Hồ Tây sau 10 ngày cá chết hàng loạt
Nhịp sống thường ngày đang trở lại quanh hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Hà Nội khi quán xá bắt đầu đón khách, người dân tản bộ, tập thể dục dù một số khu vực còn nặng mùi.
Ngày 10/10, không còn cảnh xác cá chết phủ kín mặt nước, màu xanh đã trở lại với hồ Tây (quận Tây Hồ). Tuy nhiên, một số vị trí ven bờ vẫn còn lác đác xác cá nhỏ trôi dạt.
Góc hồ đoạn giao cắt đường Lạc Long Quân – Trích Sài vẫn còn mùi tanh của thủy sản phân hủy.
Dưới chân bờ kè trên đường Lạc Long Quân, đoạn gần Câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây, hàng trăm con cá rô chết ngửa bụng, ruồi muỗi bu đậu.
Từ số nhà 145 Trích Sài nhìn ra hồ, một con rùa bám vào cá chết ngoi lên mặt nước.
Video đang HOT
Vẻ mặt mệt mỏi, anh Nguyễn Văn Doanh, nhân viên xí nghiệp môi trường Hồ Tây cho biết, hơn tuần qua anh cùng đồng nghiệp liên tục dọn xác cá đưa lên bờ.
Công nhân môi trường thu gom cá chết để đưa đến bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) xử lý theo quy trình.
“Trước đây sáng nào tôi cũng chạy bộ quanh hồ. Một tuần qua tôi không chạy, sáng nay chạy lại thì thấy đầu đường Trích Sài vẫn còn nặng mùi”, anh Daniel (người Peru, nhà ở gần Công viên nước Hồ Tây) cho biết.
Trong một công viên nhỏ bên hồ, nhiều người dân đi bộ, tập thể dục trở lại nhịp sống bình thường như trước khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Hàng chục máy bơm, sục khí oxy tiếp tục hoạt động hết công suất.
Anh Hải, 42 tuổi, làm nghề sửa xe trên phố Trích Sài cho biết các hàng quán ven hồ đã mở lại khoảng 2-3 ngày nay sau một tuần đóng, tuy vậy khách ra vào vắng vẻ hơn trước.
Theo đại diện Ban quản lý Hồ Tây, số lượng cá chết những ngày qua đã giảm đáng kể, nhưng các đơn vị môi trường vẫn túc trực hàng ngày. Thông với Hồ Tây, hồ Trúc Bạch không bị hiện tượng cá chết hàng loạt.
Sự việc cá chết hàng loạt tại Hồ Tây bắt đầu từ ngày 1/10. Thống kê ban đầu, cá chết trên diện tích hơn 500 ha, tại 24 cửa xả với khoảng 200 tấn cá chết đã được thu gom, xử lý. Kết quả kiểm tra nhanh cho thấy “toàn bộ nước mặt Hồ Tây không có oxy”. Nguyên nhân cá chết đang được các cơ quan chức năng của Hà Nội điều tra.
Ngọc Thành – Phạm Hương
Theo VNE
Quận Tây Hồ nói gì về việc xử lý nước thải hồ Tây
Để tránh ô nhiễm cho Hồ Tây, từ năm 2010 UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trạm thu gom, xử lý nước thải hồ Tây với tổng kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay, xung quanh bờ hồ Tây vẫn còn hàng chục miệng cống, xả nước thải trực tiếp xuống hồ.
Cống xả thải có đường kính trên dưới 1 mét trên phố Thụy Khuê hàng ngày đang xả thải trực tiếp ra hồ Tây. Ảnh: Anh Trọng.
Với tổng số kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng, năm 2010 UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và giao cho Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Môi trường SFC Việt Nam làm chủ đầu tư dự án xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Tây. Dự án được chia làm hai giai đoạn và đầu tư theo hình thức BT.
Cụ thể, trong giai đoạn 1 (triển khai từ năm 2010 đến 2012) với tổng kinh phí đầu tư hơn trên 600 tỷ đồng, nhà đầu tư triển khai các hạng mục: Xây trạm xử lý nước thải tại phường Nhật Tân với công suất 15.000m3/ngày đêm. Với công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí bùn hoạt tính tuần hoàn, sau khi đi vào hoạt động nhà máy có nhiệm vụ bảo vệ, cải thiện môi trường, không gây ô nhiễm cho nước hồ Tây.
Đến tháng 4/2015, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt bổ sung thêm 312 tỷ đồng cho dự án xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Tây (giai đoạn 2). Theo đó, với tiến độ xây dựng từ quý 1 đến quý 3/2015, nhà đầu tư thực hiện các hạng mục mở rộng hệ thống thu gom nước thải, xây dựng các tuyến cống, trạm bơm thu gom nước thải từ các lưu vực thuộc phạm vi thu gom nước thải của dự án và khu vực phía Tây Nam và một phần phía Nam thuộc lưu vực Hồ Tây (có diện tích khoảng 154,5ha) và nước thải từ một số cống thoát nước hiện có đang xả trực tiếp ra hồ Tây. Một số khu vực khác của hồ Tây còn lại sẽ thuộc dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây đảm nhiệm.
Nhiều cống ngầm đang xả thải trực tiếp ra hồ Tây. Ảnh: Anh Trọng.
Xong dự án tiền tỷ, nước thải vẫn tuồn ra hồ
Tuy nhiên, khảo sát xung quanh bờ hồ Tây những ngày qua, PV Tiền Phong những ghi nhận, vẫn còn hàng chục ống cống xả nước thải trực tiếp ra hồ Tây. Trong đó, cống xả tại khu vực số 2 - 4 phố Thuỵ Khuê có đường kính rộng trên 1 mét, và khu vực số 8 đến số 10 có 3 cống đường kính khoảng 50cm đang xả nước thải đen ngòm ra hồ Tây.
Ông Đỗ Hùng Vương, Phó trưởng ban quản lý hồ Tây cũng cho biết, trong các cống đang xả nước thải xuống hồ Tây, hiện có các ống tại khu vực đường Thuỵ Khuê và Nguyễn Đình Thi là lớn nhất. "Riêng ống tại số 2 và 4 phố Thuỵ Khuê tồn tại từ thời thuộc Pháp đang thu gom nước thải từ khu vực Ba Đình xả thẳng ra hồ Tây", ông Vương nói.
Về tiến độ và hiệu quả dự án xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Tây, trao đổi với PV Tiền Phong hôm nay (10/10), lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho biết, hiện đã cơ bản xong và đang chờ các Sở ngành liên quan của thành phố nghiệm thu, đánh giá hiệu quả của dự án.
Với tình trạng cá chết vẫn tồn tại trên hồ, đại diện lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho rằng, cá chết trên hồ Tây cơ bản không còn, nhưng hiện mặt hồ vẫn có cá nổi lên đó là do một lượng ít cá chết trước đó bị chìm, nay mới nổi lên.
Hiện quận vẫn đang chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai công tác thu gom, vớt cá chết để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Theo Anh Trọng (Tiền Phong)
Cá chết ở hồ Tây: Do nước nhiễm độc? Mỗi ngày hồ Tây tiếp nhận 4.000-5.000 m3 nước thải. Có thể các chất ô nhiễm đổ xuống hồ quá nhiều đã gây ra hiện tượng thiếu ôxy, sau đó chuyển hóa thành độc tố làm cá chết. Trước hiện tượng cá chết bất thường ở hồ Tây , Văn phòng Bộ Công an cho biết theo chỉ đạo của Chính phủ, lãnh...