Hồ sơ về băng “thất hùng” chuyên lừa bán mật gấu, sừng tê giác
Nhóm “ thất hùng” gồm 7 tên lừa đảo chuyên nghiệp, chuyên mang mật gấu, sừng tê giác giả để đi bán suốt từ Bắc vào Nam.
Một buổi trưa tháng 10/1998, trước cửa nhà chị Nguyễn Thị T. (tổ 7 phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai) bỗng nhiên xuất hiện hai thanh niên nước da đen nhẻm, nói tiếng Kinh lơ lớ. Sau vài câu chào hỏi, họ mời chị T. mua giúp một chú khỉ con. Một trong hai thanh niên cho biết: “Mình tên là Năm, thằng kia tên Núi. Chúng mình ở Đắk Lắk về đây bán thú rừng”.
Vẻ thật thà chất phác của hai thanh niên đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của vợ chồng chị T. Thấy chị không muốn mua con khỉ, họ xin gửi nhờ để đi bán vài thứ khác rồi tối sẽ xin nhận lại. Nói là tối nhưng mãi một tuần sau họ mới quay lại.
Lúc gặp mặt, Năm và Núi đon đả xin lỗi: “Cảm ơn cái nhà đã giúp chúng tao. Nay chúng tao tặng cái nhà một con chim rừng nuôi cho vui”. Trước lúc chia tay để về cái rẫy, chúng còn gửi cho vợ chồng chị T. một ít mật gấu: “Mật gấu quý lắm đấy. Nếu có người mua thì cái nhà bán 3 triệu đồng thôi”.
Xế trưa, nhà chị T lại có người gõ cửa. Khách là một người trung niên quần áo chỉnh tề, tay xách ca táp điệu bộ như dân làm ăn lớn. Khách cho biết mình tên Hùng, và ngày hôm qua trong lúc chờ xe trước cửa nhà chị thì tình cờ được biết có hai người dân tộc chuyên bán đặc sản nhưng vì bận rộn công việc nên ông ta không kịp ghé vào. Nhớ đến lời dặn của chị Năm và Núi, vợ chồng chị T. liền đem mật gấu ra.
Sau một hồi ngắm nghía kỹ lưỡng, ông khách lạ mở ca táp, trong cặp toàn những tờ giấy bạc 500 ngàn đồng xếp dày cả lớp. Đếm đủ 3 triệu đưa cho vợ chồng chị xong, Hùng còn hào phóng tặng thêm 500 ngàn đồng cho các cháu cái bánh.
Trước lúc ra về, Hùng còn gửi lại một bản danh sách báo giá sẽ mua nếu có hàng như da gấu, ngà voi… đặc biệt là sừng tê giác. Hùng nói: “Nếu sừng tê giác còn nguyên hình dạng thì cứ mỗi lạng tôi sẽ mua với giá 45 triệu đồng. Đây là số điện thoại của tôi. Khi nào có hàng nhờ anh chị giúp cho”.
Vài ngày sau, Năm cùng Núi trở lại. Nhận tiền xong, họ biếu anh chị ít măng khô và nấm mèo gọi là cảm ơn cái nhà đã giúp đỡ. 4 hôm sau Núi hớt hải vào gặp chị: “Tao bị kiểm lâm thu giữ một bộ xương hổ. Cái nhà giúp tao mượn 6 triệu đồng để chuộc lại. Tao gửi 2 chiếc mật gấu làm chứng”. Bán tín bán nghi, vợ chồng chị T. sau một hồi bàn tính mới quyết định chỉ giao cho Núi 2 triệu đồng cùng chiếc đồng hồ đeo tay.
Sáng ngày 20/10 Năm và Núi quay trở lại với dáng vẻ hết sức bí mật. Họ úp mở cho vợ chồng chị biết là họ có một chiếc sừng tê giác, và khỏi nói vợ chồng chị T. cũng biết nó quý đến chừng nào khi thấy họ luôn nhét nó trong chiếc túi, đi đâu cũng kè kè bên mình, thậm chí cả lúc đi vệ sinh. Nhớ đến lời dặn của ông khách tên Hùng, chị T. liền gọi điện thoại báo tin.
