Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tiền hay cơ chế?
Theo Economica Vietnam, chỉ với 5 chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Dự thảo Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn lực mỗi năm cần khoảng 19.000 tỷ đồng, bù lại sẽ có ít nhất 235.000 tỷ đồng được đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh và thêm một nguồn thu thuế khoảng 429.000 tỷ/năm…
Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự hỗ trợ để phát triển. Ảnh Laodong.com
Một vốn… bốn mươi lời
Theo nghiên cứu đánh giá tác động của Economica Vietnam, một công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý, nghiên cứu chính sách và xây dựng dự án, với chính sách hỗ trợ về ưu đãi thuế như dự thảo, chi phí thuế của doanh nghiệp (DN) giảm được 4-5 tỷ đồng/năm, đồng nghĩa với việc tỷ suất lợi nhuận của DN được cải thiện. Với ưu đãi như dự thảo, số DN xuất nhập khẩu trực tiếp sẽ tăng lên, hiện nay là 52.000 DN, 10 năm tới sẽ là 100.000 DN.
Theo dự thảo, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm công phải dành tỷ lệ tối thiểu 20% ngân sách hoặc 20% số lượng hợp đồng hàng năm để mua sắm sản phẩm, dịch vụ của DNNVV. Điều này góp phần mở rộng thị trường cho DNNVV với khả năng cung ứng hàng hóa dịch vụ cho các cơ quan Nhà nước trị giá xấp xỉ 21 tỷ USD. Economica Vietnam cho rằng, nếu điều này được thực hiện nghiêm túc, đây sẽ là gói kích cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của DNNVV với tổng trị giá 4,2 tỷ USD và khoảng 40.000 DNNNV có cơ hội được cung cấp dịch vụ, sản phẩm qua các hợp đồng mua sắm công.
Ngoài ra, khoảng 27.000 ha đất tại các khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp sẽ được khuyến khích cho DNNVV thuê. Và với cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng dành 30% dư nợ cho vay DNNVV, sẽ có ít nhất 397.000 tỷ đồng (khoảng 18 tỷ USD) từ các ngân hàng thương mại (NHTM) và ít nhất là 7.560 tỷ đồng sẽ tới được các DNNVV thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng.
Cùng với các tác động của Luật DN, Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ góp phần đạt được mục tiêu có thêm 550.00 DN mới được thành lập và duy trì hoạt động. Như vậy, sẽ có ít nhất 235.000 tỷ đồng (10.5 tỷ USD) được đưa vào đầu tư SXKD và thêm một nguồn thu thuế mới vô cùng quan trọng với tiềm năng thu thuế khoảng 429.000 tỷ/ năm.
Ngoài lợi ích về kinh tế còn kéo theo các lợi ích về xã hội như công ăn việc làm, tăng độ che phủ bảo hiểm, tăng thu nhập, giảm thất nghiệp, tệ nạn xã hội…
Tuy nhiên, để có những lợi ích đó, theo tính toán của Economica Vietnam chỉ với 5 chương trình hỗ trợ được đưa ra trong Dự thảo, với giả định thận trọng và tính ở mức tối thiểu, mỗi năm chi cho 5 chương trình này là 11.855 tỷ đồng (Khởi nghiệp: 1.260 tỷ đồng/năm; Chẩn đoán và tư vấn nâng cao năng lực sản xuất: 1.500 tỷ đồng/năm; phát triển cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị: 170 tỷ đồng/năm; đổi mới sáng tạo: 7.800 tỷ đồng/năm; hỗ trợ DNNVV hội nhập 1.125 tỷ đồng). Mức chi này vào khoảng 1,6% tổng chi ngân sách năm 2015.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn cần thêm 6.890 tỷ đồng chi phí khác: trong đó cần tối thiểu 1.890 đồng từ NSNN để hình thành các quỹ bảo lãnh tín dụng và ngân sách giảm thu 4.000-5000 tỷ đồng do miễn giảm thuế thu nhập DN và thuế môn bài cho DNNVV…
Mặt khác, để thực hiện các chương trình này, các cơ quan vừa phải phân công lại, vừa tuyển thêm người (ước tới 4.388 người), tăng chi phí tiền lương hành chính (329 tỷ đồng) tăng thủ tục hành chính và kéo theo chi phí tuân thủ (592 tỷ đồng). Như vậy, tổng cộng chi phí mỗi năm gần 19.000 tỷ đồng.
