Hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân vùng hạn, mặn
Ngày 1-4, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ về việc hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cán bộ khuyến nông xã Lang Quán ( huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hướng dẫn người dân phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa. Ảnh: ĐOÀN THƯ
Theo đó, đề nghị UBND các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ, cập nhật các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn để chủ động trong triển khai các kế hoạch sản xuất, thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó ưu tiên cao nhất bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân. Đồng thời, chỉ đạo việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả các tài liệu, kết quả của chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất, số liệu quan trắc, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước đã được Bộ chuyển giao cho các địa phương để thực hiện những giải pháp phòng chống hạn hán thiếu nước, xâm nhập mặn trước mắt cũng như lâu dài, nhất là bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân những vùng đang thiếu nước nghiêm trọng. Góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn, Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ năm tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau, mỗi tỉnh 800 triệu đồng thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam…
Tổng cục Thủy lợi cho biết, vụ hè thu và vụ mùa 2020 ở các tỉnh Trung Bộ sẽ có hàng chục nghìn héc-ta đất canh tác không đủ nước tưới. Trong đó, khu vực Bắc Trung Bộ khả năng có từ 13 nghìn đến 22 nghìn ha diện tích canh tác không đủ nguồn nước tưới, cần phải điều chỉnh giảm, giãn tiến độ gieo cấy hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chiếm khoảng từ 2,7 đến 4,6% diện tích gieo trồng hằng năm.
Hiện nay, tổng dung tích các hồ thủy lợi trong khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến đạt từ 50 đến 70% dung tích thiết kế. Sau khi cung cấp nước cho vụ đông xuân, dung tích các hồ chứa còn lại phổ biến từ 40 đến 60% dung tích thiết kế. Riêng hồ thủy lợi Cửa Đạt mực nước chỉ còn 32% dung tích thiết kế, thấp hơn cùng kỳ các năm từ 10 đến 50%.
Hiện nay, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về hồ thủy điện Bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương (Nghệ An) ở mức rất thấp chỉ 20 m3/giây. Trong khi đó, Nhà máy phải xả nước từ 55 đến 65 m3/giây để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hạ du. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, việc cung cấp nước trong đợt cao điểm mùa khô để chống hạn năm 2020 sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ở tỉnh Quảng Ngãi, do không có mưa kéo dài cho nên nhiều nơi rơi vào tình cảnh thiếu nước. Tại huyện đảo Lý Sơn, vụ tỏi đông xuân 2019-2020, toàn huyện xuống giống hơn 330 ha nhưng thời gian qua không có mưa, nguồn nước cạn kiệt nên người dân phải tưới cầm chừng.
Hiện nay, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Long An tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp nên địa phương đã triển khai lắp đặt 18 cống ngăn mặn cùng nhiều trạm bơm để cứu hơn 72.000 ha lúa, thanh long trên địa bàn.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, ở các tỉnh phía bắc và Bắc Trung Bộ, các trà lúa đông xuân sớm đang trỗ và trà chính vụ sẽ trỗ vào đầu đến giữa tháng 4. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết bất thường tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông phát triển gây hại lúa. Đến nay, tại khu vực này đã có hơn 5.000 ha lúa bị nhiễm đạo ôn. Trước tình hình đó, Cục đã chỉ đạo Trung tâm bảo vệ thực vật khu 4 liên tục cử cán bộ xuống địa phương để phối hợp, hướng dẫn nhân dân phòng, chống bệnh đạo ôn lá và cổ bông.
Tại tỉnh Quảng Bình có hơn 1.000 ha, tỉnh Quảng Trị có hơn 800 ha, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 700 ha lúa đông xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn. Tại tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 800 ha lúa đông xuân nhiễm bệnh đạo ôn lá, trong đó các huyện Cẩm Xuyên 620 ha, Hồng Lĩnh 63 ha, Đức Thọ 20 ha, Kỳ Anh 29 ha… Ngoài ra, bệnh khô vằn phát sinh gây hại trên diện rộng với diện tích nhiễm hơn 2.000 ha. Các địa phương đang chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra và hướng dẫn nhân dân phun trừ bệnh đạo ôn lá trên các chân ruộng đang nhiễm bệnh, diện tích mới nhiễm bệnh để hạn chế bệnh gây hại nặng và lây lan.
