Hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn với mỗi lao động ‘3 tại chỗ’
Mỗi đoàn viên, lao động sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền ăn khi đang làm việc tại các doanh nghiệp “3 tại chỗ” đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Nội dung trên có trong quyết định của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam ban hành ngày 24/8. Ngoài “3 tại chỗ”, đều kiện để người lao động hưởng hỗ trợ là doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn. Hình thức hỗ trợ một lần và bắt đầu triển khai từ ngày 24/8.
Kinh phí thực hiện từ nguồn tài chính tích lũy của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và phải đảm bảo sau khi cấp, số dư tại đơn vị còn tối thiểu một tỷ đồng. Trường hợp công đoàn không đủ nguồn để cấp hỗ trợ khi số dư tích lũy còn dưới một tỷ đồng, LĐLĐ tỉnh, thành phố cùng công đoàn ngành trung ương và công đoàn công ty sẽ cấp bù.
Về cách thức triển khai hỗ trợ, cơ sở sẽ báo cáo số lượng đoàn viên, người lao động được doanh nghiệp huy động để thực hiện “3 tại chỗ” duy trì sản xuất với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Cơ quan này sau đó sẽ tiếp nhận và thẩm định cấp kinh phí.
Trường hợp doanh nghiệp có đóng kinh phí nhưng chưa có tổ chức công đoàn thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ làm việc với doanh nghiệp để kiểm tra, xác định số lượng đoàn viên, người lao động thực hiện “3 tại chỗ” để chi hỗ trợ.
Video đang HOT
Người lao động làm việc trong doanh nghiệp “3 tại chỗ” ở các địa phương giãn cách xã hội sẽ được hỗ trợ tiền ăn một triệu đồng/người. Ảnh: Thạch Thảo.
Ngoài ra, trên cơ sở đề xuất của đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở sẽ thống nhất với chủ doanh nghiệp về phương thức tổ chức, khẩu phần bữa ăn, chuyển kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp để tổ chức bữa ăn theo chính sách chung của doanh nghiệp; đồng thời giám sát việc tổ chức thực hiện bữa ăn và công khai tới đoàn viên, người lao động.
Trước đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng có quyết định về việc hỗ trợ một triệu đồng/người với các bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ y tế hoặc sinh viên tham gia chống dịch ở 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Mức hỗ trợ được tính là chi phí cải thiện, tăng cường dinh dưỡng bữa ăn, góp phần đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế làm nhiệm vụ phòng, chống dịch.
Ngày 19/8, cơ quan này cũng đồng ý với đề xuất của Công đoàn Y tế Việt Nam về việc hỗ trợ thêm 2 triệu đồng cho mỗi cán bộ tăng cường chống dịch và triển khai 20.000 thẻ bảo hiểm an toàn cho y, bác sĩ tuyến đầu.
Sẻ chia khó khăn với người dân TP Hồ Chí Minh
Sau một thời gian ngắn phát động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam, với tinh thần tương thân, tương ái, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực góp sức, góp của để sẻ chia khó khăn với những người lao động nghèo ở TP Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19.
Các đoàn viên, tình nguyện viên tất bật đóng gói lương thực, thực phẩm thành từng suất riêng để kịp thời vận chuyển vào miền Nam.
Tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam, các đoàn viên thanh niên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam tất bật đóng gói 25 tấn hàng gồm lương thực thực phẩm, rau, củ quả, dầu ăn, nước mắm, đường, sữa, mì tôm... thành từng suất riêng để kịp thời vận chuyển vào miền Nam. Toàn bộ số hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu, vật tư y tế này được Đoàn thanh niên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam kêu gọi vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia quyên góp ủng hộ nhằm giúp đỡ người dân tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam phòng, chống dịch COVID-19.
