Hỗ trợ doanh nghiệp vận tải: Chờ những giải pháp căn cơ
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là hết thời hạn giảm phí sử dụng đường bộ được áp dụng từ tháng 7/2021, dù Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính kéo dài thêm 6 tháng nhằm hỗ trợ DN kinh doanh vận tải.
Tuy vận, nhiều ý kiến tỏ ra không còn mặn mà vì cho rằng mức hỗ trợ còn quá ít ỏi.
Xe nằm bãi vẫn đóng phí
Nếu được chấp thuận, đây sẽ là lần thứ 3 liên tiếp mức phí sử dụng đường bộ được giảm kể từ tháng 8/2020. Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng đã có ý kiến, yêu cầu các bộ, ngành chức năng khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí (bao gồm cả các khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2021) thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Tài chính để xem xét, ban hành theo thẩm quyền.
Xe vận tải qua trạm thu phí BOT cao tốc Hải Phòng – Quảng Ninh. Ảnh: Phạm Hùng
Việc đề xuất kéo giãn thời gian giảm phí được coi là động thái nhằm hỗ trợ DN trong thời điểm muôn vàn khó khăn do những thiệt hại mà dịch Covid-19 gây ra. Tuy vậy, không ít ý kiến cho rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời, không có nhiều ý nghĩa với tình hình “ sức khỏe” DN. Phó Chủ tịch Hiệp vận tải Hà Nội Đỗ Văn Bằng cho rằng, mức giảm phí đường bộ hỗ trợ DN mà đến nay không còn mấy DN mặn mà bởi phải thực hiện, hoàn thiện khá nhiều thủ tục rườm rà. Mặt khác, dù mức giảm 10% – 30% phí đường bộ đối với các DN đã được các bộ tính toán dựa trên thống kê trên mặt bằng chung từ đợt dịch năm 2020 nhưng đối chiếu với tình hình hiện tại, đây chưa phải là sự hỗ trợ tốt nhất. Thực tế nếu xem xét tổng thể, xuyên suốt thời gian DN dừng hoạt động là rất dài, ngay cả khi hoạt động trở lại, xe cũng chỉ được hoạt động 50% số lượng, và chỉ được chở 50% số chỗ ngồi để thực hiện giãn cách.
Video đang HOT
Đồng quan điểm này, Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng Khúc Hữu Thanh Hải cho biết, việc giảm phí này sẽ giúp DN đỡ một phần khó khăn trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Tuy nhiên, thời gian, mức giảm phí như hiện tại là quá ít. Với quy mô khoảng 400 xe loại 5 chỗ ngồi và 70 xe loại 47 chỗ, phí đăng kiểm trung bình cho xe con là 250.000 đồng/tháng, xe chở khách, vận tải khoảng 450.000 đồng/tháng. Như vậy, với mức giảm 30% nếu tính toán thì cũng chỉ giảm được một phần nhỏ so với những thiệt hại mà dịch bệnh đã gây ra đối với DN.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho rằng, thời gian qua nhiều DN phải hoạt động cầm chừng, xe nằm bãi rất nhiều nhưng vẫn phải chịu phí là không hợp lý. Trong khi đó, không ít trường hợp DN vì thủ tục phiền hà mà không kịp khai báo với cơ quan chức năng về số xe nằm bãi, không hoạt động nên cần xem xét để miễn luôn phí đường bộ cho nhóm phương tiện này. Điều này mang ý nghĩa lớn hơn đối với những DN có nhiều phương tiện phải dừng hoạt động.
Cần nhiều gói hỗ trợ
Theo Thông tư 47/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19, nhằm hỗ trợ cho đối tượng trong lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Tài chính tiếp tục giảm 10% đối với xe vận tải hàng hóa, 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách. Loại phí, lệ phí này đang được giảm đến hết 31/12/2021. Theo quy định, mức phí sử dụng đường bộ phải đóng đối với các DN vận tải chia làm 8 mức, từ 130.000 đồng đến cao nhất 1.430.000 đồng/tháng. Việc kéo giãn thời hạn giảm phí đường bộ là nhiệm vụ nằm trong phương án giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên như đã nêu trên, kể từ lần đầu giảm phí vào tháng 8/2020, tình hình doanh thu của DN kinh doanh vận tải đến nay đã chuyển biến xấu đi nên đến nay chính sách đã không còn theo kịp thực tế.