Tại huyện Tuy An (Phú Yên), nhiều diện tích lúa đông xuân đang bị các đối tượng gây hại như bệnh đốm sọc vi khuẩn với diện tích 32 ha, tỷ lệ hại từ 3 đến 5% lá. Ngoài ra, còn có 195 ha bị bệnh khô vằn, tỷ lệ hại từ 5 đến 8% dảnh; 25 ha bị bệnh thối thân, tỷ lệ hại từ 2 đến 4% dảnh.
Vụ đông xuân 2019 – 2020, huyện iện Biên, tỉnh Điện Biên gieo cấy hơn 4.000 ha lúa. Thời gian qua, thời tiết thất thường tạo điều kiện sâu, bệnh phát sinh và gây hại, trong đó bệnh đạo ôn lá với diện tích nhiễm hơn 1.305 ha. Dự báo trong thời gian tới, bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại mạnh nên người dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, để phòng trừ kịp thời.
Tại tỉnh Tuyên Quang, bệnh đạo ôn trên lúa đang phát sinh gây hại với hơn 46 ha, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 8 đến 10% số lá, nơi cao lên đến 20% số lá. Cơ quan chuyên môn đang hướng dẫn người dân khoanh vùng ngay diện tích mới xuất hiện bệnh để xử lý dứt điểm.
Ở tỉnh Nam Định, trên lúa đông xuân, bệnh đạo ôn lá đang lây lan, phát triển mạnh, sâu cuốn lá, rầy lưng trắng gia tăng mật độ. Ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương hướng dẫn biện pháp nhận biết và cách phòng trừ cho người dân, bảo đảm cho lúa sinh trưởng, phát triển.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 2.700 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá vi-rút. Trong đó, huyện Sơn Hà có gần 2.100 ha bị nhiễm, huyện Nghĩa Hành, trong số gần 130 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, có 50 ha bị nặng và trung bình.
Mùa khô Bảy Núi
Khoảng tháng 10-11 (âm lịch), Bảy Núi bắt đầu vào mùa khô và kéo dài đến tháng 3-4 (âm lịch). Thời điểm này, mọi sinh hoạt và sản xuất của người dân ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) gặp nhiều khó khăn do thời tiết oi bức, nguồn nước khan hiếm.
Chủ động nguồn nước tưới
Video đang HOT
Mùa khô ở khu vực Bảy Núi thường gay gắt hơn so với những địa phương khác. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất thường xảy ra do nhiều nơi phụ thuộc vào nguồn nước mưa và nước suối. Tuy nhiên, nhờ tận dụng những hồ nước nhân tạo mà nông dân ở khu vực này có thể chủ động được nguồn nước tưới, giúp cây trồng phát triển xanh tốt, mang lại năng suất, sản lượng cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Khu vực ấp Tà Lọt (xã An Hảo, Tịnh Biên), nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất của huyện miền núi Tịnh Biên. Tại đây, kinh tế chủ yếu của bà con là trồng cây lâu năm, cây dược liệu và một số loại cây trồng khác như: khoai mì, đậu...
Vào mùa mưa, cây trồng sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên vào mùa khô, nông dân ở đây luôn loay hoay với bài toán tìm nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng. Để chủ động nguồn nước tưới phục vụ sản xuất, nhiều hộ dân trong khu vực ấp Tà Lọt đã đào hồ, khoan giếng để tích trữ nước.
Nhờ hệ thống thủy lợi nên việc canh tác nông nghiệp vùng Bảy Núi có nhiều tín hiệu khả quan
Ông Thạch Viên (lão nông sinh sống ở Tà Lọt) cho biết, đa số các hộ dân sinh sống trong khu vực đều tự đào hồ để chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà diện tích mặt hồ lớn, nhỏ khác nhau. Lượng nước trong hồ dồi dào, đủ để người dân sử dụng trong những tháng mùa khô. Nhờ vậy, nhiều hộ dân có thể trồng các loại rau màu để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, trong khi nhiều hộ dân khác ở cùng khu vực lại thiếu nguồn nước.
