Hỗ trợ đoàn viên, người lao động Hà Nội gặp khó khăn dịp Tết
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội quyết định hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do thiếu việc, mất việc làm, bị nợ lương ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập dịp Tết Quý Mão 2023.
Người lao động đến làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Những tháng cuối năm 2022, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19, tình hình lạm phát kéo dài ở nhiều quốc gia, cùng với những diễn biến phức tạp của chính trị, kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, dẫn đến người lao động bị thiếu việc làm, mất việc làm, thu nhập giảm sút, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.
Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn với đoàn viên, người lao động, nhất là dịp Tết đến, Xuân về, góp phần ổn định an sinh xã hội, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội quyết định hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do thiếu việc, mất việc làm, bị nợ lương ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập dịp Tết Quý Mão 2023.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu việc hỗ trợ phải thực hiện khẩn trương, thiết thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng trên tinh thần linh hoạt, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đoàn viên, người lao động sớm nhận được hỗ trợ của tổ chức Công đoàn.
Đối tượng áp dụng là đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tổ chức Công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động quản lý hoặc doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn nhưng đã thực hiện trích nộp kinh phí Công đoàn. Cụ thể, đoàn viên, người lao động được hỗ trợ phải ký hợp đồng lao động trước ngày 1/10/2022, có đủ một trong những điều kiện như: Đang bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ sau ngày 1/10/2022 do doanh nghiệp gặp khó khăn (hỗ trợ 1 triệu đồng/người); bị nợ lương ít nhất 3 tháng do doanh nghiệp khó khăn hoặc chủ bỏ trốn (hỗ trợ 1 triệu đồng/người); đoàn viên, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp gặp khó khăn, người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở không bố trí được tiền thưởng năm, thưởng Tết cho người lao động (hỗ trợ 500.000 đồng/người); bị cắt giảm thời gian làm việc tiêu chuẩn, bị ngừng việc có thu nhập bình quân tháng 10 và tháng 11/2022 dưới mức lương tối thiểu vùng (hỗ trợ 500.000 đồng/người). Tuy nhiên, đoàn viên và người lao động được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hỗ trợ Tết (bằng tiền) theo Kế hoạch 60/KH-LĐLĐ ngày 27/10/2022 sẽ không thuộc đối tượng được hỗ trợ này.
Để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người lao động; đồng thời, đảm bảo ổn định quan hệ lao động, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tập trung sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm và dịp Tết cổ truyền, các cấp Công đoàn khẩn trương chỉ đạo Công đoàn cơ sở nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động. Theo đó, các cấp Công đoàn phối hợp với doanh nghiệp rà soát lại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng… để thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo nội dung đã thỏa thuận; xây dựng phương án thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 theo Điều 104 Bộ luật Lao động và thông báo cho người lao động biết; không để xảy ra tình trạng nợ lương, nợ thưởng của người lao động dẫn đến nguy cơ tranh chấp, bất ổn trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
Cùng với đó, Công đoàn các cấp tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết cho công nhân lao động; quan tâm, động viên kịp thời những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo; người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các cấp Công đoàn kịp thời theo dõi, nắm bắt tình hình quan hệ lao động từ cơ sở, khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát cần chủ động phối hợp với UBND và các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi của người lao động, không để xảy ra điểm “ nóng” về an ninh trật tự.
Video đang HOT
Nhấn mạnh đến công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động trong thời gian tới, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2023, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đề nghị các đơn vị nên có thêm những hoạt động sáng tạo, đổi mới tạo nên sự hấp dẫn riêng, không quá phụ thuộc vào những hoạt động mang tính lối mòn truyền thống với chủ trương chi đúng mục đích, đúng đối tượng, có đến đâu, chăm lo đến đó. Vì vậy, các cấp Công đoàn Thủ đô sử dụng tối đa nguồn kinh phí để chăm lo cho đoàn viên, người lao động; ưu tiên dành nguồn hỗ trợ để chăm lo cho những đơn vị nhỏ kể cả đơn vị chưa có tổ chức Công đoàn, lao động yếu thế để họ thấy được sự ấm áp, quan tâm của tổ chức Công đoàn, từ đó có thay đổi trong nhận thức về vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
29 tháng chạp mới nghỉ Tết là quá muộn, người lao động mong được nghỉ sớm hơn
Nhiều người lao động muốn được nghỉ Tết Nguyên đán 2023 sớm để đoàn viên với gia đình, tranh thủ đi sắm Tết, thăm, tặng quà họ hàng do cả năm xa quê.
Có người đã quen đi làm bù sau Tết để được về nhà sớm hơn 2-3 ngày.
Chị Hồ Thị Bằng trong căn phòng trọ khoảng 25m2 gần Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) - Ảnh: GIA ĐOÀN
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất kỳ nghỉ Tết Nguyên đán từ 29 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão, tức từ 20-1 đến 26-1-2023 dương lịch.
