Hồ sơ tội ác của “đồ tể” Ratko Mladic
Trước ống kính camera, các vệ sĩ của tướng Ratko Mladic thân thiện tặng chocolate cho những đứa trẻ người Hồi giáo Bosnia, hứa hẹn với các phụ nữ đang khiếp sợ rằng bạo lực đã chấm dứt.
“Không ai sẽ bị làm hại”, Tư lệnh quân đội người Bosnia gốc Serbia nói vào ngày 12.7.1995 trong khi dịu dàng vuốt đầu một đứa bé Hồi giáo, “Các bạn không có gì phải sợ. Tất cả sẽ được di tản”.
Trong khi Mladic nói, hàng ngàn binh lính của hắn đã thiết lập một vòng vây rộng lớn xung quanh thị trấn Srebrenica, khu vực an toàn do Liên Hiệp Quốc (LHQ) bảo vệ vừa mới thất thủ.
Trong 10 ngày kế tiếp, binh lính của Mladic đã lùng sục, bắt bớ và hành quyết ngay tức khắc 8.000 người đàn ông và con trai trong thị trấn. Phụ nữ bị hãm hiếp và những lời khẩn cầu kiềm chế từ cộng đồng quốc tế bị nhạo báng.
Ratko Mladic quan sát một trận chiến ở thành phố Gorazde vào tháng 4.1994 – Ảnh: Reuters
“Trên 500 nạn nhân của vụ diệt chủng Srebrenica là những đứa trẻ dưới 18 tuổi”, Hasan Nuhanovic, một người trốn thoát khỏi Srebrenica có cha, mẹ và một người em trai bị hành hình, kể lại, “Chúng đều chỉ mới 16, 17 tuổi khi bị hành quyết”.
Vụ tàn sát Srebrenica đã biến Mladic trở thành nỗi kinh hoàng của nhân loại. Sự căm phẫn sau vụ tàn sát đã thúc đẩy cộng đồng quốc tế ra tay chống lại quân Bosnia gốc Serbia, sau nhiều năm lực lượng này đẩy người Hồi giáo và người gốc Croatia ở Bosnia ra khỏi lãnh thổ mà họ khẳng định thuộc về người Serbia một cách có hệ thống.
Trong vòng vài tuần, chiến dịch không kích của NATO đã đảo ngược tình thế cuộc chiến. Vài tháng sau, một hiệp định hòa bình được ký kết và Mladic trở thành kẻ lẩn trốn cho đến khi bị CH Serbia bắt giữ vào hôm 26.5.2011.
Trong đầu những năm 1990, Mladic ủng hộ Tổng thống Serbia (khi đó) Slobodan Milosevic. Hắn kích động sự chia rẽ dân tộc và cố gắng biến phần lớn lãnh thổ Bosnia trở thành vùng “Đại Serbia” do dân tộc Serbia thống trị. Trong thời gian đó, giao tranh đã nổ ra giữa ba nhóm sắc tộc chính ở Nam Tư – người Chính thống giáo Serbia, người Thiên chúa giáo La Mã Croatia và người Hồi giáo Bosnia, trong một loạt các cuộc nội chiến chồng lên nhau.
Vụ thảm sát Srebrenica không phải là hành động tàn bạo đầu tiên của Mladic. Nó là đỉnh điểm của những năm tháng bạo lực bắt đầu bằng cuộc bao vây Sarajevo vào năm 1992, cuộc vây hãm dài ngày nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Các cuộc oanh tạc trong 4 năm đã làm thiệt mạng 10.000 người, bao gồm khoảng 1.500 trẻ em. Tại Sarajevo, Mladic đã ra lệnh sử dụng trọng pháo và các tay súng bắn tỉa nhắm vào dân thường. Lực lượng của hắn cũng bị tố cáo sử dụng việc hãm hiếp có hệ thống như một vũ khí chiến tranh.
Vào năm 2003, trong thông báo về phiên xử một thuộc cấp của Mladic, các công tố viên tội phạm chiến tranh đã nói: “Một quân đội chuyên nghiệp đã thi hành chiến dịch bạo lực không thương xót. Không có nơi nào an toàn cho người dân Sarajevo, từ nhà đến các trường học hay bệnh viện, trước cuộc tấn công có chủ tâm”.