Băn khoăn
Theo TS.Lê Duy Bình – Economica Vietnam, dự thảo chưa nói rõ nguồn lực thực hiện hỗ trợ này lấy từ đâu. Với mức chi phí vô cùng lớn như vậy, cần phải tính toán lại các phương án hỗ trợ, sao cho các chương trình khả thi hơn, không quá tham vọng, chú trọng vào các chương trình mang lại hiệu quả và lợi ích cao nhất.
TS Bình cũng cho rằng, việc yêu cầu NHTM hỗ trợ cho vay với DNNVV với lãi suất ưu đãi như trong dự thảo rất có thể mâu thuẫn với các quy định về đảm bảo an toàn trong Luật Các tổ chức tín dụng và mâu thuẫn với nhiệm vụ kinh doanh phải có lãi của NHTM vì NHTM cũng là DN. Mặt khác, những quy định như dự luật sẽ làm chi phí giao dịch của NHTM tăng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM.
Tại Tọa đàm mới đây góp ý cho Dự thảo luật, Luật sư Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực, thuộc Hiệp hội DNNVV Việt Nam cũng cho rằng, hoạt động hỗ trợ DNNVV không chỉ là của Nhà nước, bản thân các DN muốn nâng cao năng lực cũng phải tự vận động. Ông Văn cũng băn khoăn việc hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV có vi phạm các quy định trong cam kết hội nhập WTO và các FTA mà Việt Nam đã ký kết hay không cũng như dễ nảy sinh cơ chế xin – cho.
Theo ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ KH&ĐT, Phó Ban soạn thảo, trong bối cảnhDNNVV vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay, hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết, tuy nhiên, ông Cương cũng cho rằng, không thể bao cấp cho DN, cũng không nên có hỗ trợ mang tính trợ giá cho sản phẩm bởi như vậy là bóp méo thị trường, không đem lại năng lực cạnh tranh cho DN.
“Hỗ trợ DN là rất cần, hỗ trợ bằng nguồn lực là rất quý trong bối cảnh DN rất thiếu vốn. Tuy nhiên, sự hỗ trợ mà DN cần nhất, và có tính quyết định nhất đó là với vai trò kiến tạo, Nhà nước sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, công bằng, minh bạch, chi phí thấp, thủ tục hành chính đơn giản, dễ dàng, Đây mới là những hỗ trợ mà các DNNVV mong muốn và kỳ vọng nhất…”-TS.Lê Duy Bình bày tỏ quan điểm.
Theo Báo pháp luật
Bổ nhiệm nhân sự Sabeco: VAFI đưa ra căn cứ pháp lý gì để phản đối?
VAFI đưa ra những căn cứ pháp lý cần thiết để khẳng định ông Vũ Quang Hải không đủ tư cách làm thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco.
Sau hàng loạt chất vấn gửi đích danh nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương về công tác nhân sự đối với ông Vũ Quang Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty CP rượu bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ngày 21/6, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) tiếp tục có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan đến vấn đề này.
Theo phân tích về mặt pháp lý của VAFI, ông Vũ Quang Hải không đủ tư cách làm thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco. (Ảnh minh họa: Internet)
Điều chuyển ông Vũ Quang Hải mang tính vụ lợi
Văn bản của VAFI phân tích những căn cứ pháp lý cần thiết để khẳng định: Ông Vũ Quang Hải không đủ tư cách làm thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco. Đồng thời, ông Võ Thanh Hà cũng không đủ tư cách thành viên HĐQT Sabeco.
VAFI cho rằng, việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải mang tính vụ lợi và hành vi này bị nghiêm cấm theo Luật Phòng Chống tham nhũng năm 2005. Bởi lẽ, trong thời gian ngắn ngủi ở Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), với vai trò là Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, ông Vũ Quang Hải còn được "ưu ái" bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên (KSV) Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
Tuy nhiên, theo Điểm 1e Điều 3 Luật Công chức nhà nước; Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu thì việc bổ nhiệm KSV phải tuân thủ quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2005 và các qui định khác của pháp luật.
Đặc biệt, Điểm 1b Điều 122 Luật DN 2005 qui định cũng quy định: "Thành viên BKS không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác".
Trong khi đó, ông Vũ Huy Hoàng khi đó là Bộ trưởng Bộ Công Thương, là người đại diện quản lý vốn cao nhất có quyền bổ nhiệm các thành viên HĐQT thì rõ ràng việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải là không đúng Luật.