Tuy nhiên, nhiều người lao động mong muốn nghỉ Tết sớm hơn vì đến 29 tháng chạp mới nghỉ thì quá sát Tết, ảnh hưởng đến việc đi lại, mua sắm đồ đón năm mới, nhất là lao động xa quê, trong đó có chị Hồ Thị Bằng (39 tuổi).
Là công nhân của một công ty Nhật Bản tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội), chị Bằng rất ít khi về quê do nhà ở Đức Thọ, Hà Tĩnh (cách thủ đô hơn 330km), nếu về nghỉ lễ thì chỉ được 1-2 ngày vì đường xa đi mất 8-9 tiếng. Do đó, chị dành dụm ngày nghỉ phép để dồn vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm.
Nữ công nhân này tâm sự: "Mọi năm, công nhân xa nhà như tôi đều được công ty tạo điều kiện cho về Tết sớm và đi làm muộn hơn. Tất nhiên, tôi phải đi làm bù cho ngày nghỉ phát sinh. Năm nào cũng vậy nên không khó khăn gì".
Theo chị Bằng, rất nhiều công nhân mong muốn nghỉ Tết dài ngày, nghỉ sớm, tránh sát Tết để có thêm thời gian dọn nhà, sửa soạn đón năm mới.
Cách nhà chị Bằng không xa, anh Nguyễn Văn Truyền (30 tuổi, quê Yên Bái) tâm sự bản thân rất muốn về quê sớm vì anh cùng vợ đi xe máy về quê cách Hà Nội hơn 200km.
"Về Tết sớm ngày nào hay ngày ấy, vừa đỡ tắc đường, vừa có thời gian nghỉ ngơi để dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa vì đi làm cả năm mới về. Công ty tôi cũng thường cho công nhân nghỉ sớm, làm muộn, miễn là sau Tết tăng ca, làm bù kịp đơn hàng", anh Truyền tâm sự.
Trong khi đó, chị Phạm Hải (37 tuổi, quê Hà Tĩnh) cho hay vì nhà mẹ đẻ với nhà chồng cách xa nên về quê sớm để tranh thủ qua thăm nội ngoại, tránh tắc đường, vì có năm chị mất 8-10 tiếng để về tới nhà.
"Mình luôn để dư ngày phép phòng lúc ốm đau với dành nghỉ Tết dài ngày. Cơ quan cũng bố trí người trực thay nên không vấn đề gì", chị Hải bộc bạch.
Nhiều công ty coi việc cho công nhân nghỉ Tết sớm là một hình thức giữ chân người lao động - Ảnh: HÀ QUÂN
Còn ông Nguyễn Văn Tân, chủ tịch công đoàn Công ty Hosiden (Bắc Giang), chia sẻ doanh nghiệp này có nhiều người lao động xa quê nên muốn nghỉ trước Tết 2-3 ngày để sắm Tết trước khi về nhà.
"Với hơn 5.000 công nhân, 40% trong số đó là lao động ngoại tỉnh, dịp Tết năm 2022 có 400 lao động xa quê xin nghỉ phép về quê sớm từ ngày 23 Tết. Khoảng 20% công nhân xin về quê ăn Tết từ 28 tháng chạp, công ty muốn giữ người lao động ở lại cũng không được", ông Nguyễn Văn Tân cho hay.
Theo vị này, các tỉnh gần nhau như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên có nhiều khu công nghiệp, công nhân đông nên khi nghỉ cùng một thời điểm quá sát Tết có thể gây ra quá tải tàu xe. Nếu nghỉ từ 29, 30 Tết thì một số người nhà xa gần giao thừa mới về được quê. Do đó, ông đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét phương án thuận tiện cho người lao động, nhất là đối tượng làm việc xa nhà.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 14-9, ông Phạm Minh Huân, nguyên thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho hay tình hình kinh tế năm nay vẫn còn khó khăn nên nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, đồ gỗ, điện tử... cũng đề nghị nghỉ Tết trong 9 ngày.
Thứ hai, nếu công chức, viên chức phải chờ tới ngày 20-1-2023 (tức 29 Tết) mới được nghỉ như đề xuất thì sẽ bất tiện cho việc sắm Tết, đi lại của bà con. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ Tết một số năm quá ngắn, nếu doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ thêm, họ sẽ nghỉ việc kéo dài, dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết ở một số khu vực phía Nam.
"Tâm lý người xa quê là muốn nghỉ Tết sớm để có thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ bên gia đình. Các cơ quan hành chính có thể linh hoạt bố trí người trực tại các vị trí thiết yếu để kịp thời giải quyết nhu cầu của người dân", ông Huân nói thêm.
Do đó, nguyên thứ trưởng Phạm Minh Huân cho rằng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét lại phương án nghỉ Tết trước khi trình Chính phủ quyết định, có thể tham khảo ý kiến nghỉ từ 28 Tết và làm bù vào thứ bảy (mùng 7 tháng giêng) từ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam luôn có mặt sớm nhất khi đoàn viên cần Sáng 11/1, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10 (khóa XII). Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài dự Hội nghị. Dây chuyền sản xuất hàng may mặc tại Công ty TNHH Hana Kovi Việt Nam (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN...