Hồ thủy điện sông Chừng – Điểm dừng chân lý tưởng
Hồ thủy điện sông Chừng nằm trên địa phận thị trấn Yên Bình, xã Tiên Nguyên và xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện lỵ 7km trên trục đường quốc lộ 279 theo hướng đường đi huyện Bắc Quang, Hà Giang.
Đi thuyền trên sông Chừng
Hồ thủy điện sông Chừng nằm ở thượng nguồn sông Chừng, được tạo thành sau khi nhà máy thủy điện sông Chừng được xây dựng. Hồ rộng trên 225ha, trải dài gần 15km, bốn phía được bao bọc bởi hệ thống núi đất và những rừng cây, rừng trồng của cộng đồng cư dân sống trong vùng. Có thể nói rằng hiện nay đây chính là địa danh có cảnh quan đẹp nhất, là điểm dừng chân lý tưởng khi đến với huyện Quang Bình.
Thủy điện sông Chừng
Video đang HOT
Hồ được hình thành do việc ngăn dòng lấy nước làm thủy điện trên một vùng đất có nhiều sông, suối, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao. Từ bến thuyền nằm gần khu vực đập thủy điện ngược dòng lên phía thượng nguồn, một vùng hồ nước mênh mông sẽ hiện ra trước mắt.
Đi thuyền trên hồ sông Chừng du khách không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành của nước, của gió mà còn được hòa mình cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn mình vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi rừng tưởng chừng như vô tận.
Đứng dưới thuyền du khách có thể tận mắt ngắm nhìn những khu rừng xanh mướt, thấp thoáng trong tán cây là những bông hoa chuối nở đỏ rực. Không chỉ có núi đồi hai bên lòng hồ, cảnh đẹp nơi đây còn được tô điểm bằng hàng chục hòn đảo nhỏ. Những hòn đảo này chính là những ngọn núi bị nước nhấn chìm chỉ còn một phần đỉnh núi nhô lên khỏi mặt nước. Đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có những tán cây soi mình dưới bóng nước. Thi thoảng, một vài chiếc thuyền của đồng bào lặng lẽ cập bờ thả lưới rồi lại lặng lẽ lướt đi trả lại sự tĩnh lặng vốn có.
Đảo Bướm Hoa giữa hồ thủy điện sông Chừng
Điểm dừng chân dành cho chuyến tham quan lòng hồ chính là những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây; chụp ảnh những nương sắn, những thửa ruộng bậc thang từ đỉnh núi kéo dài xuống tận mép nước và những đàn gia súc chăn thả quanh nhà; xem các mô hình nuôi cá lồng, nuôi lợn đen, gà đồi, mô hình nuôi vịt bầu, cá thương phẩm, mỗi chiều về khói bếp bay là là hòa quyện với làn sương mù đặc trưng của vùng cao sẽ là những dấu ấn khó quên trong lòng du khách. Cuộc sống không ồn ào, náo nhiệt mà gợi lên cảm giác yên bình, tự tại.
Thác Thí - Dải lụa trắng nơi núi rừng Tây Bắc
Không chỉ nổi tiếng với những cung đường đẹp nên thơ hay những cánh đồng hoa trải dài tít tắp, Hà Giang còn làm say lòng du khách với điểm du lịch Thác Thí đẹp mơ màng như dải lụa trắng nơi cổng trời Việt Bắc.
Thác Thí là điểm du lịch khám phá tiếp theo mà chúng mình muốn giới thiệu đến bạn. Thác Thí nằm trong top những dòng thác thơ mộng nhất của nơi địa đầu Tổ quốc. Với 4 tầng nước đổ xuống tựa như dải lụa trắng hờ hững giữa cánh rừng nguyên sinh.
Thác Thí nằm cách trung tâm huyện Bắc Quang (Hà Giang) khoảng 1,5km về phía Tây Bắc và được bắt nguồn từ điểm cuối của dãy Tây Côn Lĩnh. Từ xa nhìn lại, nơi này tựa như suối tóc của nàng tiên nữ trong huyền thoại còn lưu lại đến tận ngày nay. Có lẽ chính vì quá tuyệt đẹp thác Thí mới được ví với nhiều hình ảnh đến vậy.
Không giống với các thác nước khác, Thác Thí gồm 4 tầng nước đổ xuống lừng chừng núi tạo bọt trắng xóa đầy mơ màng. Thác 1 nằm ở trung tâm thôn Tân Sơn, thị trấn Việt Quang ở vị trí phía Tây Bắc, và cách thị trấn Bắc Quang 1,5 km. Khoảng cách từ chân thác 1 đến đỉnh thác 1 bám theo dòng thác khoảng 1km, nếu đi theo đường bê tông có sẵn thì có chiều dài khoảng 2km. Tầng thác này vào mùa xuân và mùa hạ nước nhiều và ổn định, mùa thu và mùa đông lượng nước có suy giảm.
Tầng thác 2 có tên gọi "Tồn bá con", nghĩa là chân đá to. Thác 2 tính theo đường đi men theo dòng thác cách đỉnh thác 1 khoảng 2km. Đoạn thác này nằm theo khe chân núi Pù Nậm Mà và Pù Khau Ao. Tầng thác này nằm ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển. Lưu lượng nước của thác rất nhiều và ổn định quanh năm.
Tầng thác 3 với tên gọi là "Tát phù nậm mà", nghĩa là thác núi nước về. Phần thác này có một nửa theo núi Pù Nặm Mà chảy the quần thể thác Thí, phần còn lại chảy theo phía tả của núi Pù Nặm Mà. Đỉnh của tầng thác này nằm ở độ cao 1000m so với mực nước biển, độ dốc của tầng thác không lớn hơn tầng thác 2, song lại rất dài, lượng nước rất lớn, chạy ổn định quanh năm giữa không gian rừng già nguyên sinh nhiều tiềm năng. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, nhiệt độ mùa lạnh có thể xuống tới 5 độ C.
Tầng thác 4 cách chân tầng thác 3 khoảng 3km theo đường bộ, nằm vắt ngang khe núi Pù Nậm Mái và núi Khau Ao. Đỉnh của tầng thác này nằm ở độ cao khoảng 1400m so với mực nước biển, độ dốc của chân thác này được chia thành 2 dạng, một dạng dốc đứng chảy rất mạnh và một dạng dốc thoải.
Chính vì những điểm đặc biệt này, Thác Thí trở thành một trong những điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi đến Hà Giang.
Kinh nghiệm du lịch bản Ngòi Hòa Bình chi tiết nhất, bạn đã biết chưa? Bên cạnh Mai Châu thì Hòa Bình còn có một bản Ngòi đầy hữu tình, thơ mộng khiến ai đến cũng lưu luyến chẳng muốn về. Vậy làm sao để có chuyến du lịch bản Ngòi đáng nhớ nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé! Giới thiệu về bản Ngòi Bản Ngòi là một bản làng nhỏ của đồng...