Hố thiên thạch chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương ở Nga
Khoảng 36 triệu năm về trước, một tiểu hành tinh đã đâm vào phía bắc Siberia, tạo ra một trong những hố va chạm thiên thạch lớn nhất trái đất.
Khoảng 36 triệu năm về trước, một tiểu hành tinh đã đâm vào phía bắc Siberia, tạo ra một trong những hố va chạm thiên thạch lớn nhất trái đất. (Ảnh: QQ)
Với vận tốc 20km/s, thiên thạch va vào trái đất khiến hàng triệu tấn vật chất bay vào không trung. Tiểu hành tinh với chiều rộng từ 5 – 8km đã tạo ra một miệng hố khổng lồ có bán kính tương đương 100km.
Popigai là miệng hố va chạm thiên thạch lớn thứ tư trên hành tinh. 3 miệng hố lớn hơn là Chicxulub bị chôn vùi, Sudbury bị biến dạng và Vredefort bị biến dạng và xói mòn nghiêm trọng.
Miệng hố Popigai chỉ thay đổi một một chút do xói mòn, là một trong những miệng hố được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Công trường khai thác tại mỏ Popigai. (Ảnh: Mining Technology)
Hố Popigai được đặt tên theo một con sông gần đó. Theo các quan sát thực địa và bản đồ địa chất, một vùng lõm trung tâm nằm dưới đáy hồ, được bao quanh bởi một vòng tròn đỉnh rộng 45km. Vòng tròn đỉnh dần dần thoải ra thành hình dạng của một cái máng được bao quanh bởi một nền đất phẳng hình khuyên.
Miệng hố nằm ở rìa phía đông bắc của Anabar, chứa hỗn hợp đá graphite và đá trầm tích. Tác động từ tiểu hành tinh khiến 1.750 km3 của đá tan chảy và ngay lập tức biến những mảnh đá thành kim cương.
Kim cương hình thành trong một lớp đất hình bán cầu dày khoảng 1,6 km, cách nơi va chạm khoảng 12 – 13 km.
Miệng hố khổng lồ có bán kính tương đương 100km. (Ảnh: QQ)
Các nhà khoa học ước tính rằng kim cương không hình thành tại vị trí va chạm do nhiệt và áp suất của vụ va chạm có thể quá lớn.
Miệng hố Popigai là một trong những mỏ kim cương lớn nhất thế giới hiện nay, ước tính chứa hàng nghìn tỷ carat. Kim cương được hình thành ngay khi va chạm xảy ra nên không có thời gian để phát triển thành những viên đá lớn.
Hầu hết đều là đá tinh thể với kích thước nhỏ hơn 2mm và có độ tinh khiết thấp. Vì vậy, kim cương này được sử dụng với mục đích công nghiệp hơn là để làm đồ trang sức.
Thiên thạch đường kính dưới 10m nổ tung trên bầu trời Kamchatka, Nga
Một thiên thạch có đường kính ước tính dưới 10m rơi vào bầu khí quyển Trái đất và nổ tung trên bầu trời Kamchatka, Nga.
Ria Novosti dẫn lời Giám đốc chi nhánh Kamchatka của Trung tâm nghiên cứu liên bang Dịch vụ địa vật lý thống nhất của Viện hàn lâm khoa học Nga, Danila Chebrov, cho biết, các nhà khoa học đã ghi nhận sự phá hủy của một thiên thạch trong bầu khí quyển Trái đất.
Ông Chebrov tiết lộ, các chuyên gia đã bắt đầu tìm kiếm tín hiệu về một thiên thạch đi vào bầu khí quyển, sau khi họ nhận được đoạn video do các nhân chứng quay và phát tán rộng rãi trên mạng xã hội. Đoạn video ghi lại hành trình bay của thiên thạch và vụ nổ của nó.
Căn cứ thông tin tín hiệu thu nhận được, ước tính đường kính của thiên thạch này nhỏ hơn 10m. Ảnh minh họa, nguồn: Scitechdaily.
"Các chuyên gia từ Trạm hạ âm đặt tại làng Nachiki đã xác định được tín hiệu từ thiên thạch đi vào bầu khí quyển gần bờ biển phía tây Kamchatka vào lúc 8h09' ngày 11/1, giờ Kamchatka (23h09' giờ ngày 10/1, giờ Moscow- 3h09' ngày 11/1 giờ Việt Nam). Trước khi bị phá hủy, sự di chuyển của nó trong các lớp dày đặc của khí quyển kéo dài 55 giây.", ông Chebrov nói.
Theo ông Chebrov, đánh giá sơ bộ của tín hiệu, ước tính đường kính của vật thể này nhỏ hơn 10m, và năng lượng vụ nổ nằm trong khoảng từ 1 - 5 kiloton tương đương TNT.
Ông Chebrov lưu ý, đoạn video do các nhân chứng quay rất có thể ghi lại việc xâm nhập vào bầu khí quyển của thiên thạch đặc biệt này.
Ánh sáng xanh bất thường phát sáng trên miệng núi lửa Indonesia Các chuyên gia cho rằng ánh sáng xanh kỳ lạ hắt ra từ núi lửa Indonesia có khả năng là một thiên thạch. Merapi ở Indonesia là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới Những bức ảnh về núi lửa Merapi ở Indonesia đã lan truyền nhanh chóng sau khi một nhiếp ảnh gia chụp được hình ảnh...