Video đang HOT
Cầm chiếc sừng tê giác, Hùng thử ngay trước mặt vợ chồng anh chị T. Thử xong, khuôn mặt hắn bừng lên vẻ mừng rỡ. Hùng thì thào: “Chiếc sừng này không dưới 60 tuổi, có cả trăm cây vàng chưa chắc đã mua được mà chúng nó chỉ đòi 100 triệu. Bây giờ anh chị trả 80 triệu thôi. Nếu nó đồng ý, tôi biếu anh chị 20 triệu”. Cuộc ngã giá diễn ra chóng vánh. Hùng mở cặp đếm tiền.
Đếm tới đếm lui chỉ được 14 triệu, hắn thở dài giao 14 triệu cho chị T: “Đi gấp quá tôi không mang nhiều. Cô chú có chỗ nào mượn được thì mượn giúp tôi bù vào cho đủ số, chứ để nó đem bán chỗ khác thì uổng lắm”.
Làm ra vẻ như sợ chiếc sừng sẽ bị đánh tráo, Hùng lấy giấy gói nó lại rồi viết tên mình bên ngoài giao cho chị T. hẹn đúng một tuần sau sẽ đến và thanh toán toàn bộ số tiền mà vợ chồng chị T. mượn giúp, đồng thời chi đủ 20 triệu hoa hồng.
Vét trong nhà cả thảy 40 triệu, chưa biết mượn ai thì hai thanh niên dân tộc đã chỉ vào chiếc tivi Sony 21 inch: “Cái nhà đưa 54 triệu cũng được, còn lại tao lấy thứ này. Bố tao ở buôn làng thích coi cái máy chiếu ra hình lắm đấy”.
Suốt một tuần chị T. liên tục gọi điện thoại cho ông khách tên Hùng. Đúng hôm Hùng hẹn trở lại 28/10 thì cũng là ngày mà người nhà của vợ chồng chị T. ở Xuân Lộc lên thăm. Trong câu chuyện, người nhà chị nhắc đến một vụ lừa đảo sừng tê giác vừa xảy ra ở Xuân Lộc. Vã mồ hôi hột, anh chị mở niêm phong ra coi: hỡi ôi chiếc sừng tê giác giờ là sừng tê tái. Biết là mình đã bị lừa, vợ chồng chị T. nhanh chóng trình báo với cơ quan Công an TP Biên Hòa.
9h sáng thứ ba ngày 3/11, hai người khách da đen nhẻm nói tiếng Kinh lơ lớ vác theo một con trăn lớn bước vào quán cơm của chị V. nằm gần cầu Hang, ấp Tân Bản, TP Biên Hòa. Ăn xong, họ mời chị mua con trăn. Khi thấy chị từ chối, họ xin gửi nhờ chiều ghé lấy.
Ngay khi họ đi tối hôm ấy, chị V. đọc báo và thấy hành vi của hai thanh niên dân tộc giống y thủ đoạn lừa đảo mà báo chí đã đăng tải nên lập tức chị điện thoại tường thuật vụ việc cho cơ quan chức năng. Mãi đến trưa hôm sau vẫn không thấy họ trở lại mà thay vào đó là một ông khách đường bệ, tay xách cặp táp hỏi mua trăn. Khi Công an phường Bửu Hòa đến, ông khách sộp thất sắc nhưng miệng vẫn nói cứng: “Tôi chỉ mua trăn mà sao lại bắt tôi!?”.
Qua khai thác, Công an TP.Biên Hòa đã xác minh được nhóm lừa đảo này làm ăn kéo dài từ Hà Nội đến Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM…
Riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong vòng 1 năm chúng đã lừa được gia đình ông Nguyễn Văn Th. ở Long Giao, Long Khánh 70 triệu đồng; lừa một gia đình ở Phú Cường (Định Quán) 200 triệu và một gia đình khác ở Bảo Bình (Xuân Lộc) 120 triệu đồng.