"Trước đây vào mùa khô, gia đình tôi và các hộ nông dân ở đây luôn bị thiếu nước, việc canh tác gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ hồ nước này mà gia đình tôi có đủ nước sinh hoạt và tưới tiêu. Mặc dù hồ nước không lớn nhưng lượng nước sử dụng cả năm không hết. Hiện nay, gia đình tôi canh tác 4 công đất vườn, trồng các loại cây ăn trái, như: xoài, đu đủ và các loại rau màu... đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày".
Cách đó không xa, gia đình ông Sơn Nương cũng có thể tăng gia sản xuất, canh tác nhiều loại rau màu, cây ăn trái trong mùa khô mà không sợ thiếu nước. Ông Sơn Nương cho biết, trước đây, khi địa phương có chủ trương làm đường dưới chân núi Cấm, gia đình ông đã đề nghị lấy đất vườn nhà mình để làm lộ. Khi đất lấy xong, nơi đây hình thành cái hồ rộng cả trăm mét vuông. Cũng nhờ hồ này mà gia đình ông đủ nước sinh hoạt, sản xuất. "Những năm mưa về muộn, gia đình tôi còn dùng nước đó để bơm vào đất ruộng" - ông Sơn Nương chia sẻ.
Ngoài các biện pháp như: đào giếng, đào hồ sử dụng nước ngầm, nhiều hộ còn sử dụng phương pháp lót ny-lon hay xây bồn để trữ nước vào mùa mưa hoặc dẫn nước từ đỉnh núi xuống. Nhờ vậy mà nông dân đảm bảo được nguồn nước, phục vụ tốt cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất...
Đảm bảo nước sinh hoạt
Những năm gần đây, nhà nước quan tâm việc đưa nguồn nước máy đến các phum, sóc nên đời sống người dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây, bước sang tháng giêng là đồng bào DTTS Khmer ở ấp Sóc Tức (xã Lê Trì, Tri Tôn) phải đi chở nước ở nhiều nơi để phục vụ sinh hoạt.
"Từ năm 2008, bà con ở đây được sử dụng nước máy, đường ống từ xã An Cư kéo qua. Nhà nào cũng được gắn đồng hồ nước, sử dụng nước sạch. Bà con ở đây cảm ơn Đảng và nhà nước đã quan tâm, chăm lo cho người dân" - ông Chau Iêu (ấp Sóc Tức, xã Lê Trì) bày tỏ.
Còn anh Chau Sóc (ấp Ninh Lợi, xã An Tức) thì hồ hởi: "Từ ngày có nước giếng, nước máy đầy đủ nên mùa khô không sợ thiếu hụt nước sinh hoạt. Đời sống của bà con ở đây cũng tươm tất hẳn lên. Người dân vô cùng phấn khởi".
Các hồ chứa nước phát huy hiệu quả trong mùa khô
Tại các xã, thị trấn ven chân núi Cô Tô, núi Dài lớn, núi Cấm... nhiều khu vực đã đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt cho bà con và cải thiện đáng kể tình trạng khan hiếm nước. Nhờ vậy, người dân bớt vất vả khi phải vận chuyển nước vào mùa khô, từ đó sinh hoạt của phum, sóc có nhiều tiến bộ hơn trước.
Thời tiết càng biến đổi, người dân càng khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất vào mùa khô. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi... đã tạo điều kiện cho người dân 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên phát triển sản xuất, nâng cao nguồn thu nhập. Thời gian tới, các địa phương này sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng thêm các hồ chứa nước mới để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
ĐỨC TOÀN
Theo AGO
Bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường Ngày 5/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức công bố và trao quyết định bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa trao quyết định cho đồng chí Lê Vũ Tuấn Anh. Tại buổi lễ, thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ...