Hồ sơ tước quốc tịch lại chia rẽ chính trường Pháp
Ngày 23/12, Tổng thống Pháp Franois Hollande vẫn giữ nguyên quyết định trong Dự thảo cải cách Hiến pháp về việc tước quốc tịch những người song tịch, kể cả những người sinh ra tại Pháp mà bị kết án vì tội khủng bố.
Tỏng thống Pháp Francois Hollande sau cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng tại Điện Elysée, ngày 23/12/2015. (Ảnh AFP)
Quyết định trên của ông Hollande bị nhiều chỉ trích và đang gây chia rẽ chính trường nước Pháp.
Dự thảo cải tổ Hiến pháp này sẽ được trình Quốc hội để thảo luận, có thể là vào đầu tháng 2/2016. Để được thông qua, văn bản phải được đa số 3 phần 5 số nghị sĩ Quốc hội lưỡng viện ủng hộ. Phát biểu trên truyền hình tối 23/12, Thủ tướng Manuel Valls bày tỏ tin tưởng Quốc hội Pháp sẽ bỏ phiếu thuận.
Chính phủ Pháp đã ban hành tình trạng khẩn cấp ngay sau loạt vụ tấn công khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tại Paris trong đêm 13/11, làm 130 người thiệt mạng. Tình trạng khẩn cấp có hiệu lực cho đến ngày 20/2/2016.
Trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp, không cần lệnh của cơ quan tư pháp, cảnh sát Pháp có quyền lục soát, quản thúc tại gia và giải tán các hiệp hội nếu những cá nhân, hiệp hội đó bị tình nghi là “đe dọa an ninh công cộng”.
Cho tới nay chế độ đặc biệt này chỉ được quy định theo một đạo luật và như vậy nó có thể bị Hội đồng Hiến pháp bác bỏ. Nhưng nếu tình trạng khẩn cấp được đưa vào Hiến pháp thì không ai có thể đặt lại vấn đề về tính hợp hiến của biện pháp này.
Nhưng từ hơn một tháng qua, một số giới chức cấp cao, nhất là thuộc cánh tả vẫn chỉ trích việc ban hành tình trạng khẩn cấp vì cho rằng biện pháp này không những không hiệu quả trong nỗ lực chống khủng bố, mà ngược lại còn dẫn đến nhiều hành động lạm quyền như qua những vụ việc được báo chí đưa tin.
Kể từ sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris, theo thống kê của bộ Nội vụ Pháp, cảnh sát đã thực thi tổng cộng khoảng 3.000 vụ khám xét, câu lưu gần 350 người, tạm giữ gần 300 người và giam giữ khoảng 50 đối tượng. Nhưng trong số đó có rất ít người thật sự có liên quan đến khủng bố.
Dẫu vậy, gây nhiều tranh cãi hơn cả là dự án của Chính phủ về việc tước quốc tịch Pháp đối với những người song tịch sinh tại Pháp mà bị kết án về các tội ác đe dọa tính mạng người dân, trong đó có hành động khủng bố. Cho tới nay chỉ những người đã nhập quốc tịch mới có thể bị tước quốc tịch Pháp.
Video đang HOT
Hiện nay ở Pháp có 3,5 triệu người mang hai quốc tịch Pháp và nước ngoài. Từ năm 2007 đến nay đã có 7 người bị tước quốc tịch như vậy.
Việc mở rộng diện có thể bị tước quốc tịch sang những người sinh tại Pháp là điều mà phe đối lập cánh hữu và cánh cực hữu yêu cầu, nhưng nó đã gây nhiều tranh cãi bên phía cánh tả. Do bị chỉ trích như vậy nên lúc đầu Chính phủ của Tổng thống Hollande đã rất do dự.
Ngày 22/12/2015 Bộ trưởng Tư pháp Christiane Taubira tuyên bố là điều khoản về việc tước quốc tịch Pháp không nằm trong dự thảo của chính phủ, nhưng chỉ một ngày sau Tổng thống Hollande cuối cùng cũng đã quyết định giữ lại điều khoản này.
Tổng thống Francois Hollande và Bộ trưởng Tư Pháp Chritiane Taubira (trái) tại Điện Elysée ngày 15/5/2014. (Ảnh: Le Figaro)
Phe đối lập cánh hữu ngay lập tức đưa ra yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Taubira phải từ chức vì cho rằng bà đã không còn được Tổng thống tin tưởng. Nhưng từ phía Xã hội, một số người chỉ trích quyết định trên của Tổng thống Hollande, cho rằng biện pháp tước quốc tịch “làm ô danh cánh tả và nước Pháp”, đồng thời tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống dự án bị xem là “mang tính cực hữu” của chính phủ. Đảng bảo vệ môi sinh EELV cũng coi biện pháp tước quốc tịch là “đáng xấu hổ”.
Dù bị chỉ trích như vậy, Chính phủ của Tổng thống Hollande vẫn quyết tâm với lựa chọn được cho là phù hợp với tình hình hiện nay, nhất là vì vào những ngày nghỉ lễ cuối năm mối đe dọa khủng bố càng cao. Vụ mới nhất vừa bị lực lượng an ninh phá vỡ tại thành phố Orleans hai ngày trước.
Quý Cao (theo RFI)
Theo Dantri
Tình hình Ukraine: Italia theo chân Pháp chứng kiến sự thật
Sau khi các nghị sĩ quốc hội Pháp đến thăm Crimea, các nghị sĩ Italia cũng muốn đến đây để tận mắt chứng kiến cuộc sống nơi này.
