Hồ thủy điện Tam Hiệp lớn đến mức khi nó đầy nước, vòng quay Trái Đất sẽ chậm lại và thời gian một ngày dài ra
Tuy thay đổi sẽ rất nhỏ, nhưng không thể phủ nhận khả năng ảnh hưởng của nó tới vòng quay của Trái Đất.
Có một sự thật như thế này: Những trận động đất lớn có thể gây ảnh hưởng tới chuyển động quanh trục của Trái Đất, giảm độ dài ngày, làm biến dạng bề mặt hành tinh hay thậm chí khiến cả Bắc Cực xê dịch chút đỉnh. Tuy nhiên, tất cả những biến đổi trên đều vô cùng nhỏ, không đủ để ta cảm nhận thấy nhưng khoa học vẫn có cách để tính ra những thay đổi trên, dù con số có tí hon tới mức nào.
“ Bất cứ hành động nào có liên quan tới chuyển động của một khối lượng vật chất lớn đều ảnh hưởng tới vòng quay Trái Đất, từ thời tiết theo mùa cho tới xe đi lại trên mặt đất”, giáo sư Benjamin Fong Chao tới từ Trung tâm Du hành Không gian Goddard, NASA nhận định.
Vậy không có gì kỳ lạ khi đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất thế giới (tính theo công suất lắp đặt là 22.500 MW), có khả năng ảnh hưởng tới chuyển động quanh trục của Trái Đất. Khi đầy, mực nước của hồ chứa Tam Hiệp sẽ cao 175 trên mực nước biển; hồ dài tới 660 km, rộng 1,12 km, thể tích hố lên tới 39,3 km3, tức lượng nước hồ Tam Hiệp khi đầy sẽ nặng tới 42 tỷ tấn.
Video đang HOT
Đập Tam Hiệp.
Một khối lượng lớn tới vậy sẽ ảnh hưởng tới vòng quay của Trái Đất, cụ thể là tới mô-men quán tính của chuyển động quay. Hãy lấy ví dụ về vận động viên trượt băng đang xoay tại chỗ: khi cánh tay của họ gần với trục quay, mô-men quán tính giảm và tốc độ quay của họ tăng lên; khi duỗi tay ra, tốc độ quay sẽ chậm lại.
via Gfycat
Việc hồ Tam Hiệp đầy nước cũng giống như việc vận động viên trượt băng duỗi tay ra vậy; do một lượng nước khổng lồ dồn lại một chỗ, khối lượng của Trái Đất dịch ra xa trục quay hơn và từ đó tốc độ quay của Trái Đất chậm lại. Trên lý thuyết là thế, nhưng con số thực tế không quá lớn, do 42 tỷ tấn nước chẳng nhằm nhò gì với khối lượng Trái Đất là 5.972 tỷ tỷ tấn.
Các nhà khoa học NASA tính toán ra rằng khối lượng nước lớn của hồ Tam Hiệp sẽ tăng độ dài ngày lên 0,00000006 giây. Nếu không có biến động gì khác, và tiếp tục giả định nước hồ sẽ giữ nguyên mức trên để độ dài ngày liên tục cộng dồn thêm 0,00000006 giây, thì vào năm 47.650, thời gian trong ngày sẽ tăng thêm được 1 giây.
Sức ảnh hưởng quá nhỏ để ta cảm thấy được, nhưng ít nhất toán học vẫn cho ta câu trả lời xem ảnh hưởng ấy nhỏ nhường nào.
NASA tìm thấy nơi lý tưởng cho sự sống trong Hệ Mặt trời
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học NASA đã tìm thấy một nơi ngay trong Hệ Mặt trời có khả năng hỗ trợ các sinh vật sống.
Nơi đó chính là Europa, mặt trăng của sao Mộc. Các phát hiện này đã được trình bày tại Hội nghị Goldschimidt năm 2020, cho thấy có một số dấu hiệu xảy ra trong các đại dương là điều kiện lí tưởng cho sự sống ngoài trái đất phát triển mạnh, ScienceAlert đưa tin.
Ảnh minh họa: MSN.
Các nhà khoa học của NASA cho biết lực phân rã phóng xạ hoặc lực thủy triều có khả năng tạo ra đủ nhiệt khiến lớp băng ở Europa tan chảy để nước có thể tồn tại ở thể lỏng. Trên Trái đất, các chuyên gia tin rằng nhiều dạng sự sống hình thành nhờ các lỗ thông núi lửa trong lòng đại dương làm nhiệt độ nước tăng lên.
Nghiên cứu mới nhất được đưa ra trong bối cảnh NASA chuẩn bị triển khai kế hoạch tới Europa vào năm 2024. Nghiên cứu này nhằm xác định cách thức tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên mặt trăng của sao Mộc.
Hai nhà khoa học của NASA là Mohit Malwani Daswani và Steven Vance tập trung nghiên cứu sự xuất hiện của nước bên dưới bề mặt băng giá của Europa. Họ phát hiện ra rằng sức nóng của sự phân rã phóng xạ hoặc tương tác giữa thủy triều và sao Mộc đã giúp phá vỡ các khoáng chất và biến chúng thành nước.
Melwani Daswani nói: "Chúng tôi đã xây dựng mô hình về thành phần và các tính chất vật lý của lõi thiên thể, lớp silicat và đại dương".
"Ở độ sâu và nhiệt độ khác nhau, độ bay hơi và mất nước của khoáng chất cũng thay đổi. Chúng tôi đã thêm các chất dễ bay hơi này, được ước tính đã bị mất từ bên trong và thấy rằng chúng phù hợp với khối lượng dự đoán của đại dương hiện tại, nghĩa là chúng có thể tồn tại trong đại dương", ông cho biết thêm.
Europa cũng có bề mặt chứa muối, có khả năng tương tự như các đại dương trên Trái đất. Nhóm nghiên cứu của NASA cho biết, dựa trên các mô phỏng, nước trên mặt trăng của sao Mộc có thể có tính axit nhẹ, với carbon dioxide sulfate và canxi ở nồng độ cao.
"Người ta nghĩ rằng đại dương này vẫn có thể có lưu huỳnh, nhưng với các mô phỏng của chúng tôi, kết hợp với dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble, cho thấy clorua trên bề mặt của Europa, điều đó tức là nước rất có thể trở nên giàu clorua", Melwani Daswani nói.
"Nói cách khác, thành phần của nó khá giống đại dương trên Trái đất. Chúng tôi tin rằng đại dương này có thể khá phù hợp cho sự sống"./.
Bức ảnh đẹp về ranh giới giữa ngày và đêm trên Trái Đất khiến người xem như bị thôi miên Nhiều bức ảnh vũ trụ vô cùng lộng lẫy và cho chúng ta thấy sự bé nhỏ của con người. Hình ảnh đang khiến netizen trầm trồ chính là ảnh ranh giới giữa ngày và đêm trên Trái Đất, được chụp từ vũ trụ. Với đa số chúng ta, vũ trụ chính là biểu tượng của những điều không giới hạn, không thể...