Hỗ trợ doanh nghiệp vùng ĐBSCL đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP
Sáng 28/4, tại Trường ĐH Cửu Long diễn ra Hội thảo Hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP.
GD&TĐ – Sáng 28/4, tại Trường ĐH Cửu Long diễn ra Hội thảo Hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP.
Hội thảo do Viện chính sách và Quản lý (ĐHQG Hà Nội), Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) và Trường ĐH Cửu Long tổ chức.
Video đang HOT
Tại hội thảo, các đại biểu trình bày 12 tham luận xung quanh chủ đề: Nhu cầu và giải pháp thúc đẩy năng lực đổi mới công nghệ để phát triển chuỗi giá trị sản xuất trong nông thủy sản; Khả năng ứng dụng công nghệ mới và một số kinh nghiệm đổi mới công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới khu vực ĐBSCL; Cơ chế chính sách và các nguồn lực hỗ trợ, kết nối đầu tư tài chính thúc đẩy ứng dụng và đổi mới công nghệ.
Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường liên kết, hợp tác phát triển và khẳng định vị thế trong đào tạo, sản xuất, kinh doanh và hội nhập giữa 4 nhà (quản lý, nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp).
Qua đó hỗ trợ đổi mới công nghệ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp khu vực ĐBSCL trên thị trường quốc tế khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đồng thời xây dựng phương thức hợp tác giữa Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN với các viện, trường và doanh nghiệp trong việc triển khai chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, tiềm năng nghiên cứu, nguồn công nghệ sẵn sàng hợp tác và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khu vực ĐBSCL khi Việt Nam tham gia TPP.
Quốc Ngữ
Theo_Giáo dục thời đại
Doanh nghiệp Việt cần "bắt tay" nhau để tăng lực xuất khẩu
Để đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh những chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp cần tăng cường sự kết nối, hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Sáng 14/4, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2016, với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, khai thác cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do nhằm mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu". Đây là hoạt động được tổ chức hàng năm, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu, kết nối và tìm ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, phát triển sản xuất, phát triển thị trường.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn tồn tại không ít khó khăn cần phải tháo gỡ.
Tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng, những năm qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan. Trong lĩnh vực xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam đã được xuất đi hơn 200 nước trên thế giới. Đặc biệt, năm 2015, một lần nữa Việt Nam lại đạt được mốc mới trong kim ngạch xuất khẩu với trị giá 162,4 tỷ USD, trong đó có tới 23 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD là điện thoại, các loại linh kiện, cà phê, gạo, dệt may, thủy sản, giày dép.... Cơ cấu hàng hóa chuyển dịch rõ nét, tỷ trọng của các nhóm hàng chế biến có giá trị gia tăng cao tăng dần...
Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn tồn tại không ít khó khăn cần phải tháo gỡ. Đó là hiện nay, trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô phân tán, nhỏ lẻ; Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chưa theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới; Năng lực quản lý kinh doanh và kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh kém so với các đối thủ, chưa tạo được nhiều giá trị gia tăng cho các sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động nắm bắt, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường thế giới, chưa đủ tự tin trong hoạt động đầu tư xúc tiến hoạt động xuất khẩu, khai thác những thị trường lớn.
Thời gian tới, khi các Hiệp định thương mại tự do được ký kết và có hiệu lực, sự cạnh tranh về hàng hóa trong nước và nước ngoài sẽ diễn ra gay gắt hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi.
Để vượt qua thách thức và đạt được thành công trong xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước cần có sự kết nối, hợp tác với nhau. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác rộng lớn hơn với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại thời gian tới, ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2016, Cục sẽ tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
"Trước hết, Cục sẽ cung cấp, chia sẻ thông tin, phân tích thông tin các nhóm, ngành hàng với từng thị trường cụ thể, với những lợi thế cụ thể mới có được nhờ các Hiệp định thương mại tự do. Thứ 2 là tăng cường cung cấp thông tin và phân tích thị trường. Việc này Cục xúc tiến thương mại Bộ Công Thương đã triển khai nhiều năm qua và sẽ tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hơn nữa đối với các thị trường trọng điểm. Thứ 3 là triển khai các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu", ông Bùi Huy Sơn cho biết./.
Chung Thủy
Theo_VOV
Hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp Các sản phẩm trưng bày tại Gian hàng "Hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm Việt Nam - Hàn Quốc" là những sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp tham gia, đều đạt chất lượng và được chú trọng đầu tư phát triển thiết kế, mẫu mã; nhờ đó nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định giá trị...