Hồ Sông Ray kỳ thú mùa nước cạn
Thoạt nhìn, đó chỉ là hồ nước bình thường, nhưng đặt chân đến đây mới biết Sông Ray là hồ nước khá đặc biệt.
Ở địa phận Bà Rịa – Vũng Tàu, một ngày đến với hồ Sông Ray, chúng tôi chỉ đủ thời gian đi khám phá ba khu vực hồ, tương ứng với ba hướng khác nhau cùng với những góc nhìn thú vị.
Hồ Sông Ray nhìn từ bờ hồ phía đông bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc. Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Mùa khô, mực nước trong hồ giảm xuống gần nửa, nhiều nơi nước cạn để lộ những “đảo đất” màu nâu đỏ với những hình dạng và đường nét kỳ lạ đến ngỡ ngàng.
Do những dãy đất ven hồ cùng những mô, đụn đất trong lòng hồ có cấu tạo rất mềm, nước rút xuống đến đâu sóng nước xâm thực đến đó, tạo ra những đường thẳng song song như từng bậc thang xếp chồng lên nhau một cách đồng đều, trông rất ngoạn mục.
Hình thành bởi con đập ngăn dòng sông Ray, hồ chứa nước nhân tạo Sông Ray (xây dựng năm 2005, hoàn thành 2011) rộng đến 2.503 ha nằm trên địa phận hai tỉnh Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) và Bà Rịa – Vũng Tàu (huyện Châu Đức và Xuyên Mộc).
Đi trên những dãy đất từng nằm dưới lòng hồ ai cũng ngạc nhiên khi thấy vô số vỏ hến nằm phơi mình trong nắng. Mỗi bước chân qua đều chạm vào hến.
Hến chết bám đầy trên những phiến đá, gốc cây hoặc nằm la liệt như trải thảm trên mặt đất ven bờ và trên lòng hồ. Và ở những nơi còn nước, cả một “ thế giới” hến vẫn đang vẫn sinh sôi, làm nên điều đặc biệt cho hồ Sông Ray – nơi được xem là nơi “định cư” lý tưởng của loài hến với mật độ dày đặc và trữ lượng lớn.
Video đang HOT
Một đụn đất nhỏ có hình dáng chiếc tàu. Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Mùa hến ở hồ Sông Ray kéo dài từ tháng 12 cho đến đầu mùa mưa hằng năm. Nhiều năm nay, nghề khai thác hến đã mang lại nguồn thu tốt cho nhiều người dân địa phương. Hến hồ Sông Ray đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong vùng, được nhiều người ưa chuộng.
Sau một ngày khám phá, chúng tôi mang về nhà những ký hến mua bên đầu cầu Sông Ray, gần bên đập.
Bữa ăn sau chuyến đi với những món được chế biến từ hến hồ Sông Ray tuyệt ngon, gợi nhớ những điều kỳ thú vừa bắt gặp trong chuyến khám phá lòng hồ, để rồi tự dặn lòng rằng sẽ còn quay trở lại nơi này.
Đập hồ Sông Ray. Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng
Thông tin cho bạn
Hồ Sông Ray nằm cách TP Bà Rịa khoảng 37km về hướng đông bắc. Từ TP Bà Rịa, đi theo quốc lộ 56 đến vòng xoay thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức) rẽ phải qua đường Lê Hồng Phong, rồi đi thẳng theo đường Ngãi Giao – Hòa Bình.
Đến xã Xuân Sơn (vị trí gần giáp xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc) rẽ trái vào đường Đội 11 khoảng 1km sẽ đến đập hồ Sông Ray. Từ đây có thể đi một vòng khám phá hướng tây nam của hồ.
Muốn khám phá hướng đông bắc hồ Sông Ray (địa phận huyện Xuyên Mộc), trở ra đường cũ Ngãi Giao – Hòa Bình, tiếp tục đi đến ngã ba Hòa Bình rồi rẽ trái theo đường tỉnh 328. Trên đoạn đường này, ở khu vực chợ Hòa Hưng có nhiều đường ngang có thể rẽ vào hồ.
Lưu ý: Ngoại trừ khu vực đập hồ Sông Ray, các khu vực còn lại, càng vào gần hồ, đường đi càng gập ghềnh với đất đá và dốc, xuyên qua những vườn điều và tiêu rộng lớn, vắng vẻ.
Theo Zing News
Hồ nước chôn giấu bí mật các xác ướp 500 tuổi
Nằm về phía tây bắc dãy Andes là một hồ nước trên núi có phong cảnh hữu tình, nơi người ta có thể tìm thấy nhiều xác ướp từ thời Inca.