Anh Lê Thanh Sơn - Bí thư Đoàn thanh niên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam cho biết: Ngay sau khi đoàn thanh niên phát động, chúng tôi nhận về không chỉ là những nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm của các đoàn viên, thanh niên mà còn của những người dân khắp địa bàn tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận. Nhiều người đã chở rất nhiều xe hoa qua, rau củ ở rất xa để đến góp chung vào phong trào. Từ hai chuyến xe phát động được đợt này chúng tôi sẽ mở rộng ra các đợt khác trong thời gian tới.
Nhiều đoàn viên, người dân đã đóng góp theo lời kêu gọi bằng hiện vật cho các tổ chức đoàn thể để ủng hộ đồng bào miền Nam.
Tương tự, tại chùa Hòa Lạc, thành phố Phủ Lý, ngay từ sáng sớm nhiều tình nguyện viên đã có mặt để vận chuyển 18 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu được các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh, chùa Hòa Lạc, thành phố Phủ Lý và chùa Hồng Ân huyện Thanh Liêm quyên góp ủng hộ để vận chuyển vào giúp người dân đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19. Chuyến xe nghĩa tình mang theo tình cảm, sự sẻ chia của các tầng lớp nhân dân tỉnh Hà Nam gửi đến người dân đang gặp khó khăn cho ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trước đó, hai chuyến xe chở hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cũng đã kịp thời vào đến TP Hồ Chí Minh để hỗ trợ người dân phòng, chống dịch COVID-19.
Ni sư Thích Nữ Viên Thành, Trụ trì chùa Hồng Ân (xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm) cho hay: Nhà chùa đã vận động, kêu gọi các phật tử và nhân dân gần xa để ủng hộ đồng bào miền Nam. Khi thấy đồng bào mình, nhất là đồng bào ở TP Hồ Chí Minh đang chịu dịch bệnh hoành hoành, nhà chùa mong chia ngọt sẻ bùi, một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Để chung tay góp sức cùng TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19, trước đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam đã ủng hộ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh 1 tỷ đồng; hỗ trợ 1 tỷ đồng cho nhân dân Hà Nam đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh phía Nam gặp khó khăn do dịch COVID-19. Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức 3 chuyến xe vận chuyển nhu yếu phẩm, hàng hóa, thực phẩm thiết yếu ủng hộ, hỗ trợ đồng bào TP Hồ Chí Minh.
Đoàn cán bộ, nhân viên y tế Hà Nam lên đường hỗ trợ tỉnh Đồng Nai dập dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Chinh/TTXVN
Không chỉ ủng hộ về vật lực, tỉnh Hà Nam còn cử 110 y bác sĩ vào tâm dịch TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai để cùng lực lượng y tế các tỉnh, thành tham gia chống dịch. Từ thành phố cho đến các miền quê, người dân trên khắp địa bàn tỉnh cũng đang chung tay chia ngọt sẻ bùi đóng góp ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu để gửi tặng người dân Thành phố mang tên Bác. Những món quà chứa đựng tình cảm, "nghĩa đồng bào" của người dân Hà Nam nói riêng và người dân cả nước nói chung chắc chắn sẽ tiếp thêm sức mạnh, tạo động lực để người dân thành phố mang tên Bác sớm vượt qua khó khăn, sớm chiến thắng dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Đức Hiếu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam chia sẻ, ngay khi TP Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã gom góp tiền mặt, thực phẩm để gửi cho bà con, với tấm chia sẻ sâu sắc. Đặc biệt, các chức sắc tôn giáo đã tích cực kêu gọi và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh ủng hộ bằng vật chất và sức lực, tiền bạc cho những chuyến xe vận chuyển hàng thiết yếu giúp đỡ người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Gánh nặng tiền trọ Với chi phí hàng tháng chiếm 15-20% tổng thu nhập, tiền trọ được xem gánh nặng với nhiều lao động, công nhân mất việc, khó khăn do dịch, muốn bám trụ TP HCM. Gần 3 tháng thành phố giãn cách xã hội cũng là quãng thời gian vợ chồng ông Hà Văn Hồng, đều ngoài 60 tuổi, thuê trọ ở khu phố 7,...