Hồ Tràm – Thiên đường nghỉ dưỡng phía Nam
Hồ Tràm gây ấn tượng với du khách bởi vẻ đẹp nguyên sinh cùng thiên nhiên 4 mùa xanh mát nhưng vẫn vô cùng hiện đại, tiện ích.
Cách TP.HCM chỉ cách hơn một giờ lái xe sẽ tới thiên đường nghỉ dưỡng Hồ Tràm. Khác với vẻ sôi động của biển Vũng Tàu, Hồ Tràm gây ấn tượng với du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ, thanh bình nhưng vẫn có được sự tiện ích, hiện đại đẳng cấp của những du nghỉ dưỡng 5 sao.
Điểm đến lý tưởng ngày cuối tuần
Tuyến đường ven biển Hồ Tràm đã mở rộng lên 42m trong năm 2021
Nổi đình đám trong chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Hồ Tràm là tổ hợp Nova World Hồ Tràm. Tọa lạc tại vùng biển Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông qua qua tuyến cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây từ TP.HCM xuống Hồ Tràm chỉ mất 1giờ 30 phút.
Đặc biệt sau khi cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sớm đi vào hoạt động, từ TP.HCM xuống Hồ Tràm thậm chí chỉ còn 1 giờ lái xe. Cũng từ vị trí này, đi Sân Bay Quốc Tế Long Thành chỉ mất khoảng 45 phút.
Nơi đây là có thể được coi là “thiên đường” hạ giới trong tương lai vì hạ tầng thuận lợi mà còn sở hữu những ưu thế vàng để nghỉ dưỡng.
Kênh truyền hình CNNGo (Mỹ) từng bình chọn Hồ Tràm bãi biển đẹp nhất hành tinh khi sở hữu hơn 30km đường bờ biển, bờ cát thoải mịn màng, nắng ấm quanh năm. Nơi đây còn có khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, là rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam.
Tại Nova World Hồ Tràm chỉ mất vài phút di chuyển sẽ tới Sân Golf đẳng cấp quốc tế The Bluff và Casino. Và cách đó không xa là khu khoáng nóng thiên nhiên Bình Châu, nơi an dưỡng tuyệt vời cho giới thượng lưu. Bên cạnh đó, quanh đây còn có hu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu sẽ là nguồn sống quý giá cho tất cả những ai đặt chân đến mảnh đất vàng này.
Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kế hoạch của tỉnh đến năm 2025 là đầu tư vào mạng lưới giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của địa phương. Trong số các tuyến đường liên vùng, liên tỉnh, địa phương gấp rút lên phương án để phối hợp triển khai cùng lúc 3 dự án lớn mang tính liên kết vùng là đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cầu Phước An, đường vành đai 4.
Một trong số các khu công viên đẹp như kiệt tác tại Hồ Tràm
Một dự án trọng điểm khác đang được Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai là cầu Phước An. Cây cầu này bắc qua sông Thị Vải nối Bà Rịa – Vũng Tàu và ồng Nai, đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Hạ tầng hàng không của tỉnh cũng được đẩy mạnh. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có 3 sân bay. Trong đó, hồ sơ xây dựng sân bay Đất Đỏ đã được phê duyệt là cảng hàng không cấp 4C với vốn đầu tư 4.250 tỷ đồng. Dự án Sân bay Gò Găng cũng đang trong quá trình triển khai trên tổng diện tích 248,5 ha với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 9.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, sân bay Côn Đảo hiện cũng nằm trong kế hoạch nâng cấp giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, hồi tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông vận tải chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp sân bay Côn Đảo để đến năm 2023 có thể đón tàu bay lớn.
Một loạt hạ tầng giao thông tại Bà Rịa – Vũng Tàu đang được triển khai đã tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản. Cùng với đó, việc hồi phục kinh tế – xã hội và mở cửa du lịch trở lại đang giúp mô hình bất động sản nghỉ dưỡng được hâm nóng.
Nghịch lý ở Bali hậu dịch
Trở lại Bali ngay sau khi hòn đảo mở cửa, tôi sung sướng chiêm ngưỡng thiên đường nghỉ dưỡng này theo đúng chất của nó, nhưng cũng có những cái giá mà tôi phải trả.
Ngày thứ 3 ở khu resort Hilton sang trọng nhất nhì khu Nusa Dua (Bali) trong chuyến du lịch đầu tiên sau dịch, tôi vẫn cho rằng đây sẽ là một kỳ nghỉ hoàn hảo. Đến thăm một Bali vắng người là điều mà tôi hằng ao ước.
