Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
Ngày 24/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức “Hội nghị đẩy mạnh Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số năm 2022″.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 785.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước và đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều doanh nghiệp sụt giảm trên 50% doanh thu, khoảng 24% doanh nghiệp nhỏ và vừa tạm ngừng hoạt động, không có thị trường. Thêm vào đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã giảm 15%.
Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chuyển đổi số, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, ngày 26/3/2021, Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt. Chương trình đã xây dựng Cổng Smedx.vn để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối được với 23 nền tảng số “Make in Việt Nam”. Đồng thời, thông tin về các phương thức chuyển đổi số hiệu quả, phù hợp cũng thường xuyên được cập nhật trên Cổng Smedx.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, nền tảng số là giải pháp đột phá để Việt Nam phổ biến công nghệ số trở thành một dịch vụ và người dùng sử dụng bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu. Vì thế, giống như điện, nước, khi công nghệ số trở thành một trong những yếu tố đầu vào cho sản xuất thì lúc đó Việt Nam sẽ chuyển đổi số thành công. Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phấn đấu cùng các địa phương vào cuộc triển khai chương trình thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số; đồng thời hình thành mạng lưới tư vấn kinh tế số và tổ chức mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã để có đầu mối hỗ trợ người dân triển khai.
Đến cuối năm 2021 đã có hơn 220.000 lượt truy cập thông tin trên Cổng Smedx.vn và khoảng 37.000 doanh nghiệp tiếp cận được các thông tin hữu ích về chuyển đổi số. Khảo sát về nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, 47% doanh nghiệp nhỏ và vừa coi chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết, song vẫn cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa các nền tảng công nghệ theo từng lĩnh vực, như quản trị doanh nghiệp, nghiệp vụ, an toàn, an ninh mạng… Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, dựa trên những nền tảng số.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) ký kết Biên bản thỏa thuận với các doanh nghiệp nền tảng. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, điểm mới của SMEdx năm 2022 chính là bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nhiệp (DBI). Bộ công cụ này sẽ được áp dụng triển khai đánh giá 3 nhóm doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn; tập đoàn và các tổng công ty.
Bộ chỉ số này có 6 trụ cột, gồm trải nghiệm số cho khách hàng, chiến lược, hạ tầng và công nghệ số, vận hành, chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, dữ liệu và tài sản thông tin. Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần và trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí. Đây được coi là bộ công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng chung trên cả nước. Doanh nghiệp có thể chủ động dựa vào hiện trạng, đối chiếu với các tiêu chí trong bộ chỉ số này, từ đó xác định tình hình chuyển đổi số nội tại.
Năm 2022, Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số dự kiến sẽ có thêm 30 nền tảng số “Make in Việt Nam” tham gia. Trên Cổng Smedx.vn sẽ có thêm 150.000 người tiếp cận Chương trình này, khoảng 200.000 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được tin nhắn khuyến khích chuyển đổi số, 15.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn đánh giá, xác định mức độ chuyển đổi số.
Đặc biệt, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố sẽ xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn, hình thành mạng lưới tư vấn số và mạng lưới công nghệ số cộng đồng cấp xã, để có thể tư vấn chuyển đổi số ngay tại địa phương.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ nhận được nguồn hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ ngân sách. Cụ thể, theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 50% nếu thuê, mua các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận, công bố.
Hà Nội thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh thời gian qua tại các đơn vị nông nghiệp, kinh doanh nông sản của Hà Nội đã góp phần tạo đà phát triển kinh tế nông thôn.
Chuyển biến nhờ chuyển đổi số
Là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số của Hà Nội, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) đã gặt hái được thành công trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Từ năm 2016, Hợp tác xã đã tìm hiểu và thực hiện chuyển đổi số trong 2 lĩnh vực là: Ứng dụng trạm cảnh báo thời tiết iMetos và Cụm công nghệ eGap. Trạm cảnh báo thời tiết iMetos giúp nông dân quản lý, giám sát sản xuất, điều chỉnh kế hoạch xuống giống, quy trình chăm sóc rau kịp thời khi thời tiết biến động. Còn công nghệ số eGap giúp hợp tác xã thực hiện việc truy xuất nguồn gốc điện tử cho từng hộ trồng rau, từng thửa ruộng rau. Từ thành công này, rau của Hợp tác xã đã vào được các kênh phân phối uy tín với giá bán rau ổn định hơn nhiều so với bán rau ở chợ thông thường.
Sản phẩm rau sạch được giới thiệu tại các hội chợ quảng bá về OCOP Hà Nội.
Năm 2021, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn tiếp tục thí điểm hoàn thiện quy trình chuyển đổi số đồng bộ trong sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng ra thị trường, kết nối tiêu thụ trên 2 sàn thương mại điện tử Kinhpeec/vn và Cadosa.vn có xác nhận chất lượng eGap trên tem nhãn sản phẩm. Đến nay, Hợp tác xã đã số hóa được 15 sản phẩm rau.
Còn theo ông Nguyễn Thế Hanh, Giám đốc Công ty Cổ phần Rau an toàn Hải Anh, xóm Ba, xã Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội), đơn vị đã đứng ra thu mua và tiêu thụ cho những nông dân liên kết sản xuất với Công ty, bằng cách đăng tải hình ảnh về nông sản, sản phẩm OCOP của đơn vị, rao bán thông qua website, các trang mạng xã hội... để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và đặt hàng an toàn trong mùa dịch bệnh. Nhờ vậy, mỗi ngày Công ty đã tiêu thụ được khoảng 5-6 tạ rau, củ cho người nông dân.
Tuy nhiên, chưa nhiều hợp tác xã, trang trại trên địa bàn thành phố cũng như cả nước thực hiện được chuyển đổi số trong sản xuất như các đơn vị trên. Nguyên do là các hộ sản xuất, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn thành phố còn hạn chế về tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực công nghệ cao, điều kiện tiếp cận công nghệ...
Chương trình chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (kèm theo Quyết định 4098/QĐ-UBND ngày 6-9-2021 của UBND thành phố Hà Nội) xác định đối với lĩnh vực nông nghiệp, thành phố sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của ngành Nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Thành phố cũng tập trung phát triển ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc chuỗi cung ứng sản phẩm bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, bảo đảm vệ sinh thực phẩm.
Thành phố cũng đặt mục tiêu: Mỗi nông dân được định hướng đào tạo, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo về giá, thời vụ... nông sản; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp...
Triển khai giải pháp đồng bộ
Theo ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn, chuyển đổi số mở ra cơ hội cho nông dân, hợp tác xã, trang trại... được bán sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Tuy vậy, để thành công, cần hội tụ đủ yếu tố là sản xuất số, tiêu dùng số và sàn thương mại điện tử cho nông dân.
Thực phẩm sạch luôn được người tiêu dùng quan tâm.
Còn theo PGS, TS Mai Quang Vinh, Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam, Nhà nước cần có chương trình khuyến nông chuyển đổi số nông nghiệp, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ năng, trang thiết bị công nghệ phục vụ chuyển đổi số, quản trị sản phẩm, quản trị doanh nghiệp cho các vùng nuôi trồng và sản xuất có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Các bộ, ngành và thành phố Hà Nội cũng cần hỗ trợ công nghệ giám sát eGap, hỗ trợ lắp đặt các trạm quan trắc thời tiết thông minh, cấp tem truy xuất nguồn gốc QR Code eGap, thiết kế bao bì thương hiệu, mã nhận diện cho sản phẩm... để đẩy mạnh chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng: Để chương trình chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Liên hiệp Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 và kế hoạch hằng năm. Các đơn vị trong ngành nông nghiệp cũng phối hợp đồng bộ chương trình kinh tế số từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chuyển đổi số và các doanh nghiệp phân phối tiêu thụ sản phẩm. UBND các quận, huyện, thị xã cần tiếp tục chủ động nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị tư vấn, các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số, chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2022-2025 theo chỉ đạo UBND thành phố; liên kết với các doanh nghiệp chuyển đổi số, phân phối và tiêu thụ sản phẩm kết nối sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, chất lượng cao trên cơ sở minh bạch thông tin mã số vùng trồng, nguồn gốc sản phẩm bằng công nghệ như eGap... để người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện được sản phẩm đặc hữu của Thủ đô.
Các doanh nghiệp phân phối và tiêu thụ sản phẩm cần tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực này để được tham vấn về cơ chế chính sách, quy hoạch và định hướng phát triển ngành hàng của từng cơ sở liên kết hiệu quả bền vững... Về phía các đơn vị sản xuất, hợp tác xã, trang trại..., cần tập trung cải tiến và ứng dụng công nghệ, thiết bị kỹ thuật mới như công nghệ cao, sản xuất hữu cơ, chế biến sâu, kinh tế tuần hoàn... đặc biệt là kinh tế số để tạo giá trị gia tăng và minh bạch sản phẩm.
VITM Hà Nội 2022: Kết nối doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trong giai đoạn phục hồi Hội chợ VITM Hà Nội 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 31/3 đến 3/4 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với chủ đề "Bình thường mới - Cơ hội mới cho Du lịch Việt Nam". Hội chợ VITM Hà Nội là dịp quảng bá, giới thiệu sản phẩm mới, xu thế du...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh

Những khiếu nại của người cha vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

"Góc khuất" vụ nổ súng bắn người rồi tự sát ở Vĩnh Long

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Hai ô tô tông nhau, người đi xe máy tử vong

'Hố tử thần' ở Bắc Kạn: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lan rộng

Ngay lúc này bến Bạch Đằng đông kín người chờ xem trình diễn drone 'vượt sức tưởng tượng'
Có thể bạn quan tâm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom
Thế giới
20:42:54 29/04/2025
Giường ngủ khách sạn có 4 chiếc gối, thừa 2 gối chúng dùng để làm gì?
Trắc nghiệm
20:35:24 29/04/2025
Kẻ cướp ngân hàng VietinBank bị khởi tố 2 tội danh
Pháp luật
20:31:04 29/04/2025
Hoà Minzy kêu gọi dọn rác ở diễu binh, đáp trả khi bị nói làm màu, CĐM hả hê
Sao việt
20:26:43 29/04/2025
Màn kết hợp giữa NSND Thanh Hoa và Hòa Minzy được gọi "tuyệt tác song ca" 2 thế hệ, leo thẳng trending sau 4 ngày
Nhạc việt
20:03:08 29/04/2025
Jennie (BLACKPINK) tạo tiền lệ mới khi ra mắt album
Nhạc quốc tế
19:57:41 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025