Hổ thẹn khi từng quan hệ với bác dâu
Bác trai mất, mình hay về thăm bác dâu. Không đừng được, mỗi lần như vậy mình và bác lại làm ‘chuyện đó’ dù thấy rất có lỗi với người đã khuất.
Mình sinh năm 1988, đang là một photographer cho cửa hàng ảnh viện áo cưới ở Hà Nội, mất mẹ lúc 3 tuổi, ở với bác trai ruột trong Huế một thời gian khá dài, so với những đứa trẻ thời đó mình vẫn có diễm phúc hơn nhiều. Mặc dù mồ côi mẹ nhưng mình không thiếu thứ gì so với lũ bạn. Những tháng ngày sống ở Huế thật đẹp, thời gian cứ trôi đi, tuổi thơ đầy kỷ niệm giờ chỉ còn là ký ức.
Ảnh minh họa: MM
Năm mình học xong lớp 12, bỏ nhà đi bụi, không thi đại học, nguyên nhân bởi bác gái quá khó tính và thù dai. Hai bác không có con, bác gái có 2 đứa con trai riêng, mình mồ côi mẹ lại được sung sướng hơn 2 người con riêng đó nên bác dần sinh lòng ghanh ghét đố kỵ. Bác gái có ý muốn đuổi mình về quê sống với bố. Mình về ở với bố một thời gian.
Sau khi mẹ mất, bố cũng đi khắp nơi để thử vận may, đi đào vàng nhưng không được, rồi quay về quê cưới người vợ khác, có với nhau một đứa con gái năm nay học lớp 10. Mình về quê sống không quen vì được bác nuông chiều từ bé nên không chịu nổi cảnh sống ở quê nhà. Mình lại bỏ nhà đi bụi, rồi đi phụ hồ. Giờ nghĩ lại cũng không biết vì sao lại làm như vậy nữa. Đi được vài tháng mình quay về. Bác trai thương mình quá nên lén lút cho đi ôn thi ở Huế, giấu không cho bác gái biết.
Video đang HOT
Mình đủ điểm vào học trung cấp. Được vài tháng, tính bác đổi khác, siêng về quê và có ý muốn dứt khỏi ngôi nhà đó, sống mà như kẻ ăn nhờ ở đợ, lúc nào cũng bị bác gái chửi bới, lăng mạ. Bác muốn về quê, thoát khỏi cuộc sống tù đày hơn 20 năm, chắc chỉ vì mình mà bác mới phải chịu như vậy. Thương bác, mình quyết định thôi học, đi Quảng Ngãi, ở đó với một người bạn. Sau này bác mình về quê có yêu và ở với một người đàn bà khác, người này tốt hơn vợ trước rất nhiều.
Cuộc đời trớ trêu, bác hiền lành nhưng kết cục lại chết trong đau khổ. Bác bị bệnh, muốn vào gia đình cũ lại bị đẩy ra. Vợ trước có hai anh con trai, một anh rất thương bác. Vì thấy dượng đau ốm như vậy nên quyết định bỏ tiền ra chữa bệnh. Anh này làm ăn bên Lào. Thời gian đó mình chăm bác.
Người vợ thứ hai của bác rất tốt, năm nay 47 tuổi. Bác ấy có 2 con gái năm nay đều học đại học. Sau khi bác mình mất, mình và bác gái đều sốc. Vì bác gái đối xử với bác mình quá tốt, lại là người sống có đạo đức nên mình siêng đi lại hỏi thăm để khỏi phụ ơn người ta. Hai con gái học đại học nên chỉ có bác gái ở một mình. Trong một mùa đông lạnh giá, các con đi học xa, mình thì về chơi mai mới ra chỗ làm nên tối đó ở lại để tâm sự với bác gái. Lúc đầu hai người tâm sự chuyện bố của bác vừa mất thì đến người chồng thứ hai (là bác mình) lại ra đi, nỗi đau chồng chất.
Mình và bà bác tâm sự qua lại, kể đủ thứ chuyện, đặc biệt về cuộc đời bác trai mình. Trời lạnh, hai người ngủ hai giường cũng không ấm, với lại mình coi bác đó ấy như bác ruột mình, bác nói nếu lạnh con cứ qua đây ngủ cho ấm, vì cái chăn của mình khá mỏng. Chuyện gì đến đã đến, mình và bác đã làm chuyện ấy. Sau đó hai bác cháu thấy có lỗi nên không muốn tiếp tục nữa, nhưng cuộc đời đâu như ta mong muốn.
