Hỗ trợ 40 triệu đồng cho gia đình có nhà bị đổ, sập do mưa lũ tại 11 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên
Đây là một trong những nội dung được đề cập tới trong Nghị quyết số 165/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 trên địa bàn một số địa phương miền Trung và Tây Nguyên.
11 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chịu tác động nghiêm trọng bởi thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 sẽ được hỗ trợ gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum. Mục tiêu là nhằm kịp thời khắc phục thiệt hại về nhà ở do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân, đảm bảo trật tự xã hội.
Mưa lũ kéo dài gây thiệt hại nặng nề về nhà ở của người dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Ảnh minh họa.
Nghị quyết số 165 nêu rõ: Hỗ trợ các hộ gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, hư hỏng nặng do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020. Cụ thể, đối với nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn, Ngân sách T.Ư hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ; Đối với nhà bị hư hỏng nặng: Ngân sách T.Ư hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ.
Căn cứ mức độ thiệt hại về nhà ở và mức hỗ trợ từ ngân sách T.Ư, các địa phương chủ động sử dụng ngân sách của mình và huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để quyết định mức hỗ trợ cho các hộ dân cho phù hợp. Trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị quyết cũng nêu rõ: Ưu tiên dành nguồn lực ngân sách Nhà nước, trong đó chủ yếu là ngân sách T.Ư và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để hỗ trợ người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở bị sập, trôi, hư hỏng nặng. Việc hỗ trợ phải đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch; tránh trục lợi chính sách; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.
Video đang HOT
Các địa phương khác có người dân chịu thiệt hại về nhà ở do thiên tai, thực hiện hỗ trợ người dân theo chế độ quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; ngân sách T.Ư hỗ trợ các địa phương này theo quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.
Chính phủ giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh của các địa phương nêu trên tổ chức rà soát, thống kê và phân loại mức độ thiệt hại về nhà ở của người dân trên địa bàn, báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách T.Ư; chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu báo cáo và việc triển khai thực hiện chính sách theo Nghị quyết này. Thời gian rà soát báo cáo về Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai thực hiện trước ngày 20/11/2020. Quá thời hạn trên, các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chính sách, ngân sách T.Ư không hỗ trợ.
Hà Tĩnh: Chạy đua thời vụ khôi phục sản xuất sau lũ
Ngoài sản xuất rau củ đảm bảo tự cung, tự cấp, nông dân Hà Tĩnh đang chạy đua thời vụ, xuống giống các loại rau ngắn ngày để cung cấp cho thị trường trước tết.
Những ngày hậu lũ lịch sử, thời tiết tuy còn âm u nhưng khu vực đất cát ven biển huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh... khô ráo nên bà con nông dân khẩn trương ra đồng khôi phục sản xuất.
Trời vừa tạnh ráo, nông dân các xã ven biển huyện Thạch Hà khẩn trương làm đất tái sản xuất. Ảnh: Gia Hưng.
Trên cánh đồng tập trung rộng 12,5 ha trồng rau, củ, quả trên cát, nông dân thôn Bắc Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà đồng loạt chạy đua với thời vụ nhằm "vớt" lại những gì đã mất.
Bà Nguyễn Thị Hằng cho biết, người dân thôn Bắc Văn có kinh nghiệm trồng rau, củ trên cát từ bao đời nay nên chỉ cần thời tiết tạnh ráo là khôi phục sản xuất được luôn.
"Đáng lẽ hôm nay chúng tôi đã thu hoạch 1 lứa củ cải rồi, nhưng trận lụt vừa qua nước ngập làm mất trắng diện tích sắp thu hoạch", bà Hằng nói.
Mặc dù nước lũ không ngập nhà nhưng đã phá hủy toàn bộ diện tích 2 sào củ cải của gia đình bà Hằng. Sau lũ, bà hỗ trợ những gia đình ngập nặng dọn dẹp nhà cửa, sau đó tranh thủ ra đồng cày xới lại đất, gieo trồng lứa củ cải mới. Giống củ cải có thời gian sinh trưởng 50 - 55 ngày nên sẽ kịp cung cấp cho thị trường thời điểm trước tết.
Diện tích cây vụ đông nào có thể khôi phục thì dặm tỉa, chăm sóc. Ảnh: Gia Hưng.
Ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho hay, phát huy thế mạnh sản xuất vụ đông trên đất cát ven biển, ngay từ đầu vụ Thạch Văn đã chỉ đạo bà con mở rộng diện tích rau, củ, quả ở vùng tập trung và vườn nhà.
Vụ đông 2020, xã Thạch Văn triển khai sản xuất khá sớm, tuy nhiên do gặp 2 trận lũ liên tiếp nên toàn bộ diện tích 47,5 ha, trong đó 35 ha khoai lang và 12,5 ha củ cải gần như mất trắng.
"Sau khi lũ rút chúng tôi đã động viên bà con kịp thời ra đồng khôi phục sản xuất. Những chỗ nào còn khôi phục được thì cho dặm tỉa, những chỗ hư hỏng, mất trắng thì cho làm đất, gieo trồng lại. Mục tiêu là đẩy nhanh tiến độ để thu hoạch đúng thời điểm có giá cao nhất", ông Bằng nói.
Cùng với Thạch Văn, các xã như Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Khê... cũng đang "vắt chân lên cổ" chạy đua với thời vụ, xuống giống rau vụ đông, mục tiêu vừa đảm bảo tự cung, tự cấp, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Những diện tích hư hỏng hoàn toàn thì làm đất, xuống giống các loại rau, củ ngắn ngày. Ảnh: Gia Hưng.
Thống kê bước đầu của huyện Thạch Hà cho thấy, 2 đợt mưa lũ vừa qua toàn huyện có 76 ha lúa mùa; hơn 570 ha rau màu; hơn 3.800 cây cảnh thiệt hại từ 50-70%; 125 ha cây ăn quả bị thiệt hại trên 30%; hơn 4.150 tấn lương thực (lúa, ngô) và 60.000 bịch nấm bị ướt, trôi, hư hỏng.... Giá trị thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng.
"Để kịp thời khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, tổ chức khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân, huyện đã có văn bản đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí mua giống và 50% kinh phí mua phân bón cho các vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung (125 ha); hỗ trợ 50% kinh phí mua bịch giống nấm; hỗ trợ 50% kinh phí mua giống gia súc, gia cầm...Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 5,4 tỷ đồng", ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà thông tin.
Phòng, chống dịch sốt xuất huyết sau mưa, bão Sau đợt mưa bão, lũ kéo dài, nhiều ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) bắt đầu bùng phát tại TP Đà Nẵng. Thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC), số ca mắc SXH tăng mạnh từ tháng 8 đến nay. Chính quyền địa phương và ngành y tế đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng,...