Italia theo chân Pháp đến thăm Crimea
Một phái đoàn các nghị sĩ Italia đã quyết định đến thăm bán đảo Crimea để tận mắt chứng kiến cuộc sống ở nơi đây, sau khi phái đoàn nghị sĩ Pháp đã đến và đưa ra những lợi ngợi khen cuộc sống phồn vinh và thanh bình trên mảnh đất mới sáp nhập vào Nga hơn 1 năm trước
Ông Manlio di Stefano, nghị sĩ của phong trào "Năm sao", một trong những nhà tổ chức chuyến đi cho tờ báo Komersant biết rằng, trong vài ngày tới ông sẽ liên hệ với các đại diện của Đại sứ quán Nga tại Rome để bắt đầu việc tổ chức chuyến thăm.
Theo lời vị nghị sĩ này, số lượng người của phái đoàn sẽ từ 8 đến 10 vị, bao gồm cả những nghĩ sĩ nắm giữ những cương vị quan trọng trong Quốc hội Italia, do ông Alessandro Di Battista - thành viên của Ủy ban Quốc hội về vấn đề ngoại giao, dẫn đầu.
Du khách và nhân dân địa phương đi dạo trên bãi biển Yalta-Crimea.
Theo ông Manlio di Stefano - đại diện cho phái đoàn Italia, họ đã được vị Phó Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga Andrei Klimov đưa ra lời mời đến thăm Moscow và Crimea. Được biết, phái đoàn dự định đến bán đảo Crimea, sau khi đã sang thăm Nga.
Theo kế hoạch, chuyến đi này sẽ được tổ chức vào đầu tháng 10. Mục đích của chuyến đi được phái đoàn nghị sĩ Italia công bố là nhằm "trực tiếp tìm hiểu việc nhân dân trên bán đảo Crimea sống thế nào, sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 2014".
Thông tin này chắc hẳn sẽ làm chính quyền Ukraine nổi giận, sau khi mới đây giới chức lãnh đạo ở Kiev đã phê phán chuyến thăm Crimea của phái đoàn nghị viện Pháp hồi cuối tuần trước là "viêc lam thiếu tôn trọng chủ quyền quốc gia và cố ý vi phạm pháp luật Ukraine".
Phái đoàn Pháp thăm Crimea để hàn gắn quan hệ với Nga?
Nông dân Pháp biểu tình ngày 23/7 chặn đường cao tốc nối Morlaix và Brest ở miền Tây nước Pháp.
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, ông Sergei Naryshkin đánh giá cao chuyến thăm của đoàn Pháp bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây đang khiến các cuộc tiếp xúc giữa quốc hội hai nước bị đóng băng. Bản thân ông Naryshkin cũng nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) và bị cấm nhập cảnh vào châu Âu, trong đó có Pháp.
Trưởng đoàn nghị sĩ Pháp cho rằng các lệnh trừng phạt là hành động hủy hoại ở Pháp, bằng chứng là các cuộc biểu tình của nông dân nước Pháp những ngày qua để phản đối giá nông sản sụt giảm. Nguyên nhân không nhỏ của tình trạng này là do mối quan hệ của Pháp và Nga bị gián đoạn.
Các lệnh trừng phạt không chỉ ảnh hưởng tới Nga và còn tác động lớn tới các lợi ích của Pháp. Đặc biệt, ông Mariani nhấn mạnh trừng phạt là chính sách điên rồ do người Mỹ kích động.
Ukraine xảy ra đọ súng ở Schastry
Trong một diễn biến liên quan khác tại Ukraine, Theo Lenta đưa tin, khoảng 16h30 (giờ địa phương) ngày 28/7 lưc lương chinh phu Ukraine đa đo sung ac liêt vơi tư vê Donetsk tai thi trân Schastry với sự yểm trợ của pháo và xe tăng.
Xe tăng của chính phủ Ukraine rút khỏi Debaltseve ngày 18/2.
Hiên vân chưa ro con sô thương vong cua hai bên trong vu đung đô. Tuy nhiên, theo thông bao cua Bô Chi huy Chông khung bô Chinh phu ơ miên Đông Ukraine (ATO), hai bên đa rut lui sau 3 giơ đung đô va lưc lương chinh phu không co thương vong.
Ngoai Schastry, trong đêm 28/7, ngươi dân đia phương đa nghe thây nhiêu tiêng nô lơn ơ thi trân Krasnogorovka, Avdeevka, Pervy Maya, Nikolaevka, Marinka va rang sang 29/7 tai Stepnoye, Novozvanovka, Trinity, Nikolaevka, Popasnaya.
Đây la vu đung đô lơn đâu tiên kê tư khi tư vê miên Đông va quân đôi chinh phu Ukraine tuyên bô rut phân lơn trang bi hang năng cach giơi tuyên phân đinh theo thoa thuân Minsk (ky thang 2/2015) 12km. Trươc đo, hai bên tưng nhiêu lân cao buôc lân nhau tân công khiêu khich.
Phương An (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Pháp thông qua luật tình báo mới sau bê bối bị Mỹ nghe lén Bộ luật tình báo mới sẽ cho phép các cơ quan an ninh nghe lén điện thoại, thu thập thông tin cá nhân và bắt giữ nghi can gây tổn hại an ninh quốc gia. Bất chấp rất nhiều chỉ trích từ phía dư luận Pháp cũng như các đảng phái đối lập, dự luật về tình báo do Chính phủ Pháp đưa...