Ngoài ra, để làm được thành viên Ban Kiểm soát tại các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, ngoài việc bằng cấp về tài chính thì còn đòi hỏi KSV phải có nhiều kinh nghiệm quản lý vốn và tài sản nhà nước.
Từ những phân tích trên, VAFI khẳng định, ông Vũ Quang Hải không đủ tư cách làm KSV tại Vinataba và không thể có chức Phó Vụ trưởng. "Việc bổ nhiệm chức Phó Vụ trưởng cho ông Vũ Quang Hải là hành vi mang tính chất vụ lợi và bị pháp luật nghiêm cấm", VAFI khẳng định.
Cho rằng việc Vũ Quang Hải về Cục XTTM chỉ là tạo ra một lý lịch đẹp để có căn cứ trở thành hàng ngũ lãnh đạo của Bộ Công thương, từ đó có thế mạnh về làm lãnh đạo Sabeco, VAFI phân tích: Nếu điều chuyển thẳng ông Vũ Quốc Hải từ vị trí Tổng Giám đốc PVFI về Sabeco chắc là không thể thành công, cho nên hành vi điều động ông Vũ Qốc Hải về Sabeco hay dưới dạng Sabeco "tha thiết xin" Vũ Quốc Hải về chỉ mang đậm tính chất vụ lợi.
"Điểm 1 Điều 10 và Điểm 5 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 đã qui định nghiêm cấm hành vi lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ vì vụ lợi", VAFI viện dẫn.
Ông Võ Thanh Hà và Vũ Quang Hải đang ở nhầm chức danh?
Tiếp tục viện dẫn Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng cho việc bầu ông Vũ Quang Hải làm thành viên HĐQT Sabeco) và Luật Doanh nghiệp 2014 (áp dụng cho việc bầu ông Võ Thanh Hà làm Chủ tịch HĐQT), VAFI khẳng định ông Võ Thanh Hà và Vũ Quang Hải đang ở nhầm chức danh Chủ tịch và thành viên HĐQT Sabeco hay chưa bao giờ là thành viên HĐQT Sabeco.
Bởi theo VAFI, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát phải được biểu quyết tại Đại hội cổ đông và không được dùng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản để bầu thành viên HĐQT (trích dẫn Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005) và Điều 143 luật doanh nghiệp 2014). Cả hai trường hợp bầu ông Võ Thanh Hà và ông Vũ Quốc Hải đều theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và như vậy là hoàn toàn sai Luật.
Theo quan điểm của VAFI, việc bầu bổ sung thành viên HĐQT hay Ban kiểm soát không thể tiến hành theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, vì không đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và mất rất nhiều thời gian, cho nên Luật đã quy định phải bầu trực tiếp tại Đại hội cổ đông.
Trong trường hợp thiếu thành viên HĐQT thì Luật cho phép HĐQT được lựa chọn ứng viên thay thế làm thành viên HĐQT tạm thời và ứng viên này phải được bầu công khai tại Đại hội cổ đông gần nhất. Các Điều lệ của Sabeco cũng quy định các nội dung này như Luật Doanh nghiệp, không có quy định gì khác.
"Việc bầu bổ sung thành viên HĐQT không theo thể thức mà Luật Doanh nghiệp đề ra thì sẽ không có giá trị pháp lý, cho nên ông Vỗ Thanh Hà và Vũ Quang Hải không thể trở thành thành viên HĐQT. Đây là 1 điều vô cùng kỳ lạ từ trước tới nay đã xảy ra tại Sabeco. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan gác cửa thị trường chứng khoán, cần nhanh chóng vào cuộc đề kiểm tra việc thực thi Luật Doanh nghiệp trong việc bầu cử thành viên HĐQT của Sabeco", văn bản của VAFI khẩn thiết đề nghị./.
Nguyễn Quỳnh
Theo NTD
Mở cơ hội nâng tầm chất lượng Đường sắt Việt Nam Dự thảo Luật đường sắt (sửa đổi) khi chính thức có hiệu lực hứa hẹn mang đến cơ hội cho người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng dịch vụ đường sắt chất lượng theo tiêu chí "Thuận tiện, đúng giờ, an toàn, hiệu quả, hài lòng". Dịch vụ vận tải đường sắt thiếu tính cạnh tranh Năm vừa qua, ngành đường sắt...