Từng trải nghiệm qua một Bali chật kín người, khi trở lại nơi này trong một khung cảnh trái ngược, nếu chia cảm xúc của tôi làm 10, tôi có đến 9 phần sung sướng, vì dường như tôi đã được cảm nhận Bali với đúng "chất" mà tôi cho là hòn đảo này vốn có.
Video đang HOT
Vẻ đẹp mà ống kính không thể ghi trọn
Điều tuyệt vời nhất khi đến thăm Bali đợt này đối với vợ chồng tôi là chúng tôi có cơ hội ở trong một khu nghỉ dưỡng hạng sang ở Nusa Dua với giá khá hời, điều mà chúng tôi sẽ khó có thể được trải nghiệm trước đại dịch Covid-19. Trước khi đi, chúng tôi chỉ đặt phòng hạng trung, nhưng đã được nâng cấp lên phòng hạng thương gia, thường có giá cao gấp đôi, mà không tốn phí.
Khách sạn tôi ở còn rất nhiều phòng trống. Nhiều khách sạn cao cấp xung quanh vẫn đóng cửa. Tôi đoán chừng các khu nghỉ dưỡng chỉ hoạt động 5% công suất của họ.
Khu resort Hilton ở Nusa Dua dù vắng khách nhưng không hề xuống cấp. Lượng người thưa thớt càng làm lộ rõ vẻ đẹp của nơi đây.
Khung cảnh tại khu resort vượt xa mong đợi của tôi. Đến Bali năm 2019, tôi từng hụt hẫng vì biển người. Người ta nói rằng đây là thiên đường nghỉ dưỡng, là nơi lãng mạn bậc nhất ở Indonesia, nhưng phần lớn những gì tôi cảm nhận được lại là hơi người.
Tôi có lúc đã hơi thất vọng và nghĩ bụng: "Bali có gì đặc biệt mà người ta lại trầm trồ đến thế?".
Thế nhưng lần này thì khác, Bali đẹp như đúng những gì người ta vẫn đồn thổi, hoặc tôi đồ rằng nó còn đẹp hơn thế, và quả thật đây đúng nghĩa một nơi đáng đến.
7h sáng, Bali đã nắng cháy da, đến tầm 17h, trời mới bắt đầu dịu. Dẫu vậy, cái nắng nóng gay gắt giữa tháng 10 của vùng đảo xích đạo cũng không làm suy suyển vẻ đẹp của nơi đây.
Biển xanh, cát trắng, sạch sẽ, vắng vẻ... những từ ngữ quá đỗi tầm thường để diễn tả Bali trong mắt tôi lúc này. Lắm lúc, tôi thậm chí không muốn chụp hình, vì ống kính cũng không thể ghi trọn được vẻ đẹp mà tạo hóa ban cho nơi này.
Dù trải qua đợt dịch nặng nề, Nusa Dua gần như không xuống cấp, mọi thứ đều tuyệt vời, từ dịch vụ, thái độ của nhân viên, đến quang cảnh, có lẽ vì đây là khu nghỉ dưỡng cao cấp và được đầu tư nhiều.
Điểm trừ duy nhất mà tôi có thể tìm thấy ở đây là thức ăn khá đắt và chúng tôi hầu như không thể tìm được nhà hàng dành cho khách du lịch bên ngoài khu resort vào buổi tối. Khẩu vị của du khách và người địa phương có thể khác biệt nên có thể là trở ngại với nhiều người.
Quang cảnh thiên nhiên ở Nusa Dua tuyệt đến mức máy ảnh không thể ghi được trọn vẻ đẹp của nó.
Tôi đã mong chờ ghé đến thưởng thức bữa tối tại các nhà hàng nướng bãi biển bên ngoài khu resort sau khi xem hàng tá review hấp dẫn, nhưng phải ôm mối tiếc hùi hụi vì đa số đều đóng cửa. Dịch dã đã ảnh hưởng đến hoạt động của họ, một số chỗ vẫn duy trì nhưng chỉ mở trong thời gian hạn chế. Mới 20h30 các cửa hàng đã đóng cửa hết.
Tuy nhiên, cuộc sống bình thường mới đã trở lại Bali. Các nhà hàng địa phương hay quán ăn đường phố bên ngoài các khu du lịch vẫn mở tấp nập, nên những ai thích hoặc muốn thưởng thức đặc sản Indonesia có lẽ sẽ không gặp khó khăn.
Cái giá của sự vắng vẻ
Những ngày ở Nusa Dua, tôi đã nghĩ rằng chuyến nghỉ mát sẽ tiếp tục hoàn hảo như vậy. Nhưng những gì tôi chứng kiến sau đó không khỏi khiến tôi có phần thất vọng và đau lòng.
Những ngày tiếp theo, chúng tôi đến thăm các khu vực nổi tiếng ở Bali như Kuta, Ubud hay Sanur.
