Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào?
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm (Quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2010/NĐCP):
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.
3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Lưu ý: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I1 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân – Ảnh minh họa
Nộp và hoàn thiện hồ sơ (Quy định tại Điều 25 Nghị số 43/2010/NĐCP và Phụ lục “Biểu mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp” tại Thông tư số 176/2013/TTBKHĐT)
Cách thức thực hiện:
Doanh nghiệp thực hiện theo một trong các cách sau:
Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Xem Tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử).
Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Video đang HOT
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.
Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có thông báo bằng văn bản nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Nhận kết quả (Quy định tại điều 25 Nghị định số 43/2010/NĐCP, và Điều 31 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT)
Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:
Doanh nghiệp nhận Thông báo bổ sung hồ sơ.
Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình nộp và hoàn thiện hồ sơ trên.
Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:
Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy tại phòng Đăng ký kinh doanh: Tới ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: đến ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Sau khi đăng ký kinh doanh (Quy định tại Điều 9, Điều 28 Luật Doanh nghiệp)
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
1. Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn thủ tục mua, cấp hóa đơn thủ tục kê khai nộp thuế,…).
2. Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐCP.
3. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐCP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính cho phù hợp. Việc tự ý thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kết toán năm.
Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
Luật Gia: VŨ NGỌC BẰNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tập trung hoàn thành tái định cư thủy điện Sơn...
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, rà soát lại danh mục các dự án thành phần, trên cơ sở đó để xác định tổng nhu cầu vốn còn lại để hoàn thành toàn bộ Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La; nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao đưa vào sử dụng toàn bộ các dự án thành phần trong Quý IV/2015.
Ảnh minh họa
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thuỷ điện Sơn La - Lai Châu tại Thông báo 172/TB-VPCP về Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, cần tập trung rà soát đánh giá kỹ kết quả tái định cư tại các địa phương, tập trung việc bố trí đất sản xuất và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân vùng tái định cư; công tác hỗ trợ, hướng dẫn phát triển sản xuất cho các hộ dân tái định cư; công tác hỗ trợ đào tạo nghề, lao động; điều kiện ăn ở của các hộ tại các khu, điểm tái định cư; hoàn thành toàn bộ Dự án trong năm 2015.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát lại toàn bộ danh mục dự án thành phần, trên cơ sở đó xác định cụ thể khối lượng công việc đã hoàn thành, đang thực hiện và chưa thực hiện của Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, đồng thời xác định nhu cầu vốn còn lại để hoàn thành toàn bộ Dự án, báo cáo kết quả Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/5/2015.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức rà soát đánh giá kỹ kết quả thực hiện công tác tái định cư tại các địa phương về các lĩnh vực đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư (bao gồm đất đã đưa vào sản xuất và đất còn phải cải tạo, năng suất cây trồng...); việc hỗ trợ đào tạo, tập huấn nghề cho lao động; mức thu nhập bình quân chung của địa phương, so sánh với thời gian trước và các khu vực khác trên địa bàn (tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập...); đề xuất giải pháp hỗ trợ cho các hộ dân tái định cư.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra, hướng dẫn các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu thực hiện công tác thu hồi, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ tái định cư Dự án thủy điện Sơn La; phối hợp với Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh để thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá việc hỗ trợ đào tạo nghề, huấn luyện lao động; đời sống, nơi ở và thu nhập của các hộ dân tái định cư.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu hoàn thành giải ngân kinh phí hỗ trợ sản xuất còn lại cho các hộ tái định cư theo quy hoạch chi tiết được duyệt, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, trong đó cần chú trọng các biện pháp lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng thu nhập trên diện tích đất được giao. Bố trí cán bộ khuyến nông, khuyến lâm đến từng điểm tái định cư hướng dẫn người dân xây dựng phương án sản xuất cụ thể, xây dựng mô hình sản xuất để rút kinh nghiệm và nhân diện rộng.
Theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La là 20.340 hộ, 92.301 nhân khẩu. Trong đó, tỉnh Sơn La 12.584 hộ, 58.337 khẩu; tỉnh Điện Biên 4.459 hộ, 17.010 khẩu; tỉnh Lai Châu 3.297 hộ, 16.954 khẩu. Tổng số khu, điểm tái định cư tập trung của Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La 78 khu, 285 điểm, tái định cư xen ghép vào 38 bản thuộc 17 xã và tái định cư tự nguyện; bố trí tái định cư cho 20.477 hộ (gồm số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La và Dự án đường tránh ngập đường Mường Lay-Nậm Nhùn, giai đoạn 1). Đến nay, các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã hoàn thành việc lập và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết toàn bộ 78 khu, 285 điểm tái định cư xen ghép vào 37 bản thuộc 16 xã và khu tái định cư tự nguyện. Nhà nước cũng đã triển khai gần 8.000 phương án hỗ trợ, bồi thường với số vốn giải ngân hơn 7.000 tỷ đồng cho hơn 40.000 hộ dân, 232 tổ chức phải di dời hoặc chịu ảnh hưởng.
Phan Hiển
Theo_Báo Chính Phủ
Phạt 100 triệu đồng doanh nghiệp làm "biến mất" nhiều ngôi mộ Ngày 20/5, Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng cho biết, Thanh tra Sở đang hoàn tất hồ sơ xử phạt doanh nghiệp tư nhân Tiến Thanh 100 triệu đồng vì đưa đất đá ra khỏi nơi san lấp, cải tạo khi chưa được phép của UBND Đà Nẵng. Công ty Tiến Thanh cũng bị đình chỉ thi công, buộc xây dựng...