Hồ Laguna de los Condores nằm trong vùng Chachapoyas hẻo lánh phía bắc Peru. Nơi đây trở thành địa danh thời Inca quan trọng bậc nhất đất nước từ năm 1997 khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra hàng trăm xác ướp trong một lăng mộ được xây dựng trên các vách đá xung quanh hồ. Những thi thể này đang được bảo quản tại Bảo tàng Leymebamba. Còn hàng nghìn xác ướp khác hiện ở 17 lăng mộ nằm ẩn sâu trong rừng rậm, vẫn chưa được phát hiện bởi chi phí khảo cổ tới nơi hẻo lánh quá cao.
Hồ Laguna de los Condores là nơi chôn cất của người Inca.
Theo nhà nhân chủng học - tiến sĩ Sonia Guillen, chuyên gia hàng đầu Peru về xác ướp, khai quật hồ Condores là một trong những khám phá quan trọng nhất liên quan đến thời kỳ Inca ở Nam Mỹ. Bởi nơi đây là một trong hai nghĩa địa Inca lớn thoát khỏi sự tàn phá của thực dân Tây Ban Nha.
"Cuộc tìm kiếm quả là một phép màu", Guillen nói. "Các xác ướp rất quan trọng bởi họ giúp chúng ta lần đầu tiên biết được người Inca chuẩn bị cho cái chết theo cách hoàng gia như thế nào. Họ xử lý da để bảo quản và biến chúng thành như da thuộc, lôi các bộ phận cơ thể bên trong ra ngoài qua đường hậu môn".
Tiến sĩ Guillen cùng các xác ướp đã được khai quật.
Các xác ướp được bọc hình trong trong vải dệt, xung quanh có nhiều đồ dùng như chậu, vải vóc, giỏ dệt, đồ da và dụng cụ tính toán của người Inca. Những xác ướp Laguna de los Condores nhiều khả năng giữ vị trí cao trong xã hội Inca xưa, dựa trên quá trình chôn cất cầu kỳ. Một trong những lí do người Inca ướp xác là để giữ người chết vẫn kết nối với cộng đồng người sống. Mỗi xác ướp có một câu chuyện riêng. Một số vẫn bọc trong vải tang truyền thống, những người khác để hở khung xương, cơ thể được xếp trong tư thế của thai nhi.
Rừng rậm mà du khách phải băng qua để tới Laguna de los Condores.
Để tới Laguna de los Condores, từ làng Leymebamba, đi đường bộ 10 tiếng băng qua rừng rậm và rừng xavan đầy bùn. Khung cảnh đích đến sẽ chẳng phụ lòng bất kỳ ai đã cất công tới đây. Mây trắng bao phủ, núi trùng điệp quanh hồ, thác nước chảy trắng xóa và mọi thứ đều phản chiếu rõ nét trên mặt nước hồ màu tối. Quanh hồ, du khách có thể khám phá điểm chôn cất xác ướp. Vượt dốc, lội bùn vào sau thác nước, qua những chiếc thang mà các nhà khảo cổ học để lại, có thể thấy nơi đặt xác ướp. Xương, đầu lâu nằm rải rác trên mặt đất cùng nhiều tác phẩm cổ xưa và các hình vẽ biểu tượng trên tường.
Hàng năm chỉ 150 du khách có thể tới hồ Condores. Con số này sẽ tăng lên đáng kể sau khi có cáp treo tới khu khảo cổ Kuelap gần đó. Chỉ cách Condores khoảng 80 km về phía bắc, tàn tích trên đỉnh núi Kuelap, được biết đến như "Machu Picchu của miền bắc" từng là trung tâm tôn giáo và chính trị của người Chachapoyan tiền Inca. Tháng 7/2016, việc khai trương cáp treo cùng kế hoạch mở đường bay thương mại tới vùng này hứa hẹn mang về lượng khách du lịch tăng đột biến cho toàn Chachapoyan.
Theo VNExpress
Những vùng nước đẹp nhưng nguy hiểm chết người Sông Rio Tinto ở Tây Ban Nha có màu đỏ như máu với lượng axit cao, còn nước ở Blue Lagoon tuy trong xanh nhưng dễ gây nấm da và các bệnh về dạ dày, đường ruột. Sông Rio Tinto, Tây Ban Nha Một con sông có màu đỏ như máu, tính axit cao và độ pH thấp, chỉ từ 1,7 đến 2,5....