Ông khách mua trăn lúc tự xưng tên Hùng, lúc tên Sơn được xác định là Nguyễn Mậu Sáu (SN 1959, thường trú ở Thọ Xuân, Thanh Hóa). Khi bị một nhạn nhân của mình nhận diện, Sáu khai ra đồng bọn gồm 6 tên khác.
Trong khi cơ quan công an đang tổ chức tìm kiếm các đối tượng thì một người dân ở TP.Biên Hòa cho hay em trai anh tên Đặng Bá Th. nhà ở Hiệp Bình Phước (quận 9, TP.Hồ Chí Minh) vừa điện thoại xuống hỏi mượn 90 triệu đồng để mua sừng tê giác.
Đối tượng chủ mưu Nguyễn Mậu Sáu.
Lập tức cán bộ chiến sĩ hình sự Công an TP Biên Hòa đến ngay nhà Thắng, bắt tại trận đối tượng Năm và Núi. Năm tên thật là Trịnh Duy Nguyên (SN 1960), Núi là Trịnh Văn Hương (SN 1969).
Qua đấu tranh với hai tên lừa đảo này, trinh sát hình sự bắt tiếp các tên Đặng Văn Tâm, Đặng Văn Đức, Đặng Văn Thông, Lê Văn Tạo, tất cả đều quê ở Xuân Tín, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trước đây cả bọn thuê nhà ở phường 26 quận Bình Thạnh.
Theo cơ quan điều tra, nhóm “thất hùng” này chuyên lừa đảo sừng tê giác từ Bắc vào Nam. Mỗi năm chúng thực hiện được hàng chục vụ và “ẵm gọn” hàng chục tỉ đồng của các bị hại.
Thanh Sơn
Theo_Người Đưa Tin
Số ngà voi, sừng tê giác bị bắt ở cảng Tiên Sa trị giá gần 100 tỷ đồng
Cơ quan chức năng đã xác định khối lượng ngà voi, sừng tê giác nhập lậu về cảng Tiên Sa là hơn 680kg, giá trị gần 100 tỷ đồng.
Chiều 14/8, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Đội 2), Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan xác định khối lượng nghi ngà voi và sừng tê giác nhập lậu về cảng Tiên Sa, TP.Đà Nẵng là hơn 680 kg. Trong đó, ngà voi hơn 560 kg, sừng tê giác 120 kg, giá trị lô hàng cấm này gần 100 tỉ đồng.
Khối lượng ngà voi, sừng tê giác bị bắt giữ tổng cộng 680kg
Trước đó, chiều 13/8, lực lượng chức năng kiểm tra 2 container của Công ty TNHH Vạn An (trụ sở đường 2-9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) do tàu hàng quốc tế King Prian vận chuyển từ Mozambique, ghé qua Malaysia rồi về cảng Tiên Sa ngày 10/8. Theo tờ khai hải quan, 2 container chứa các khối đá cẩm thạch thô, cắt cạnh chưa đánh bóng, trị giá gần 480 triệu đồng.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 8/16 khối bất thường, tuy có màu sắc giống hệt đá cẩm thạch nhưng bằng chất liệu tổng hợp, xốp, đặc biệt ngụy trang bên ngoài bằng lớp keo chống soi chiếu của hải quan. Bên trong mỗi khối chứa 10 đến 25 mẫu vật nghi ngà voi và sừng tê giác.
Theo Đội 2, lô hàng này được xếp loại luồng xanh, tức là luồng ưu tiên nhất (so với luồng vàng và đỏ), dễ dàng thông quan. Hiện Đội 2 đã lấy các mẫu vật gửi trưng cầu giám định để xác định chủng loại làm căn cứ xử lý./.
Theo_VOV
Bắt gần một tấn ngà voi, sừng tê nhập lậu Ngà voi và sừng tê giác được cất giấu tinh vi trong những tảng đá cẩm thạch giả, làm bằng xốp nhằm qua mặt hệ thống kiểm tra, soi chiếu của hải quan. Chiều 13-8, tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu - C74 (Bộ...