 1.570 người, số tiền 1.237,5 triệu đồng; Người nghèo không có khả năng thoát nghèo, 8 người, số tiền 6 triệu đồng.
Người thuộc hộ nghèo, cận nghèo (theo tiêu chí của tỉnh) là 1.910 người, số tiền 1.432,5 triệu đồng; người lao động không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm (bốc vác, vận chuyển hàng hóa) là 224 người, số tiền: 224 triệu đồng.
Về hỗ trợ doanh nghiệp dừng đóng Quỹ hưu trí, tử tuất, tổng số doanh nghiệp tạm dừng là 51 doanh nghiệp với 1.770 người lao động được dừng đóng, số tiền là 6.431 triệu đồng.
Tiếp tục có thêm một chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp (DN), tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
Nhờ có chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Bộ Tài chính đã chủ động trình Chính phủ ban hành hàng loạt chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, miễn giảm lệ phí trước bạ..., nhằm giúp doanh nghiệp có dòng tiền duy trì sản xuất kinh doanh. Mới đây nhất, ngày 31/3/2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp (DN), tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
Chi cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh không phải chịu thuế
Theo quy định của Nghị định số 44/2021/NĐ-CP, DN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ. Các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn các cấp ở trung ương và địa phương; cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ; Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, nghị định cũng quy định, các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ có trách nhiệm sử dụng, phân phối đúng mục đích của khoản ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 đã tiếp nhận.
Đối với hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo mẫu ban hành kèm theo nghị định này hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện tử) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện DN là bên ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ; kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
Cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận
Chia sẻ với phóng viên TBTCVN mới đây, ông Thomas Mc. Clelland - Chủ tịch Tiểu ban Thuế và Chuyển giá của Eurocham (Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam) cho rằng, các chính sách hỗ trợ DN về thuế trong năm qua, khi DN chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 là hết sức tích cực.
Theo ông Thomas Mc. Clelland, những chính sách như: giãn thuế cho các DN, giảm thuế TNDN ở mức 30% đối với DN có doanh thu đến năm 2020 dưới 200 tỷ đồng, được khấu trừ thuế đối với các khoản chi cho Covid-19, tăng giảm trừ người phụ thuộc và giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân..., đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với cộng đồng DN và hỗ trợ hữu ích cho DN trong việc giải tỏa gánh nặng tài chính trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp.
Ông Trần Ngọc Sinh - Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty CP Tập đoàn Tiến Bộ (Thái Nguyên) chia sẻ, nhờ có chính sách hỗ trợ đúng đắn, kịp thời của Chính phủ và sự đồng hành của các ngành chức năng, đã động viên, khích lệ giúp DN vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, sẵn sàng phục hồi sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh được kiểm soát.
Ông Cao Anh Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, để hỗ trợ DN, người dân ứng phó với dịch Covid-19 phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước, theo đó, ngành Thuế đã tập trung lắng nghe ý kiến của DN cũng như nắm bắt khó khăn của DN. Qua đó, xây dựng các giải pháp hỗ trợ sát với thực tế, cũng như tham khảo ý kiến rộng rãi của cơ quan, tổ chức, cộng đồng DN và người dân trong toàn xã hội nhằm đưa các giải pháp nhanh chóng tới được các đối tượng cần hỗ trợ. Đặc biệt, tại các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đều đã quy định rõ việc áp dụng ngay các giải pháp hỗ trợ mà không phải chờ báo cáo mức độ ảnh hưởng của DN. Các đối tượng thụ hưởng sẽ tự xác định, kê khai số thuế phải nộp dựa trên quy định của pháp luật về thuế và điều kiện thực tế của mình, đảm bảo việc thực hiện công khai, minh bạch và thuận lợi.
"Có thể thấy, việc thực hiện thực hiện các gói giảm, giãn thuế đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác thu ngân sách do ngành Thuế thực hiện. Tuy nhiên, một kết quả rất mừng là đến cuối năm 2020, cơ bản là 96% số thuế được gia hạn của các DN đã nộp lại cho ngân sách nhà nước (NSNN). Điều đó cho thấy, các DN cơ bản đã phục hồi; đồng thời, ý thức tuân thủ pháp luật của các DN cũng rất tốt và đặc biệt trong bối cảnh khó khăn cộng đồng DN đã chung tay cùng Nhà nước thực hiện tốt nghĩa vụ NSNN" - ông Cao Anh Tuấn chia sẻ thêm.
Sở Nội vụ trình phương án sắp xếp cán bộ dôi dư ở TP Thủ Đức Sở Nội vụ TP.HCM đề ra lộ trình đến ngày 31-12-2022 sẽ hoàn tất sắp xếp, bố trí người làm việc tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và TP Thủ Đức. Sở Nội vụ TP.HCM vừa trình UBND TP tờ trình về phương án sắp xếp số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động...