Kuta là thị trấn khét tiếng sôi động bậc nhất ở Bali. Trước đây, tôi chưa từng có ý định đến thăm khu vực này vì sự ồn ã của nó. Tôi vốn thích những nơi thanh tịnh và yên bình hơn.
Lần này, Kuta trầm lắng hẳn. Kuta trước dịch và sau dịch có thể ví với phố cổ Hà Nội ngày thường và ngày Tết. Các cửa hàng hầu hết đóng cửa. Nhà hàng dành cho khách du lịch lác đác vài quán nhưng khách ra vào đều rất thưa, phần lớn còn lại là quán ăn dành cho người địa phương.
Sanur tiêu điều, đường bị đào bới, nhà hàng xuống cấp, chuyển đổi sang phục vụ khách địa phương, resort đóng cửa. Quán bar này trước kia là nơi tuyệt đẹp và nhộn nhịp, lúc nào cũng xập xình tiếng nhạc, nhưng giờ đóng cửa im lìm như nhà hoang.
Đến thăm một ngôi đền nổi tiếng ở Kuta, nằm cách resort của vợ chồng tôi khoảng 20 km, chúng tôi chỉ bắt gặp nhiều nhất là 20 người.
Bar, quán rượu, hộp đêm chỉ lấp ló một, hai cái sáng đèn.
Sanur và Ubud từng là nơi tôi yêu thích nhất khi đến Bali. Đây là những thị trấn nổi tiếng bậc nhất của hòn đảo. Nơi đây vừa mang vẻ đẹp mộc mạc, lãng mạn với những con đường đi bộ dọc bãi biển lung linh, được tô điểm bởi các quán cà phê xinh xắn ngập ánh đèn, vừa mang nét hiện đại, sôi động với hàng loạt quán bar, nhà hàng mang phong cách phương Tây.
Khách du lịch nước ngoài luôn đầy ắp đường phố, với phong cách ăn mặc thoải mái, tạo nên không khí của khu du lịch nổi tiếng quốc tế.
Bar, quán rượu, hộp đêm chỉ lấp ló một, hai cái sáng đèn.
Cuộc sống dường như không nghỉ, và về đêm lại càng nhộn nhịp. Những thị trấn không ngủ, như Bùi Viện của TP.HCM. 12h đêm, đường phố, quán xá nơi đây vẫn tấp nập, xập xình, với chi chít ánh đèn.
Thế nhưng, đại dịch đã biến nơi này từ điểm du lịch sầm uất thành những thị trấn biển bình thường, không khác mấy so với các làng chài ở Việt Nam. Hơn một năm đóng cửa với du khách quốc tế đã khiến quang cảnh xuống cấp trầm trọng.
7h tối, màn đêm đã bắt đầu bao phủ khu vực, để lại những con đường buồn chán với lác đác vài ngọn đèn đường và đèn từ một vài nhà hàng, nhà nghỉ, xen lẫn các đoạn đường tối om vì không có ánh điện hắt từ bên đường, cùng với đó là không gian yên ắng bao trùm. Cuộc sống về đêm dường như biến mất ở Bali.
Khách sạn, nhà hàng, quán bar, resort đều đóng cửa. Nhiều nhà hàng dành cho khách du lịch trước đây đã chuyển sang kinh doanh cho người địa phương với giá rẻ hơn.
Quán bar này ở Sanur trước đây là nơi yêu thích của ông xã tôi. Rất nhiều khách du lịch nước ngoài lui tới đây, nhưng giờ quán đã chuyển sang kinh doanh theo phong cách địa phương.
Các con đường thơ mộng dọc theo bãi biển trở thành những đống ngổn ngang vì bị đào xới, sửa chữa. Quán xá đóng cửa và cũ kỹ vì bị bỏ hoang cả năm. Nắng mưa và gió biển ở vùng xích đạo dường như khiến các cửa tiệm không người chăm sóc càng thêm cũ.
Lắm lúc vợ chồng tôi muốn tìm một quán cà phê xinh xắn để ngồi "chill", hay một nơi vừa ý để có thể ngồi nghỉ mệt và ăn nhẹ sau hàng giờ đi bộ thăm thú xung quanh, nhưng cũng không tìm ra.
Từ khách sạn, chúng tôi phải đi ít nhất 5 km, đôi khi là 10-20 km mà vẫn không tìm được một nơi ưng ý để ăn uống. Chúng tôi không còn cách nào khác, phải vào nhà hàng đắt đỏ thuộc các khu resort để dùng bữa.
Một ngày, hai ngày ăn uống trong khách sạn còn thấy ngon. Nhưng nếu một tuần, hai tuần chỉ ăn quanh đi quẩn lại những món như vậy thì quả thực rất chán, đó là còn chưa kể giá cả đắt đỏ.
