Hỗ trợ hơn 3,7 triệu đồng cho diễn viên, hướng dẫn viên du lịch chịu ảnh hưởng Covid-19
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Theo đó, Nghị quyết xác định hỗ trợ cho 12 nhóm đối tượng, trong đó có quy định cụ thể hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Nghệ sĩ trẻ trình diễn trên sân khấu xiếc. Ảnh: Lại Tấn
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, tổng số nghệ sĩ được hưởng chính sách này trên cả nước là 2.000 người.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng xác định hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Video đang HOT
Nghị quyết yêu cầu việc hỗ trợ phải đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách.
Đồng thời, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.
Vở diễn Hà thành chính khí trên sân khấu quay của Nhà hát kịch Hà Nội. Ảnh: Lại Tấn.
Việc hỗ trợ ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc: Các tỉnh, TP có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện.
Ngân sách T.Ư hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc: 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.60% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên). 40% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách T.Ư còn lại.
Các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.
Trường Đại học Cần Thơ kiến nghị chính sách thuế đối với học phí trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Chiều 24-6, GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) cho biết, đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ để kiến nghị Thủ tướng về chính sách thuế đối với học phí trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Một buổi học thực hành của sinh viên Trường ĐHCT. Ảnh: B.NG
Theo văn bản, Trường ĐHCT là đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) được phân loại ĐVSNCL tự đảm bảo một phần kinh phí thường xuyên và thực hiện theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP (theo công văn số 1966/BGDĐT-KHTC ngày 16-5-2018). Trường được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và được phân loại ĐVSNCL tự đảm bảo chi phí thường xuyên giai đoạn 2020-2022.
Ngày 18-1-2021, Cục thuế TP Cần Thơ đã ban hành Quyết định 41/QĐ-CT về việc công bố công khai kết luận thanh tra thuế giai đoạn 2017 đến 2019. Theo kết luận, Trường ĐHCT phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung 2% trên doanh thu các khoản thu học phí (chính quy và ngoài chính quy) trong 3 năm (2017, 2018, 2019), tổng số tiền phải nộp trên 24 tỉ đồng và phạt vi phạm hành chính trên 4,9 tỉ đồng.
Trường ĐHCT nhận thấy kết luận nêu trên của Cục thuế TP Cần Thơ là chưa phù hợp với các lý do sau: Bộ Tài chính ban hành Công văn 7686/BTC-CST ngày 12-6-2017 về chính sách thuế đối với ĐVSNCL trong lĩnh vực Y tế, GD-ĐT, theo đó chưa thu thuế đối với một số loại hình học phí. Kiểm toán nhà nước đã kiểm toán báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của trường trong các năm 2016, 2017, 2018, 2019, qua đó Kiểm toán đã không tính thuế TNDN đối với khoản thu từ học phí các loại hình thuộc chỉ tiêu đào tạo được Bộ GD&ĐT giao. Hằng năm Bộ GD&ĐT vào kiểm tra báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cũng không yêu cầu việc đóng thuế TNDN đối với các khoản thu từ học phí. Trường ĐHCT thực hiện mức học phí đúng theo lộ trình học phí của Nghị định 86/2015/NĐCP, là mức thu chưa tính đầy đủ chi phí, còn có sự hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10-2-2017 về việc ban hành Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) thuộc lĩnh vực GD-ĐT. Trong giai đoạn 2017-2019 Trường ĐHCT đã được ngân sách nhà nước cấp một phần kinh phí thường xuyên theo các Quyết định của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, hầu hết tỉnh, thành phố chưa thực hiện thu thuế TNDN đối với mức học phí theo quy định trong hoạt động đào tạo theo chỉ tiêu được giao tại các cơ sở giáo dục công lập.
Trường ĐHCT đã có văn bản hỏi Tổng cục Thuế về vấn đề này và được trả lời tại Công văn 1983/TCT-CS ngày 8-6-2021. Tổng cục Thuế căn cứ vào thông báo số 551/TB-VPCP ngày 28-11-2017, kết luận "về thuế đối với ĐVSNCL thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế ". Tuy nhiên, nhà trường nhận thấy vấn đề trên chưa phù hợp vì kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại VB 551/TB-VPCP chưa nói rõ chính sách thuế cụ thể trong lĩnh vực GD-ĐT. Việc thực hiện thuế TNDN (2% học phí) đối với trường công lập hiện nay là chưa thống nhất trong cả nước, sẽ tạo thêm áp lực tài chính đối với GD-ĐT.
* Về vấn đề trên, Cục Thuế TP Cần Thơ cho biết: Ngày 8-6-2021, Tổng cục Thuế đã có văn bản số 1983/TCT-CS về chính sách thuế đối với ĐVSNCL trong lĩnh vực giáo dục gửi Trường ĐHCT.
Căn cứ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và thực hiện ý kiến của lãnh đạo Chính phủ, các ĐVSNCL thực hiện kê khai, nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật thuế TNDN hiện hành. Về việc hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế TNDN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có đánh giá tổng thể để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Khẩn trương hoàn thiện vị trí việc làm, tinh giản biên chế Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện vị trí việc làm và xác định cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập... Ảnh minh họa (Nguồn: CPV) Đây là nội...