Video đang HOT
Sinh ra tại ngoại ô Sarajevo, Mladic lớn lên trong một gia đình bị ám ảnh bởi sự chia rẽ sắc tộc mà nhà lãnh đạo Nam Tư cũ, Thống chế Josip Broz Tito, từng cố gắng kìm nén trong hàng thập kỷ.
Cha của Mladic bị giết trong một cuộc tấn công chống lại lực lượng người Croatia liên minh với Đức Quốc xã, trong đó có cả một số người Hồi giáo Bosnia. Chỉ là một đứa bé mới sinh vào lúc đó, Mladic không bao giờ biết mặt cha mình. Hồ sơ của người Đức cho thấy có hàng trăm ngàn người Serbia đã chết trong cuộc chiếm đóng và Maldic tự trao cho mình nhiệm vụ báo thù.
Tại các cuộc họp báo, Mladic đóng vai một kẻ lặng lẽ, suy tư song đáng sợ bên cạnh Radovan Karadzic. Hai người này là thủ lĩnh của những người Serbia chủ trương ly khai trong cuộc chiến với người gốc Croatia và người Hồi giáo từ 1992 đến 1995. Cả hai tuyên bố lực lượng của họ đang bảo vệ châu Âu trước sự xâm lăng của người Hồi giáo được các quốc gia giàu có bảo trợ.
Thực tế, “kẻ thù” của họ chỉ là những người dân địa phương được trang bị nghèo nàn mà tổ tiên vốn đã cải sang đạo Hồi cách đây hàng thế kỷ. Từ phát súng đầu tiên vào tháng 4.1992 đến hiệp định hòa bình Dayton, ở Ohio, Mỹ, vào tháng 12.1995, cuộc chiến Bosnia được tính toán là đã lấy đi mạng sống của khoảng 100.000 người Bosnia, bao gồm 10.000 người trong cuộc bao vây Sarajevo.
Ratko Mladic (giữa) đến phi trường Sarajevo vào tháng 8.1993 – Ảnh: AFP
Là Tư lệnh Quân khu 2 của Quân đội quốc gia Nam Tư trú đóng tại Sarajevo, Mladic ở vào vị thế lý tưởng để lãnh đạo cuộc chiến ly khai của người Bosnia gốc Serbia khỏi nước Bosnia mới độc lập. Vào tháng 5.1992, Mladic ra lệnh cho quân của mình bắt đầu bao vây Sarajevo bằng cách cắt điện, nguồn thực phẩm và nước uống của thành phố. Các cầu không vận của LHQ đã giúp các cư dân sống sót song các vụ tàn sát gia tăng đều đặn.
Vào năm 1993, lính của Mladic đã bắn pháo vào một trận đấu bóng đá làm chết 15 thường dân. Một tháng sau đó, một quả pháo khác làm thiệt mạng 12 người khi họ xếp hàng chờ lấy nước. Vào năm 1994, một quả pháo rơi trúng ngôi chợ Markale làm chết 68 người. Một năm sau, một vụ tấn công thứ hai nhắm vào chợ Markale làm chết 34 người.
Trong giai đoạn đầu của cuộc bao vây, người ta phát hiện được một thông điệp qua sóng truyền tin của Mladic, trong đó hắn ra lệnh cho một trong các viên chỉ huy thuộc cấp hãy đốt cháy thành phố.
Vào mùa xuân năm 1993, trước lời đe dọa từ Tổng thống Mỹ Bill Clinton về các cuộc không kích của Mỹ nếu không rút khỏi một cao điểm của thành phố, Mladic đã dẫn các phóng viên lên cao điểm, khoát tay về phía chân trời và cảnh báo: “Tất cả mọi thứ này, từng chút một, đều là của tôi”. Vài giờ sau, hắn rút quân.
Một vài lời đe dọa của Mladic mang nhiều tính cá nhân hơn. Trong cuộc họp của Nghị viện người Serbia gốc Bosnia, cũng vào năm 1993, Mladic kéo một phóng viên sang bên cạnh để nhờ gửi thông điệp đến một bác sĩ phẫu thuật người Serbia đang làm việc cùng các đồng nghiệp Croatia và Hồi giáo tại bệnh viện Kosevo ở Sarajevo.