Có hôm quá mệt vì không tìm được một không gian bình thường để ăn nhẹ trong các khu du lịch, chúng tôi đã phải dùng bữa trong nhà hàng resort với giá tương đương hơn 2 triệu đồng cho 2 món ăn bình thường.
Các cửa hàng quần áo, đồ lưu niệm đã lâu không đón khách, nên khi có người, họ liền "chèo kéo" rất nhiệt tình, đôi lúc khiến tôi hơi bối rối.
Đó là chưa kể đến tiền taxi. Mỗi lần ra ngoài khu resort để ăn uống như vậy, chúng tôi có thể tốn khoảng 200.000-500.000 đồng vừa đi vừa về.
Đồ ăn đường phố tuy vẫn rất nhiều, nhưng thường được làm theo khẩu vị của dân địa phương. Thêm vào đó, bụng dạ của vợ chồng tôi không tốt nên hầu như không thể thưởng thức được ẩm thực đường phố.
Người dân tại các khu du lịch này vẫn luôn thân thiện, nhiệt tình, bất kể là trước dịch hay bây giờ. Thế nhưng, tôi đau lòng khi trở lại Bali lần này là vì cảm nhận được rõ người dân ở đây đang "đói". Họ "đói" khách. Các cửa hàng quần áo, đồ lưu niệm đã lâu không đón khách, nên khi có người, họ liền "chèo kéo" rất nhiệt tình, đôi lúc khiến tôi hơi bối rối.
Dẫu vậy, một điểm cộng là các địa điểm tham quan như đền thờ và các công trình kiến trúc vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp của chúng. Đa số những địa điểm này là nơi linh thiêng nên được chăm sóc rất cẩn thận.
Hàng loạt nhà hàng, cửa hàng ở Ubud đóng cửa. Phố đi bộ vắng tanh. Chúng tôi không thể tìm thấy một quán cà phê nào ổn một chút để nghỉ chân. Một vài nhà hàng mở cửa nhưng không có khách, nhân viên đứng chán chường.
Từ ngày 14/10, Bali bắt đầu mở cửa cho khách du lịch quốc tế. Tôi đã hy vọng doanh nghiệp tại đây sẽ chuẩn bị để đón khách, sửa sang, trang hoàng lại các cơ sở, hay tuyển mới và đào tạo nhân viên.
Thế nhưng, đến gần cuối tháng 10, tôi vẫn chưa nhận thấy có bất kỳ tín hiệu nào. Chuyến bay quốc tế trong những ngày đầu mở cửa gần như không có.
Từng là hai nơi tôi mê đắm, Sanur và Ubud giờ đây khiến tôi cảm thấy mình thật may mắn và sáng suốt vì không chọn thuê khách sạn ở đây cho chuyến nghỉ dưỡng của hai vợ chồng.
Bali đã vắng như tôi mong đợi, nhưng cái giá của sự vắng vẻ đó sự buồn bã mà hòn đảo khoác lên hiện tại.
Bali đã vắng như tôi mong đợi, nhưng cái giá của sự vắng vẻ đó sự buồn bã mà hòn đảo khoác lên hiện tại.
Khung cảnh đông đúc trước đây của Bali có thể đã khiến tôi nghẹt thở, nhưng dường như vui hơn và có "mùi" của một hòn đảo du lịch đúng nghĩa hơn. Tôi nhận ra sự đông đúc có lẽ cũng là một "chất" không thể thiếu của Bali, bên cạnh những vẻ đẹp khác.
Nhìn chung, vợ chồng tôi đã có một kỳ nghỉ dưỡng tuyệt vời, thảnh thơi ở Nusa Dua - khu bãi biển được đánh giá là đẹp nhất Bali. Những trải nghiệm dù là tích cực hay tiêu cực ở đây đều là điều đáng nhớ mà chúng tôi khó có thể có được lần thứ 2 trong đời.
Tôi hy vọng nếu có dịp trở lại Bali lần nữa, tôi sẽ được chứng kiến một Bali đã hồi phục đầy sức sống, với những Kuta, Sanur, Ubud lấp lánh ánh đèn và sôi động như nó vốn như vậy.
Flamingo Villa Hội An thiên đường nghỉ dưỡng trong lòng thành phố Bạn đang muốn đi du lịch Đà Nẵng, Hội An? Bạn đang muốn chọn một nơi để nghỉ dưỡng và thư giãn cho chuyến đi tuyệt vời của mình? Nếu là như vậy thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua Flamingo Villa Hội An. Flamingo Villa Hội An ở đâu? Flamingo Villa Hội An có địa chỉ nằm tại số 59/14 Đường...