Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam xả lũ, cảnh báo ngập ở TPHCM và 2 tỉnh
Lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về lòng hồ Trị An đạt cao trình 60,5m nên Công ty Thủy điện Trị An sẽ xả lũ qua đập tràn với lưu lượng 150-300m3/s.
Ngày 22/9, Công ty Thủy điện Trị An thông báo sẽ xả lũ qua đập tràn xuống hạ lưu, vì lưu lượng nước từ thượng nguồn về hồ trung bình là 2.000 m3/s, đạt cao trình 60,5m (cao trình an toàn đập là 62m), trên cơ sở đang có cảnh báo lũ trên thượng nguồn hồ Trị An và mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa đang vượt báo động 1.
“Lưu lượng xả sẽ tùy theo mức độ báo động lũ ở TP Biên Hòa để nhà máy xả một cửa hay hai cửa”, thông báo nêu.
Hồ thủy điện Trị An rộng 323 km2, nằm trên lưu vực sông Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Bình).
Công ty Thủy điện Trị An thông báo đến Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp và chính quyền địa phương phối hợp, thông báo đến nhân dân vùng hạ lưu hồ chứa phòng ngừa, tránh những thiệt hại xảy ra.
Video đang HOT
Cùng ngày, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Nai thông báo nước sông Đồng Nai đang lên nhanh, ở giữa mức báo động 2 và báo động 3. Nước sông dâng cao khiến nhiều địa phương ven sông thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM có nguy cơ ngập, sạt lở.
Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Nai Nguyễn Phước Huy cho biết, tình hình mưa lũ trên sông Đồng Nai diễn biến phức tạp do các địa phương ở đầu nguồn mưa lớn. Người dân, các ngành chức năng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có giải pháp ứng phó nước sông dâng cao, hạn chế thiệt hại.
Hồ thủy điện Trị An rộng 323km2, được xem là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam nằm trên lưu vực sông Đồng Nai. Ngoài mục đích sản xuất điện lưới quốc gia, công trình còn đảm bảo nước sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ… cho vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.
'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú
Toàn xã Tân Hóa có gần 400 nhà dân bị ngập lụt từ 0,5-2m. Nước đang có xu hướng dâng cao, người dân đã chuẩn bị đồ đạc, vật dụng và tài sản lên nhà phao tránh trú.
Mưa liên tục những ngày qua kèm theo lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình ngập sâu từ 0,5-2m.
Ông Trương Thanh Duẫn, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa, cho biết xã này nằm trong lòng chảo được bao quanh bởi núi đá. Trong hai ngày qua, mưa lớn đã làm nước từ các sông, suối ở thượng nguồn đổ về, gây ngập sâu hàng trăm ngôi nhà dân.
Gần 400 nhà dân ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hoá ngập sâu từ 0,5-2m. Ảnh: CTV
Nước lũ tiếp tục dâng cao. Ảnh: CTV
Tính đến 10h hôm nay, mưa lũ đã làm hơn 400 nhà dân ở Tân Hóa bị ngập sâu từ 0,5 - 2m. Rạng sáng nay, nước lũ dâng cao gần 2m cô lập hoàn toàn Tân Hóa với bên ngoài. Hiện, nước vẫn đang tiếp tục lên.
Sau khi bão số 4 đi qua, chính quyền địa phương đã cảnh báo về hoàn lưu của bão có thể gây mưa lớn, ngập lụt. Khác với mọi năm trước, nhiều tài sản, vật dụng sinh hoạt gia đình bị nước nhấn chìm và cuốn trôi. Năm nay, người dân đã chuẩn bị đồ đạc, vật dụng và tài sản lên nhà phao tránh trú.
Chuồng chăn nuôi gia súc của người dân đã bị ngập tới mái. Ảnh: CTV
Nhà phao giúp người dân Tân Hóa "sống chung với lũ". Ảnh: CTV
Nhà phao là một sáng kiến đã được triển khai từ nhiều năm trước ở Tân Hóa, giúp người dân thích ứng với lũ lụt. Khi nước dâng, nhà sẽ tự động nổi lên theo mực nước, đảm bảo an toàn cho người và tài sản bên trong.
Cũng theo ông Duẫn, toàn xã có hơn 700 hộ dân, người dân nơi đây đã quen "sống chung với lũ". Đặc biệt nhờ nhà phao nên bà con địa phương đã ứng phó một cách chủ động, giảm thiểu thiệt hại về tài sản.
Người dân đã chủ động sơ tán tới những ngôi nhà phao an toàn. Ảnh: CTV
Mưa lớn liên tục đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn huyện Minh Hóa bị ngập lụt cục bộ và chia cắt. Tại khu vực Hung Trâu, tuyến đường vào ba bản của người Rục ở xã Thượng Hóa đã ngập sâu 1,5m.
Một số tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Minh Hóa bị sạt lở. Ảnh: CTV
Hiện tại, lực lượng Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương đã cắt cử cán bộ trực, cắm biển cấm đi lại tại các ngầm, tràn để đảm bảo an toàn cho người dân. Đồng thời, các đơn vị cũng đang theo dõi sát sao diễn biến thời tiết để kịp thời ứng phó với những tình huống có thể xảy ra.
Cảnh nước cuồn cuộn chảy xiết tại các con sông gần Hà Nội Các con sông ở Hà Nội và sông ở tỉnh lân cận có nguồn kết nối với Hà Nội đều đang trong cảnh nước chảy xiết từ thượng nguồn đổ về, có nguy cơ lên tới mức báo động 3. Mực nước tại sông Hồng (bên phải) và sông Đuống địa phận Thủ đô đang mỗi lúc một lên cao. Hình ảnh ghi...