Mladic nói đã đến thời điểm vị bác sĩ lưu ý đến yêu cầu từ lực lượng của hắn rằng mọi người gốc Serbia phải rời Sarajevo và tham gia vào sự nghiệp ly khai. “Chúng tôi cần cô ta trong bệnh viện và cô ta phải đến. Cô ta là người Serbia và đó là bổn phận”, Mladic nói.
Khi người phóng viên hỏi lại rằng hậu quả sẽ như thế nào nếu vị bác sĩ không nghe theo, Mladic thủng thẳng: “Anh biết rõ chuyện đó mà”. Vài tháng sau, sau hai vụ ám sát bất thành do các tay súng bắn tỉa của Mladic thực hiện cùng sự gia tăng số người Serbia bị giết bất minh trong thành phố, vị bác sĩ đã bỏ trốn lên một chuyến bay cứu trợ của LHQ.
Hàng trên: Phó tổng thống Biljana Plavsic (trái), Tổng thống của thực thể chính trị bên phía người Bosnia gốc Serbia Radovan Karadjic (giữa) và Ratko Mladic trong một phiên họp nghị viên vào tháng 8.1995 – Ảnh: Reuters
Vào năm 1994, người con gái 23 tuổi của Mladic, một sinh viên y khoa ở Belgrade, đã tự vẫn. Cái chết này dường như chỉ gia tăng thêm tính hung ác của hắn.
Theo thời gian, Mladic ngày càng coi khinh lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Vào năm 1994, quân của hắn đã cố gắng chiếm Gorazde, một thị trấn cùng với Srebrenica, đã được đặt dưới sự bảo vệ của LHQ. Khi NATO không kích để ngăn chặn cuộc tấn công của Mladic, hắn ra lệnh cho lính của mình bắt giữ hàng chục binh sĩ LHQ làm con tin. Rốt cuộc, Mladic cũng trao trả các tù binh, nhưng LHQ đã bị làm nhục.
Cuộc tấn công thị trấn Srebrenica vào năm 1995 đẩy LHQ đối mặt với một trong những khoảnh khắc cam go nhất trong lịch sử tổ chức này. Chỉ khoảng chừng 300 lính gìn giữ hòa bình người Hà Lan trấn thủ thị trấn, song quân của Mladic đã cắt nguồn tiếp tế của họ trong nhiều tuần.
Khi Mladic tổ chức cuộc tổng tấn công vào tháng 7.1995, máy bay của NATO chỉ thả được hai quả bom vào lực lượng tiến công người Serbia. Trong vòng vài ngày, thị trấn của 30.000 người Hồi giáo Bosnia thất thủ. Sau khi Srebrenica thất thủ, Mladic đã nhạo báng lính gìn giữ hòa bình người Hà Lan của LHQ và buộc viên chỉ huy lực lượng Hà Lan phải nâng cốc chúc mừng ngày thị trấn thất thủ cùng hắn. Hắn hứa với quân lính của mình rằng chiến thắng đó sẽ trường tồn trong lịch sử.
Trong khi lặp đi lặp lại với thường dân Hồi giáo rằng họ sẽ không bị làm hại, Mladic thể hiện ý định thực sự của mình với một đội ngũ quay phim đến từ đài truyền hình của người Bosnia gốc Serbia.
Khi đi tản bộ tại trung tâm của thị trấn thất thủ, hắn nói với binh lính của mình rằng đã đến lúc báo thù cuộc thảm sát mà người Thổ thuộc đế quốc Ottoman gây ra với người Serbia trong khu vực này cách đó 190 năm trước.
“Chúng tôi tặng thành phố này cho người Serbia như một món quà”, hắn nói, “Đã đến lúc báo thù”.
Theo Thanh Niên
Serbia bắt giữ tội phạm chiến tranh Ratko Mladik
Viên tướng nổi tiếng này bị Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong thời kỳ 1992-1995, đã bị bắt sau 15 năm bị truy nã.
Cựu Tư lệnh quân đội Serbia thuộc Bosnia-Hezergovina, Tướng Ratko Mladic đã bị bắt giữ trong một chiến dịch do Cảnh sát đặc nhiệm Serbia tiến hành sáng 26/5. Viên tướng nổi tiếng này bị Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong thời kỳ 1992-1995, đã bị bắt sau 15 năm bị truy nã.