Mình hay về nhà bác trai chơi, không dừng lại được, mỗi lần về mình và bác lại làm chuyện đó dù thấy rất có lỗi với người bác đã khuất. Sau này mình hay đi chùa, nghe giảng thuyết pháp nên hiểu đôi chút nhưng hình như duyên nợ với người bác gái đó chưa hết. Sau này mình và bác có quan hệ thêm 2 lần và bác gái có thai phải bỏ, thật tội lỗi. Mình rất day dứt với lương tâm với bác trai, nhưng mỗi đêm về bản năng lại trỗi dậy, chỉ muốn được chạy về với bác gái và “yêu” bác cho thỏa nỗi nhớ. Bác gái cũng vậy, rất day dứt lương tâm nhưng sống một mình nên cũng không kiềm chế được. Chẳng sung sướng gì khi rơi vào hoàn cảnh đó, ai cũng day dứt khổ tâm, mình có lỗi với bác trai, bác gái thì thấy có lỗi với con và với cả bác mình nữa.
Mình nghe thuyết pháp nhiều mới hiểu cuộc đời có duyên nợ, luân hồi ngược xuôi. Đôi khi đời này là mẹ con nhưng nhiều đời trước lại là vợ chồng không chừng. Bởi thế Đức Phật mới nói luân hồi là khổ, nên người mới đi tìm cách giải thoát. Mặc dù bạn đang rất buồn và khó xử nhưng nên hiểu cho chồng và mẹ. Mọi thứ oan trái của cuộc đời đều do nhân duyên trong quá khứ hết. Giờ đây mình phải đấu tranh với bản thân nhiều, muốn làm người sống có lương tâm, có đạo đức dù đôi lúc lại muốn xé toạc cái vỏ bọc của bản thân để cháy hết mình với đam mê.
Không biết phải khuyên bạn thế nào, chỉ mong bạn hãy xử xự thật đúng đắn và khôn khéo.
Theo VNE
Muốn dạy đạo đức cho trẻ, người lớn phải làm gương
1. "Năm nay em học lớp 5, em đã được cô giáo dạy cho những bài học đạo đức làm người. Đó là phải có trách nhiệm về việc làm của mình."
Tâm sự của một học sinh Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, quận 5, TP.HCM đã khiến nhiều đại biểu (tại hội thảo "Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh" do Ban tuyên giáo - Phòng GD-ĐT và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận 5 phối hợp tổ chức) giật mình.
Bạn nói tiếp: "Em nghĩ trong cuộc đời của chúng ta có những người có trách nhiệm nhưng có những người không thừa nhận việc làm của mình giống như ba em. Mẹ em kể ba cưới mẹ đến khi mẹ mang thai thì ba đi với một cô gái khác.
Em luôn tự hỏi tại sao lại có những người như vậy trong xã hội. Vào những ngày lễ mẹ dắt em đi ăn và nói: "Phải chi có ba ở đây" rồi mẹ rơm rớm nước mắt. Từ đó khi em làm việc gì sai em đều nhận lỗi với mẹ. Em mong muốn trên thế giới này ai cũng biết nhận trách nhiệm về việc làm của mình".
Ảnh minh họa
2. Lý giải về tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng giảm sút, cô Nguyễn Mai Hoa, giáo viên Trường tiểu học Bàu Sen, quận 5, cho rằng: "Có nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số cha mẹ học sinh quá bận rộn với công việc, thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ chửi mắng lẫn nhau; thậm chí còn nuông chiều con cái một cách thiếu văn hóa dẫn đến tình trạng học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động, lười học... Trong giao tiếp thì nói năng thô lỗ, cộc cằn".
Ở nhà như thế, vào trường học thì: "Một số thầy cô giáo chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức văn hóa, chưa thật sự chú trọng đến việc giảng dạy đạo đức cho học sinh. Có giáo viên do chịu áp lực từ nhiều phía đã không tự chủ được trong việc ứng xử với học sinh, lạm dụng quyền lực của người thầy gây không khí căng thẳng trong lớp học" - cô Hoa phân tích.
3. Không phải ngẫu nhiên mà ý kiến của cô giáo Nguyễn Kim Anh, Trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5, đã nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu tại hội thảo: "Trẻ em còn nhỏ tuổi, còn nhiều điều chưa hiểu hết nhưng quan sát của các em thì không bao giờ bị giới hạn. Mắt các em vẫn nhìn thấy tất cả những gì người lớn làm, tai các em đều nghe hết những gì người lớn nói.
Chỉ có bộ não của các em tiếp nhận và xử lý sự việc không hoàn chỉnh như chúng ta. Và nguy hiểm hơn, các em tiếp nhận, ghi nhớ những cái xấu nhiều và nhanh hơn tiếp nhận cái tốt. Một lời giảng của thầy cô các em mất nhiều lần mới nhớ, nhưng một câu chửi thề thì các em lập tức nhớ ngay và khó quên. Vì vậy, muốn dạy đạo đức cho trẻ thì người lớn phải làm gương trước".
Theo Tuoitre
Người tố cáo vụ "nhân bản" xét nghiệm động trời "Cả bệnh viện biết đạo đức ông giám đốc nhưng không ai dám nói ra, không ai dám đứng lên đấu tranh. Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo". Chị Hoàng Thị Nguyệt - cán bộ...