Hỗ trợ hai tỉnh miền núi phía bắc phục hồi nông nghiệp sau Covid-19
Ngày 2-4, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức hội thảo khởi động nghiên cứu “Đánh giá tác động Covid-19 và lập kế hoạch phục hồi ngành nông nghiệp”.
Phát triển hệ thống thị trường quế chất lượng cao giúp nâng cao địa vị kinh tế – xã hội cho phụ nữ Lào Cai (Ảnh: Dự án “Gia vị cho sự bình đẳng”).
Tại Việt Nam, dịch Covid-19 xuất hiện từ đầu năm 2020 đã tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành, nghề, làm đứt gẫy các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất kinh doanh toàn cầu. Trong đó, sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề.
Để khắc phục những hậu quả và hướng đến mục tiêu dài hạn, rất cần có những đánh giá chi tiết và thông tin sát thực về ảnh hưởng của dịch bệnh, phân tích các kịch bản diễn biến và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời gian tới vừa phát triển kinh tế, vừa ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững.
Video đang HOT
Chương trình cũng là sự kiện tiếp nối trong chuỗi khởi động nghiên cứu “Đánh giá tác động Covid-19 và lập kế hoạch phục hồi ngành nông nghiệp” tại Lào Cai và Sơn La.
Trong năm 2021, chương trình “ Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” (GREAT) sẽ cùng SNV hỗ trợ hai tỉnh Lào Cai và Sơn La thực hiện đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến sản xuất nông nghiệp địa phương. Qua đó, phân tích các kịch bản và xây dựng kế hoạch phục hồi ngành nông nghiệp tập trung vào các chuỗi giá trị chủ lực củ tỉnh, tạo cơ sở để lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Đồng thời, đưa ngành nông nghiệp của tỉnh chuyển đổi theo hướng phát triển xanh và bền vững, có khả năng chống chịu và phục hồi tốt hơn với các dịch bệnh trong tương lai. Qua đó, chính quyền địa phương, các tác nhân ngành hàng được chuẩn bị năng lực để ứng phó tốt hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và sau khi kết thúc đại dịch.
Qua hơn 25 năm hoạt động tại Việt Nam, SNV đã thực hiện nhiều dự án hỗ trợ các tỉnh Lào Cai và Sơn La với tổng trị giá hơn 10 triệu đô-la, góp phần giảm nghèo cho hơn 300.000 người. Trong đó, hơn một nửa là phụ nữ.
Trong những năm gần đây, SNV Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với nông nghiệp thông minh với khí hậu, nâng cao sức cạnh tranh của các chuỗi giá trị nông sản. Tiêu biểu, dự án “Gia vị cho sự bình đẳng” hiện đang được thực hiện trong chương trình GREAT hướng đến nâng cao địa vị kinh tế và xã hội cho phụ nữ tỉnh Lào Cai thông qua phát triển hệ thống thị trường quế chất lượng cao, với sự tham gia của phụ nữ gắn với chuỗi giá trị của các doanh nghiệp xuất khẩu gia vị.
Tại Lào Cai và Sơn La, chương trình GREAT đã và đang hỗ trợ 54 dự án về nông nghiệp và du lịch nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho phụ nữ địa phương, khuyến khích họ tham gia vào thị trường nông nghiệp và du lịch, tăng cường tiếng nói của phụ nữ trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Với kinh phí tài trợ tương đương khoảng 600 tỷ đồng Việt Nam từ Chính phủ Australia, chương trình GREAT nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Dự án tập trung vào các tỉnh có nhiều nhóm dân tộc thiểu số sinh sống như Sơn La và Lào Cai ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam. Dự án hợp tác với doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để tạo cơ hội cho phụ nữ trong ngành nông nghiệp và du lịch. Đây là những ngành đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng gia tăng đáng kể sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các hoạt động kinh tế.
Khánh Hòa tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới
Ngày 31/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Nhân dịp này, UBND tỉnh đã trao quyết định công nhận 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đồng chí Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao quyết định công nhận cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. (Ảnh: Thanh Hiền)
Theo đó, các xã đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận gồm: Vạn Phước (Vạn Ninh), Bình Lộc (Diên Khánh), Ninh Ích, Ninh Sim, Ninh Trung, Ninh Sơn (Ninh Hòa), Cam An Nam (Cam Lâm); 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là Vĩnh Phương (Nha Trang) và Ninh Quang (Ninh Hòa).
Biểu dương, ghi nhận những kết quả đạt được trong năm 2020, đồng chí Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị năm 2021, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp và đoàn kết quần chúng nhân dân để xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp, từng bước đưa tỉnh Khánh Hòa thành một trong những tỉnh trọng điểm trong khu vực duyên hải miền Trung về sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Tiếp tục huy động, lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; có chính sách, giải pháp đột phá và ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn những xã đặc biệt khó khăn; chú trọng đầu tư các công trình cấp thôn, bản nhằm cải thiện trực tiếp điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân, từng bước hoàn thiện các tiêu chí xây dựng thôn nông thôn mới, xã nông thôn mới...
Tính đến năm 2020, tỉnh Khánh Hòa đã có 56/92 xã đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 3 xã so với nghị quyết của Tỉnh ủy); không còn xã dưới 10 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới bình quân trên địa bàn tỉnh là 16 tiêu chí/xã. Hiện TP Nha Trang đang hoàn chỉnh hồ sơ trình Trung ương thẩm định thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2020.
Mục tiêu năm 2021, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu có 5 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Vạn Khánh (Vạn Ninh); Ninh Xuân, Ninh Lộc (Ninh Hòa); Diên Tân (Diên Khánh); Suối Cát (Cam Lâm); 4 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Diên An, Diên Điền (Diên Khánh), Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây (Cam Lâm). Đến năm 2025, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu toàn bộ các xã ở những địa phương đồng bằng phải là xã nông thôn mới. Đó là mục tiêu và nhiệm vụ tỉnh Khánh Hòa đặt ra trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đánh giá của Tỉnh ủy Khánh Hòa, Chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được nhân dân và xã hội đồng tình hưởng ứng. Đặc biệt, đời sống nông dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng, nhà ở nông thôn được xây dựng, nâng cấp, cải tạo; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, văn minh, hiện đại hơn; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp được phát huy, từng bước hình thành các vùng sản xuất nông sản, hàng hóa tập trung, chuyên canh; nhiều hàng hóa, nông sản được chứng nhận nhãn hiệu và chất lượng...
5 năm qua, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 3.813 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách (tỉnh, huyện, xã) 668 tỷ đồng, vốn huy động 75 tỷ đồng và vốn lồng ghép 3.070 tỷ đồng. Kết quả đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 56/92 xã (60,8%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 3 xã so với mục tiêu đã đề ra); số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới bình quân chung của toàn tỉnh là 16,5 tiêu chí/xã (tăng 0,5 tiêu chí/xã so với mục tiêu đã đề ra); TP Nha Trang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới./.
Xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao Tỉnh Cà Mau quy hoạch phát triển diện tích trồng lúa đến năm 2025 và giữ ổn định đến năm 2030 đạt khoảng 110.000 ha, năng suất bình quân 4,7 tấn/ha; trong đó, phấn đấu đến năm 2025 sản lượng lúa đạt 520.000 tấn, tăng bình quân 2,04%/năm (giai đoạn 2021-2025) và ổn định đến năm 2030. Người dân xã Tân Lộc Bắc,...