Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thành phố Hà Nội vừa ban hành Quy chế hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các dự án và các hoạt động theo nội dung hỗ trợ được quy định chi tiết tại quy chế.
Các doanh nghiệp tham gia quy chế sẽ đóng góp một phần kinh phí. Đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu xây dựng sản phẩm hoặc xây dựng thương hiệu có vốn chủ sở hữu trên 10 tỷ đồng; có số lao động bình quân từ 300 người trở lên hoặc kim ngạch xuất khẩu trực tiếp từ 5 triệu USD/năm trở lên; Sản xuất các sản phẩm trong danh mục sản phẩm chủ lực của thành phố; có chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế. Thành phố Hà Nội giao Sở Công Thương là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện quy chế.
Theo ANTD
Người thu nhập thấp sẽ có Tết đầy đủ
Hàng trăm chuyến hàng chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2013, bao gồm nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa về vùng nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm đem lại một cái Tết đầy đủ, ấm no cho người dân.
Các chuyến hàng lưu động góp phần bình ổn thị trường
Để phục vụ nhu cầu mua sắm của nông dân và công nhân có thu nhập thấp trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khoảng 200 chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng thiết yếu bình ổn giá kết hợp với các nhóm hàng khác về khu vực nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất, mà cao điểm sẽ là thời gian giáp Tết Nguyên đán.
Riêng với Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), dự kiến sẽ có 9 phiên chợ Tết với quy mô từ 1.000-3.000m2 tại các huyện, khu công nghiệp, khu chế xuất. Thời gian theo kế hoạch từ 1-2-2013 đến 5-2-2013 tức từ 21 đến 25-12 âm lịch. Hapro cũng sẽ tổ chức các quầy hàng Tết với quy mô 300 gian, từ ngày 26-1 đến 8-2-2013 và tổ chức 45 chuyến bán hàng lưu động thực phẩm tươi sống, thực phẩm thiết yếu tại các quận trong thời gian trước và sau Tết Nguyên đán từ 10-15 ngày. Các mặt hàng tham gia là các mặt hàng thiết yếu, mỳ chính, gia vị, nước mắm, bánh mứt kẹo... với mức giá bán hợp lý, phù hợp với nhu cầu mua sắm của nhân dân khu vực ngoại thành, công nhân. Ngoài ra, Tổng công ty thương mại dự kiến tham gia Hội chợ Xuân do Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam tổ chức với qui mô dự kiến 16 gian.
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp từng nhiều lần tham gia đưa hàng về nông thôn, không khí mua sắm Tết hồ hởi bởi hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý của người dân tạo thêm động lực cho doanh nghiệp tham gia các chuyến bán hàng này. Thêm vào đó, một lượng hàng lớn cũng được doanh nghiệp tiêu thụ để tăng doanh thu và quảng bá thương hiệu.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, tổng lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết sẽ trị giá khoảng 6.000 tỷ đồng, đáp ứng được khoảng 20 - 25% lượng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của thành phố trong những tháng Tết. Trong đó, nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường là 2.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011. Theo Sở Công Thương Hà Nội, thời điểm từ tháng 1-2013 đến đầu tháng 2-2013, mức tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng cao với các sự kiện: Noel, Tết Dương lịch, và Tết Nguyên đán.
Do quy luật thị trường, giá nhiều mặt hàng sẽ tăng lên trong thời điểm này. Sở Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp, bằng cả vốn hỗ trợ bình ổn giá và vốn tự có chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, không để đứt hàng. Nhằm ổn định tâm lý người dân, hàng bình ổn giá sẽ được bán tại 710 điểm có treo biển nhận diện trên toàn thành phố, cùng với khoảng 1.500 điểm bán hàng là các đại lý, cửa hàng, các bếp ăn khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, công ty trên địa bàn nhưng không treo biển nhận diện, đảm bảo giá bán ổn định theo giá được Sở Tài chính chấp thuận. Các làng nghề, doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng chủ động dự trữ hàng hóa tăng lên khoảng 10-15% so với các tháng khác trong năm.
Theo ANTD
Lau kính nhà cao tầng - không phải nghề độc hại? Công việc vất vả, nguy hiểm, độc hại nhưng những người thợ "leo", nhất là ở khu vực ngoài Nhà nước, vẫn chưa được quan tâm đúng mức Công nhân đang làm vệ sinh tại các tòa nhà cao tầng. Ảnh: THANH NGA Tuổi thọ của nghề thấp "Lau kính, sơn phết tòa nhà cao tầng là những công việc nguy hiểm, độc...