Phát biểu từ Belgrad, Tổng thống Serbia Boris Tadic cho biết quá trình dẫn độ tướng Mladic đến Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ (ICTY) đã được bắt đầu.
Theo đúng quy trình, việc dẫn độ tướng Mladic đến ICTY sẽ bắt đầu sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý theo luật pháp Serbia. Bộ trưởng Tư pháp Serbia cho biết, theo luật pháp nước này, quá trình trên có thể mất tới 7 ngày.
Tướng Ratko Mladic
Phát biểu tại Pháp, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Baroso đã đánh giá cao vụ bắt giữ Tướng Mladic. Chủ tịch Baroso nhấn mạnh, vụ bắt giữ ông Mladic là diễn biến tích cực đối với EU, đối với các quốc gia láng giềng của Serbia, song trên hết là đối với việc thực thi pháp luật tại chính Serbia, và công lý cho gia đình của gần 8000 nạn nhân đã được thực thi. Ông Baroso gọi đây là bước tiến quan trọng của Serbia hướng tới việc gia nhập Liên minh châu Âu, bởi từ lâu EU đã hối thúc chính quyền Serbia giao nộp ông Mladic cho ICTY và tuyên bố chừng nào nhân vật này chưa được trao cho ICTY, Brúcxen sẽ không xem xét đơn xin gia nhập EU của Belgrad.
NATO cùng ngày cũng hoan nghênh vụ bắt giữ Tướng Mladic. Tổng Thư ký NATO Andes Fox Rasmussennhấn mạnh: "Tướng Ratko Mladic đóng một vai quan trọng trong những chương đen tối nhất của lịch sử khu vực Balkan và châu Âu. Vụ bắt giữ này là cơ hội để thực thi công lý. Đây cũng là bước tiến của Serbia trong quá trình hội nhập Liên minh châu Âu.".
Cùng ngày, lãnh đạo các nước như Mỹ, Hà Lan, Thụy Điển và một số nước khác cũng bày tỏ "vui mừng" khi biết tin về vụ bắt giữ tội phạm chiến tranh Mladic, đồng thời cho rằng cơ hội Serbia gia nhập EU giở đây đã sáng sủa hơn.
Ông Ratko Mladic - cựu Tư lệnh quân đội của cựu Tổng thống Serbia thuộc Bosnia-Hezergovina, Radovan Karadzic, bị tố cáo là nhân vật chủ chốt trong vụ vây ráp thành phố Sarajevo kéo dài từ năm 1992-1996, khiến 10.000 người thiệt mạng. Cùng với ông Karadzic, Tướng Mladic còn bị cáo buộc đã tiến hành cuộc thảm sát 8.100 đàn ông, và thanh niên Hồi giáo tại Srebrenica vào ngày 11.7.1995. Đây là vụ diệt chủng tồi tệ nhất tại châu Âu kể từ khi Thế chiến 2 kết thúc. ICTY đã treo thưởng 10 triệu ơrô cho người cung cấp thông tin để bắt giữ Tướng Mladic.
Tướng Ratko Mladic và Tổng thống Radovan Karadzic trong một chuyến thị sát năm 1995
Trước đó, năm 2008, chính quyền Serbia đã bắt giữ và giao cho ICTY cựu Tổng thống Serbia Radovan Karadzic, nhân vật cũng bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Hiện ông Karadzic đang bị giam giữ trong nhà tù của Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ ở La Hay (Hà Lan).
Theo Pháp Luật XH
Bản án nhẹ cho tội ác nặng Ngày 12/5 vừa qua, phiên tòa ti phạm chiến tranh John Demjanjukc kết thúc vi tuyên ánt lùng. Mt bản án nhẹ cho mt tct nặng! John Demjanjuk Tò thành phố Munich (Đc) tuyên phạing tham gia sát hại hàng chục ngàn ngi Do Thái trong thi gian chiến tranh gii th hai trại tập trung Sobibor 5 năm tùc tự do cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Canh bạc' khó lường

Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
23:41:36 03/04/2025
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
23:38:21 03/04/2025
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
23:19:58 03/04/2025
NSND Như Quỳnh run người khi xem 'Địa đạo'
Hậu trường phim
23:09:43 03/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
22:19:06 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
21:48:05 03/04/2025
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
21:47:05 03/04/2025