Cụ thể, sau các đợt giãn cách, nhiều nhà xe buộc phải dừng hoạt động chứ không phải chỉ giảm thiểu các số lượt, số ghế như thống kê của một số cơ quan. Do đó nghịch lý không sử dụng đường bộ mà vẫn phải đóng tới 70% phí là điều tương đối bất cập. Đối chiếu mức giảm theo đề xuất của Bộ Tài chính, tạm tính, một xe vận tải hành khách dưới 9 chỗ sẽ giảm được hơn 230.000 đồng/6 tháng. Nếu tính với một DN taxi có khoảng 500 chiếc, số tiền được giảm tương đương 165 triệu đồng. Số giảm này theo các DN vận tải khách là không đáng kể, bởi trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 các DN vận tải khách bị thua lỗ nặng nề, toàn bộ xe gần như bất động, không đưa được vào sản xuất kinh doanh. Qua đó, có những ý kiến cho rằng cần có giải pháp căn cơ, dài hơi cho các DN kinh doanh vận tải. Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, Thạc sỹ Đỗ Cao Phan cho biết, tình hình vô cùng khó khăn trong kinh doanh của các DN ngành vận tải hiện đang rất cần có giải pháp hỗ trợ, trong đó tiếp tục kéo dài thời gian giảm phí đường bộ được coi là giải pháp tích cực.
Dù nhiều ý kiến còn cho rằng thực tế, các DN đã sử dụng đường bộ rất ít trong khoảng 2 năm vừa qua, DN phải hoạt động cầm chừng, xe nằm im trong bãi nhưng vẫn phải chịu phí là chưa thực sự hợp lý nhưng Thạc sỹ Đỗ Cao Phan cho rằng, Bộ GTVT và Bộ Tài chính đã làm tốt trách nhiệm. Vì thực tế, các DN hiện nay vẫn đang mong chờ nhiều hơn những gói kích cầu đặc thù dành cho ngành kinh doanh vận tải nhằm tăng khả năng “đề kháng”, tạo cơ hội cho DN có thể gượng dậy kinh doanh, sản xuất. Đặc biệt phải kể đến vấn đề về khoản lãi vay đang làm các DN đau đầu.
Nói rõ hơn về mong muốn của DN, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cho biết, dù việc giảm phí không hoàn toàn đáp ứng kỳ vọng của DN kinh doanh vận tải vì trước đó, nhiều ý kiến cho rằng nên miễn thu phí bảo trì đường bộ đến hết năm. Nhưng những vấn đề lớn hơn mà DN đang cần được hỗ trợ là giãn nợ, giảm lãi suất, dù còn tuỳ thuộc từng ngân hàng và khách hàng nhưng vẫn có cơ sở để thực hiện. Giảm thuế VAT xuống 0% trong thời gian càng dài càng tốt. Báo cáo, thống kê của Bộ GTVT cho thấy, có đến 90% DN kinh doanh vận tải đang vay vốn đầu tư phương tiện, cũng như chi phí hoạt động vận tải ở các ngân hàng. Nên trong quãng thời gian phương tiện “đắp chiếu”, không phát sinh lợi nhuận, kết quả kinh doanh chỉ từ chắc chắn không thể có lãi, cùng với đó là các khoản thuế phí, tiền vay ngân hàng lo đời sống cho tài xế, nhân viên đang là gánh nặng lớn mà các DN vận tải khó lòng gánh nếu không có sự quyết tâm lớn cũng như sự hỗ trợ của chính phủ và các bộ, ngành.
Đã có camera giám sát hành trình đạt tiêu chuẩn quốc gia
Sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN13396 về camera giám sát hành trình và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ra văn bản lần 3 đôn đốc doanh nghiệp vận tải lắp camera trên xe theo Nghị định 10/CP, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã có văn bản đôn đốc các đơn vị vận tải khẩn trương lắp camera trước 31/12/2021 và khuyến cáo camera phải đạt Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN13396.
Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định các loại xe kinh doanh vận tải phải lắp camera, tạo điều kiện cho các nhà cung ứng thiết bị tham gia thị trường, ứng dụng đổi mới công nghệ để đáp ứng các quy định, giá cả và chất lượng camera hành trình. Quy luật cạnh tranh giúp người tiêu dùng được hưởng lợi, giá lắp đặt thiết bị phần cứng từ 10-12 triệu đồng/xe đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3-5 triệu đồng/xe.
Ngày 4/11/2021, Bộ KHCN đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN13396 về camera giám sát hành trình. Để được chứng nhận, sản phẩm phải qua công đoạn được Tổng cục Đo lường chất lượng đánh giá về chất lượng và phù hợp với Nghị định 10/CP, cùng các văn bản liên quan. Theo đó, doanh nghiệp, lái xe vận tải chỉ cần chọn mua sản phẩm đã được chứng nhận TCVN13396, thay vì trước đây đặt mua qua các công ty quảng cáo hoặc phải tham khảo nhiều văn bản pháp luật để quyết định lắp đặt.
Lắp camera GSHT trên xe khách.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, các đơn vị vận tải vẫn có thể chọn camera theo tiêu chí của Nghị định 10/CP và Thông tư 12. Tuy nhiên, lắp camera theo TCVN13396 sẽ tối ưu và tiết kiệm lâu dài, bởi được tích hợp thiết bị giám sát hành trình (GSHT) công nghệ 4G, nên không cần sử dụng thiết bị GSHT 2G cũ đã lắp. Vì vậy, chỉ cần duy trì 1 thẻ simcard 4G, chỉ phải bảo hành 1 thiết bị, giảm tránh tổn hại ắc quy và hao phí nhiên liệu, sắp tới nhà mạng cắt 2G thì không bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vận tải đang chờ tiêu chuẩn ban hành rồi mới lựa chọn. Sau khi có Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN13396, các doanh nghiệp vận tải sẽ yên tâm và lắp camera đúng hạn trước ngày 31/12/2021 theo quy định.
Qua tìm hiểu, việc lắp camera GSHT theo Nghị định 10/CP đang có 2 xu hướng trên thị trường hiện nay: Rời rạc và tích hợp. Xu hướng rời rạc phải sử dụng 2 thiết bị trên xe, gồm 1 thiết bị camera rời và 1 thiết bị GSHT. Do dùng 2 thiết bị, nên hại ắc quy, dùng 2 SIM nên tốn phí duy trì... Sắp tới, nhà mạng cắt sóng 2G, doanh nghiệp vận tải phải một lần nữa mất phí nâng cấp thiết bị GSHT lên 4G. Vì vậy, TCVN13396 theo xu hướng tích hợp, chỉ lắp 1 thiết bị duy nhất trên xe, nên khắc phục được các nhược điểm trên. Đây là xu hướng tất yếu.
Sản phẩm camera GSHT của đơn vị nghiên cứu, cung ứng là sản phẩm đầu tiên được cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN13396. Sản phẩm camera "BA-SmartCamera sử dụng bộ 3 chip vi xử lý, GNSS và 4G hãng Qualcomm của Mỹ, sử dụng bộ nhớ SSD, có thời gian bảo hành 24 tháng. Thiết bị kết nối với đa dạng loại mắt thu camera với độ phân giải cơ bản: 720p,1080p và loại mở rộng: 2K,4K, tùy theo mức đầu tư, chi phí đường truyền và lưu trữ".
Việc sớm lắp đặt camera GSHT TCVN13396 đạt tiêu chuẩn quốc gia hiện nay là yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp và lái xe vận tải, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vận tải của các cơ quan quản lý Nhà nước và đảm bảo an toàn giao thông, qua đó kéo giảm, hạn chế tai nạn giao thông.
Bộ GTVT đề xuất giảm lệ phí cấp giấy đăng kiểm xe ô tô Bộ GTVT vừa đề xuất Bộ Tài chính giảm lệ phí cấp giấy đăng kiểm với xe ô tô; giảm phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô kinh doanh vận tải. Trong văn bản gửi Bộ Tài Chính, Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đăng...